Ngô Tôn (1979) là tài tử thành danh từ một trong các bộ phim từng gây sóng gió toàn châu Á một thời - Hoa dạng thiếu niên thiếu nữ (bản 2006) và là thành viên của nhóm nhạc nổi tiếng Đài Loan “Phi Luân Hải”. Năm 2013, khi vẫn còn đang ở đỉnh cao danh vọng, Ngô Tôn bất ngờ tuyên bố đã kết hôn, có một con gái là Nei Nei (Ngô Hân Di) khi đó 3 tuổi. Anh cũng tiết lộ thêm vợ đang mang thai đứa thứ hai.
Bà xã của Ngô Tôn là Lệ Oánh (sinh năm 1980), không hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật. Lệ Oánh sinh ra trong gia đình có quan hệ thân thiết với Hoàng tộc Brunei. Cô và Ngô Tôn vốn là thanh mai trúc mã, quen nhau từ năm 16 tuổi. Hai người đăng ký kết hôn năm 2004, khi đó Ngô Tôn mới 25.
Sau sự kiện năm 2013, Ngô Tôn mất rất nhiều người hâm mộ nhưng một năm sau đó, nhờ việc tham gia show truyền hình “Bố đã về rồi”, hình ảnh Ngô Tôn trong mắt công chúng được gỡ gạc rất nhiều. Trong chương trình này, anh luôn ghi điểm với hình ảnh đẹp của một ông bố điển trai, chu đáo và yêu con.
Hiện tại dù đã bước sang tuổi 42 nhưng Ngô Tôn vẫn giữ được sắc vóc đẹp, săn chắc nhờ luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Gương mặt tỉ lệ chuẩn, vừa góc cạnh vừa tinh tế của Ngô Tôn không hề giảm đi mà còn cuốn hút hơn trước. Đặc biệt, hai con của anh là Neinei Ngô Hân Di và Max Ngô Hân Lạc thừa kế rất nhiều ưu điểm từ nét đẹp của bố mẹ, đặc biệt là từ người bố. Vẻ đẹp từ trong trứng nước của hai đứa trẻ khiến nhiều người sửng dốt, ngợi khen xứng đáng là thế hệ kế cận của mỹ nam một thời.
Nhan sắc Ngô Tôn ở tuổi 42 khiến bao người mơ ước
Con gái Neinei Ngô Hân Di xinh đẹp từ bé
Cô bé thừa kế nhiều nét đẹp từ bố và mẹ
Năm nay 11 tuổi nhưng Hân Di đã trổ mã trông thấy, xinh đẹp như một nàng thơ
Cậu con trai Max Ngô Hân Lạc sở hữu gương mặt điển trai, lém lỉnh, như bản sao của bố
Mới 8 tuổi nhưng ăn ảnh, bảnh bao không kém người bố nổi tiếng
3 bố con khi tham gia chương show truyền hình "Bố đã về rồi"
Con cái thường di truyền đặc điểm nào từ bố mẹ?
1. Màu da: nếu da của cha mẹ là màu đen - sậm, trẻ sinh ra ít khi da sẽ trắng sáng; nếu cha mẹ là một người trắng, một người đen, hầu hết trẻ sinh ra sẽ có màu da trung tính… Tất nhiên cũng có trưowngf hợp một trong hai sẽ trội hơn hẳn người còn lại.
2. Mắt (hình dạng): mắt to là kiểu di truyền rõ ràng; cha mẹ một người có đôi mắt to thì khả năng trẻ sinh ra có đôi mắt to sẽ cao hơn; nếu cha mẹ một bên một mí, người còn lại hai mí thì trẻ con sinh ra có thể một mí hoặc hai mí nhưng nếu cả cha và mẹ đều mắt một mí thì trẻ sẽ thường có mắt một mí…
3. Mũi: mũi lớn, cao và lỗ mũi rộng là di truyền rõ ràng. Nếu một trong bố mẹ có sống mũi thẳng, khả năng di truyền cho con cái của họ là rất lớn...
Ngô Tôn lúc nhỏ cũng kế thừa nhiều gen trội của bố mình như đôi mắt to, sống mũi thẳng, môi dưới hơi dày...
4. Tai: tai lớn hay nhỏ là di truyền rõ ràng; nếu cha mẹ hoặc mẹ chỉ cần một người có tai to, trẻ sinh ra rất có thể cũng sở hữu một đôi tai to.
5. Hàm: nếu một trong hai bố hoặc mẹ có cằm lớn nhô ra, con cái của họ cũng có thể có cằm giống như bố/mẹ mình.
6. Béo phì: nếu cả cha mẹ đều béo, 53% cơ hội trẻ cũng sẽ trở thành một người thừa cân; nếu cha mẹ có một bên béo, xác suất béo phì của trẻ giảm xuống còn 40%. Điều này cho thấy béo hay không béo, có một nửa yếu tố do di truyền quyết định.
7. Tóc: nếu cha mẹ có vấn đề về chứng hói đầu, hầu hết “đặc điểm” này sẽ truyền cho trẻ sơ sinh. Ví dụ, người cha bị hói, xác suất di truyền cho con trai là 50%; cha và mẹ cũng bị hói, 25% xác suất hói đầu của họ sẽ truyền lại cho cháu của mình.
8. Mụn: nếu cả cha lẫn mẹ bị mụn, tỷ lệ mắc bệnh của trẻ sẽ cao gấp 20 lần so với những người không có tiền sử gia đình.
9. Kiểu chân: đôi chân của trẻ cũng có thể được thừa hưởng từ cha mẹ; nếu cha mẹ có đôi chân dài, đứa trẻ cũng có thể có đôi chân dài; nếu cha mẹ chân quá ngắn, chân của đứa trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng...
Làm thế nào để tối ưu hóa gen trội của bố mẹ cho thế hệ sau?
1. Bố mẹ đều tương đối đen, làm sao để sinh con trắng?
Muốn sinh em bé trắng, phụ nữ mang thai trong thời gian chuẩn bị mang thai và mang thai, nên ăn nhiều thực phẩm giàu Vitamin C. Vitamin C có tác dụng can thiệp vào việc sản xuất Melanin của da, làm giảm sự kết tủa của Melanin, do đó da em bé sẽ trắng sáng, mịn màng. Một số mẹ có kinh nghiệm cũng chia sẻ rằng uống nhiều sữa trong khi mang thai cũng có thể làm làn da em bé trắng hơn.
Thực phẩm được khuyến nghị: cà chua, nho, cam quýt, súp lơ, dưa hấu, hành tây, táo và các loại rau và trái cây khác.
2. Chồng tôi béo, tôi cũng không phải loại gầy, làm sao để em bé sinh ra không bị béo phì?
Trong giai đoạn đầu chuẩn bị mang thai, cha mẹ hoàn toàn có thể thông qua chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục đầy đủ để cơ thể trở nên cân xứng, em bé không phải đối mặt với vấn đề béo phì. Nếu sau đó em bé sinh ra vẫn khá mập mạp thì đây là một hiện tượng bình thường trong thời thơ ấu, khi lớn hơn, để trẻ tập thể dục thường xuyên sẽ ổn.
3. Tôi và chồng tôi da đều khô, vào mùa đông dễ bị nứt nẻ, làm thế nào để em bé không bị bệnh này?
Để tránh trẻ sinh ra da bị khô giống bố mẹ, trong quá trình chuẩn bị mang thai và mang thai, người mẹ nên thường ăn thực phẩm giàu Vitamin A. Vitamin A có thể bảo vệ tốt các tế bào biểu mô da, làm da trẻ tinh tế, sáng bóng trong tương lai.
Thực phẩm được khuyến nghị: gan động vật, sữa, lòng đỏ trứng, cà chua, rau xanh, trái cây...
4. Nhà chồng có gen tóc di truyền màu râu ngô, em gái anh sinh ra đứa trẻ có mái tóc màu tương tự, tôi lại không thích thì nên làm gì?
Nếu tóc của vợ/chồng không tốt, phụ nữ mang thai nên ăn nhiều thực phẩm có chứa Vitamin B. Vitamin B giúp cải thiện chất lượng tóc của trẻ, không chỉ giúp dày, đen mà còn bóng loáng.
Thực phẩm được khuyến nghị: Vitamin B được chia thành nhiều loại, nên đến hiệu thuốc để mua vitamin B.
Theo V.A (dịch) - Vietnamnet