Tham gia lớp tập huấn có 20 học viên người Vân Kiều (nhóm địa phương thuộc dân tộc Bru - Vân Kiều) đến từ hai bản biên giới của xã Kim Thủy là Ho-Rum và Trung Đoàn. Các học viên có độ tuổi trung bình từ 30 đến 35, là những thành viên cộng đồng nhiệt huyết với du lịch.
Tại buổi tập huấn, các giảng viên đến từ Trường Đại học Quảng Bình và Trường Cao đẳng kỹ thuật Công - Nông nghiệp Quảng Bình đã hướng dẫn học viên cách chế biến món ăn và đồ uống từ những nguyên liệu sẵn có của địa phương. Giảng viên còn khơi gợi để học viên phát huy tính sáng tạo bằng việc cùng nghĩ ra nguyên liệu, cách để trang trí mâm cơm đậm chất văn hóa bản sắc dân tộc, thân thiện với thiên nhiên. Đặc biệt, việc sử dụng các loại lá cây xung quanh bản làng để trang trí gợi cảm giác thân thiện với môi trường và tạo nên nét độc đáo của ẩm thực nơi đây. Mâm cơm được đặt tên là "Xa la party", nghĩa là "Bữa tiệc lá". "Xa la" trong tiếng Vân Kiều nghĩa là "lá".
Các học viên còn được học cách phục vụ du khách với nụ cười thân thiện và sự tận tình, chu đáo; được khuyến khích mặc trang phục truyền thống thể hiện nét văn hóa độc đáo của người Vân Kiều.
Tham gia lớp tập huấn có 20 học viên người Vân Kiều đến từ hai bản biên giới của xã Kim Thủy là Ho-Rum và Trung Đoàn. Các học viên có độ tuổi trung bình từ 30 đến 35, là những thành viên cộng đồng nhiệt huyết với du lịch.
Tại buổi tập huấn, các giảng viên đến từ Trường Đại học Quảng Bình và Trường Cao đẳng kỹ thuật Công - Nông nghiệp Quảng Bình đã hướng dẫn học viên cách chế biến món ăn và đồ uống từ những nguyên liệu sẵn có của địa phương. Giảng viên còn khơi gợi để học viên phát huy tính sáng tạo bằng việc cùng nghĩ ra nguyên liệu, cách để trang trí mâm cơm đậm chất văn hóa bản sắc dân tộc, thân thiện với thiên nhiên. Đặc biệt, việc sử dụng các loại lá cây xung quanh bản làng để trang trí gợi cảm giác thân thiện với môi trường và tạo nên nét độc đáo của ẩm thực nơi đây. Mâm cơm được đặt tên là "Xa la party", nghĩa là "Bữa tiệc lá". "Xa la" trong tiếng Vân Kiều nghĩa là "lá".
Các học viên còn được học cách phục vụ du khách với nụ cười thân thiện và sự tận tình, chu đáo; được khuyến khích mặc trang phục truyền thống thể hiện nét văn hóa độc đáo của người Vân Kiều.
Ông Trần Cương, Giám đốc Công ty Du lịch Netin Travel cho biết, lớp tập huấn không chỉ trang bị thêm kiến thức, kỹ năng mà còn là cơ hội để cộng đồng nhìn lại những nét văn hóa đặc sắc mà đôi khi họ chưa nhận ra giá trị đặc biệt của nó, giúp cộng đồng đoàn kết hơn.
Đây là một trong chuỗi hoạt động thuộc hợp phần bảo tồn đa dạng sinh học của Dự án VFBC do Tổ chức Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ. Dự án có mục tiêu duy trì, tăng cường chất lượng rừng ở vùng có giá trị bảo tồn cao, bảo vệ và cân bằng các quần thể động vật hoang dã, loài và sinh cảnh ở những tỉnh có giá trị bảo tồn. Một trong các can thiệp của dự án là tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng thông qua hoạt động du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng để giảm áp lực lên rừng và góp phần bảo tồn đa dạng sinh học.
Ông Trần Cương nhấn mạnh, thời gian tới, Tổ chức Helvetas (tổ chức phi Chính phủ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và phát triển nông thôn) và Công ty Du lịch Netin Travel tiếp tục cùng cộng đồng khai thác nét đẹp văn hóa truyền thống, ẩm thực để xây dựng sản phẩm du lịch sinh thái cộng đồng, đem đến trải nghiệm thú vị cho du khách yêu thích khám phá tại khu vực Động Châu - Khe Nước Trong...
Đức Thọ