Tranh cãi việc không cúng giao thừa Tết Giáp Thìn 2024 vì xui xẻo: Nên hay không?

Viên Nghi (Tổng hợp)| 05/02/2024 17:52

Các “thầy phong thủy online” phán rằng không nên cúng giao thừa vì xui xẻo. Nhưng các nhà nghiên cứu văn hóa, quan điểm này sai lầm cần phê phán để giữ gìn truyền thống tốt đẹp của người Việt.

Xem thêm: Tảo mộ cuối năm: Điều kiêng kỵ và những việc cần làm

Xem thêm: Tôi theo mẹ đi tảo mộ ông bà!

Xem thêm: Tảo mộ ngày Tết: Xin đừng quên nét đẹp văn hoá của người Việt

“Năm nay không cúng giao thừa vì xui xẻo”

Những ngày qua trên mạng xã hội TikTok xuất hiện những lời phán của các "thầy phong thủy". Họ khuyên mọi người không nên cúng giao thừa vào Tết Nguyên đán 2024. Vì đây là năm “chuyển giao chuyển vận, từ vận 8 sang vận 9, năm không vong, dòng năng lượng của những ngày cuối năm trong vận cuối này rất xấu, chúng ta không nên cúng giao thừa".

Theo những người này lập luận, tiết Lập xuân là ngày đầu năm mới. Năm nay tiết Lập xuân rơi vào ngày 25 tháng 12 Âm lịch. Vậy nên, thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới là đêm 24 - sáng 25/12 Âm lịch tức ngày 4/2. Đây chính là đêm giao thừa.

jyrj.jpg
Mâm cúng giao thừa của nhiều gia đình Việt Nam. Ảnh tư liệu

“Các gia đình Việt Nam thường sẽ phải cúng giao thừa vào lúc này, nhưng vì ngày 25 là ngày Mậu Tuất, năng lượng không tốt nên sẽ gặp xui xẻo. Nếu cúng giao thừa vào ngày đó, gia chủ sẽ nạp hết những điều xấu vào người. Còn cúng vào ngày 1/1 Âm lịch - tức 10/2 thì không có ý nghĩa gì, vô thưởng vô phạt vì đó không phải là ngày đầu năm mới", Thanh Niên dẫn lời một thầy tự nhận là chuyên gia văn hóa đăng tải trên Tiktok.

Từ lập luận đó, các "thầy phong thủy" phán nên cúng giao thừa năm nay vào 25 hoặc 27 tháng chạp.

TS Dương Hoàng Lộc, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo và Đạo đức, Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP.HCM) trả lời trên Thanh Niên, ông nói rằng quan điểm Tết Giáp Thìn không nên cúng giao thừa vào đêm giao thừa mà nên cúng vào 25 hoặc 27 tháng chạp là vô căn cứ.

Cũng theo lời TS Dương Hoàng Lộc, lễ giao thừa hay còn gọi là lễ Trừ tịch, được cử hành vào đúng thời khắc kết thúc năm cũ, chuyển sang năm mới. Lễ cúng giao thừa được thực hiện ở cả trong nhà và ngoài trời.

rj.jpg
Đây là tập tục truyền thống đẹp của người Việt được lưu giữ qua nhiều đời. Ảnh tư liệu

Người Việt Nam có truyền thống cúng giao thừa là vì ông bà ngày xưa tin rằng mỗi năm có một vị Hành khiển trông coi việc nhân gian. Hết một năm, thần năm cũ bàn giao lại công việc cho vị thần năm mới nên các gia đình có mâm cúng ở ngoài trời để tiễn thần năm cũ và đón thần năm mới.

TS Dương Hoàng Lộc chia sẻ: "Cúng giao thừa là tập tục văn hóa của người Việt vào đêm 30 tháng chạp hoặc 29 tháng chạp đối với tháng thiếu. Đây là thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới. Không thể nào cúng giao thừa mà lại làm vào ngày 25 hay 27 tháng chạp”.

“Quan niệm này hoàn toàn sai lệch, cần lên án để giữ gìn truyền thống”

Ông Hoàng Triệu Hải, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu lý học Đông Phương cũng phát biểu trên báo Thanh Niên rằng đêm giao thừa hay còn gọi là đêm Trừ tịch. Việc chuẩn bị mâm cúng trong đêm giao thừa, cùng với bữa cơm tất niên là điều vô cùng ý nghĩa và thiêng liêng của người Việt.

Theo lời giải thích của ông Hải, việc thực hiện nghi lễ truyền thống cúng giao thừa, tống cựu nghinh tân tức là chúng ta đang tạm biệt năm cũ và đón chào năm mới; không liên quan tới việc chuyển vận từ vận 8 sang vận 9.

ytty.jpg
Mâm cúng giao thừa ngoài trời. Ảnh tư liệu

"Việc hiểu sai lệch giữa phong tục truyền thống và hệ thống vận khí trong phong thủy địa lý là hai phạm trù hoàn toàn khác. Bạn không cúng thì vận khí vẫn dịch chuyển theo tính quy luật của nó và chúng ta vẫn chào đón năm mới", ông Hải phân tích thêm.

Cũng theo lời dẫn giải của Giám đốc Trung tâm nghiên cứu lý học Đông Phương, cho dù ngày mùng 1 tết tốt hay xấu thì người Việt Nam vẫn có thói quen đi chúc tết gia đình, họ hàng, bạn bè với những lời chúc tốt đẹp trong năm mới.

Còn trên báo Dân Trí, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Trọng Tuệ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kiến trúc và Văn hóa Phương Đông trả lời về lịch pháp có nhiều loại lịch: Dương lịch, Âm lịch, lịch Tiết khí… Việc tính toán thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới được tính theo Âm lịch, không liên quan gì đến lịch Tiết khí.

Theo ông Tuệ, tiết Lập xuân đến trước hay đến sau ngày mùng 1 Tết là việc rất bình thường, chỉ là sự lệch nhau về toán học trong phép tính lịch. Việc đưa ra quan điểm cúng giao thừa vào lúc nửa đêm của ngày Lập Xuân cũng không đúng.

yujyruj.jpg
Các nhà nghiên cứu văn hóa khuyên mọi người đừng tin vào các thầy phong thủy online. Ảnh tư liệu

Ông cho rằng Tết là một thời khắc thiêng liêng, tồn tại trong tâm thức của mọi tầng lớp nhân dân từ xưa đến nay. Thế nên cần phải bài trừ các quan điểm lệch lạc sai trái, để không làm ảnh hưởng đến những nét đẹp truyền thống”.

Chuyên gia phong thủy Phạm Cương chỉ ra điều bất hợp lý trong video của các thầy cúng online trên báo Dân Trí. Theo ông lịch Tiết khí là một hệ thống phân chia thời gian tính theo quỹ đạo mặt trời quay quanh trái đất, kết hợp với sự quan sát biến đổi của thời tiết và môi trường nhiên qua từng mùa. "Từ xưa đến nay, tất cả ngày lễ Tết của người Việt (hay Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc…) không bao giờ lấy theo lịch Tiết khí mà luôn theo Âm Lịch (lịch mặt trăng)", ông Phạm Cương nhấn mạnh.

Chyên gia Phạm Cương nhấn mạnh trên Dân Trí: "Nếu lấy tiết Lập Xuân (vào 4/2 hoặc 5/2 Dương lịch) để tính giao thừa thì sẽ đảo lộn luôn thời gian của Tết Nguyên đán vốn đã tồn tại từ hàng ngàn năm trong tâm thức của người Việt Nam. Đây là quan niệm sai lệch cần phê phán”.

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Tranh cãi việc không cúng giao thừa Tết Giáp Thìn 2024 vì xui xẻo: Nên hay không?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO