Tranh chấp lãnh thổ: Anh có bước đi khiến Argentina phản ứng mạnh, trao công hàm phản đối

Bảo Hà| 06/07/2022 11:34

Ngày 5/7, Bộ Ngoại giao Argentina đã gửi công hàm phản đối chính phủ Anh chỉ định toàn bộ lãnh thổ của quần đảo Nam Georgia và Nam Sandwich (SGSSI) là "các khu vực được bảo vệ đặc biệt".

Tranh chấp lãnh thổ: Anh có bước đi khiến Argentina phản ứng mạnh, trao công hàm phản đối. (Nguồn: Newswep)
Anh muốn tìm cách bảo tồn hệ sinh thái trên cạn và trên biển ở các vũng lãnh thổ tranh chấp với Argentina là Nam Georgia và Nam Sandwich. (Nguồn: Newswep)

Công hàm của Bộ Ngoại giao Argentina cũng bác bỏ hoàn toàn "bất kỳ tuyên bố nào của Vương quốc Anh về việc thông qua hoặc áp dụng các quy định liên quan các vùng lãnh thổ và vùng biển của Argentina, bao gồm quần đảo Malvinas, Nam Georgia và Nam Sandwich và các vùng biển lân cận”.

Chính phủ Argentina cảnh báo, việc London mở rộng Công ước đa dạng sinh học đối với khu vực tranh chấp này ở Tây Nam Đại Tây Dương đã bị bác bỏ, vì đó là một phần không thể tách rời của lãnh thổ quốc gia Argentina.

Argentina cho rằng, ý định thực thi một "hành động đơn phương và phi pháp" của Vương quốc Anh là không phù hợp với Nghị quyết 31/49 của Đại hội đồng Liên hợp quốc khi văn kiện này yêu cầu hai bên kiềm chế và không thông qua các quyết định đơn phương làm thay đổi tình hình hiện tại.

Quần đảo Malvinas, mà Anh gọi là Falkland, là một phần lãnh thổ tranh chấp giữa Argentina và Anh. Quần đảo này nằm cách bờ biển Argentina 460km và cách Anh 12.000km.

Anh chiếm đóng quần đảo này kể từ năm 1833, nhưng Argentina khẳng định có chủ quyền đối với vùng lãnh thổ này. Đến năm 1982, Argentina tấn công quân đồn trú của Anh nhưng chỉ chiếm giữ quần đảo này trong 74 ngày, sau đó bị đánh bại.

Việc Anh chỉ định toàn bộ lãnh thổ của quần đảo Nam Georgia và Nam Sandwich (SGSSI) là "các khu vực được bảo vệ đặc biệt" là một trong những nỗ lực tìm cách bảo tồn hệ sinh thái trên cạn và trên biển ở vùng tranh chấp.

Tuy nhiên, điều này bao gồm việc cấm nhập cảnh trái phép vào quần đảo Nam Sandwich và “đặt nền tảng cho các biện pháp bảo vệ tăng cường ở Nam Georgia".

Theo Bộ trưởng Bộ Các lãnh thổ hải ngoại của Anh Amanda Milling, đây là “các bước to lớn để đảo ngược tác động của việc con người khai thác tràn lan trên các hòn đảo”.

Bà cũng đảm bảo Văn phòng Ngoại giao của Anh tại các quần đảo sẽ tiếp tục hợp tác với sở tại "để hỗ trợ việc thực hiện Khu bảo tồn trên cạn và cải thiện việc bảo vệ Nam Georgia và Quần đảo Sandwich”.

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Tranh chấp lãnh thổ: Anh có bước đi khiến Argentina phản ứng mạnh, trao công hàm phản đối
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO