TP.HCM: Tác nhân gây bệnh COVID-19 là chủng virus Delta lây nhiễm mạnh

T.G (Vietnam+)| 02/07/2021 16:52

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn phân tích tình hình dịch bệnh tại Thành phố Hồ Chí Minh còn rất phức tạp, khó lường, số lượng ca mắc tăng nhanh.

TP.HCM: Tac nhan gay benh COVID-19 la chung virus Delta lay nhiem manh hinh anh 1Lấy mẫu xét nghiệm cho người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: TTXVN/Vietnam+)

Những ngày gần đây số ca mắc mới trong thời gian vừa qua tại thành phố liên tục nằm ở mức 3 con số, đặc biệt có những ngày ghi nhận trên 500 trường hợp bệnh nhân.

Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Tấn Bỉnh cho hay nguyên nhân là do tác nhân gây bệnh là chủng virus Delta có đặc tính lây nhiễm mạnh. Đợt dịch này lây nhiễm, bùng phát trong hàng xóm, gia đình, nơi làm việc, đặc biệt các tòa nhà văn phòng, cơ sở chế biến thực phẩm đông lạnh...

Tình hình dịch bệnh còn rất phức tạp

Ngày 2/7, Ban Chỉ đạo phòng chống, dịch COVID-19 của Thành phố Hồ Chí Minh đã họp giao ban trực tuyến về công tác phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn với nhiều nhiệm vụ trọng tâm đã được đặt ra cho công tác phòng chống dịch tại thành phố trong thời gian tới.

Báo cáo tại cuộc họp, Giáo sư Nguyễn Tấn Bỉnh - Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết các ca khám bệnh lúc đầu chỉ vài ca, từ các ca chỉ điểm rồi phát hiện thêm các ổ dịch trong cụm dân cư, khu nhà trọ tại vùng ven, cụm dân cư huyện ngoại thành. Từ đây xâm lấn vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn phân tích tình hình dịch bệnh tại Thành phố Hồ Chí Minh còn rất phức tạp, khó lường, số lượng ca mắc tăng nhanh. Dịch không chỉ khu trú tại Thành phố Hồ Chí Minh mà lan sang một số địa phương giáp ranh như Long An, Bình Dương, Đồng Nai và một số tỉnh xa có mối quan hệ rất mật thiết với thành phố như Tiền Giang, Đồng Tháp… mối giao thương hai chiều cũng tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh từ cả hai địa phương.

Đặc biệt, các ca nhiễm cộng đồng bắt đầu có xu hướng xảy ra cao gây nhiều khó khăn cho công tác phòng chống dịch COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

TP.HCM: Tac nhan gay benh COVID-19 la chung virus Delta lay nhiem manh hinh anh 2Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn phát biểu tại cuộc họp. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết qua đánh giá, thảo luận với các điểm cầu quận huyện, việc tổ chức công tác xét nghiệm triển khai đồng bộ từ tổ chức lấy mẫu, thực hiện xét nghiệm, hợp mã để trả kết quả còn nhiều vấn đề phải khắc phục. Công tác truy vết trong thời gian vừa qua chưa đạt được như mong đợi; Khu cách ly, khu phong tỏa vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc.

Thành phố đã chuẩn bị phương án 10.000 giường bệnh

Trong công tác xét nghiệm, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đề nghị các quận huyện chủ động thực hiện việc tổ chức lấy mẫu xét nghiệm theo hướng giãn cách về thời gian, địa điểm, thực hiện nghiêm chỉ thị 10 của thành phố. Đối với việc trả kết quả xét nghiệm tại các khu cách ly, phong tỏa Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đề xuất tất cả các xét nghiệm phải trả đúng giờ, đúng hẹn với người dân trong khu vực cách ly, phong tỏa.

Về truy vết, Thứ trưởng Bộ Y tế đề xuất với ngành y tế là tất cả đơn vị truy vết bây giờ nên chỉ tập trung làm công tác truy vết, không sử dụng vào công việc khác trong các vùng dịch để đảm bảo hoàn thành công tác truy vết thật chi tiết và hiệu quả.

Bộ Y tế dự kiến sẽ phân bổ cho Thành phố Hồ Chí Minh gần 1 triệu liều vaccine trong thời gian tới. Thứ trưởng Sơn nhấn mạnh, từ chiến dịch tiêm vaccine vừa qua, Thành phố Hồ Chí Minh nên rút ra những kinh nghiệm cần thiết nhằm xây dựng, hoàn thiện kế hoạch thật chi tiết để khi có vaccine có thể thực hiện việc tiêm vaccine nhanh chóng, rộng và thành công.

Có cùng quan điểm, nhận định về diễn biến dịch bệnh trong thời gian tới, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng các địa phương của thành phố cần triển khai mạnh mẽ đợt cao điểm phòng chống dịch.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố yêu cầu các quận, huyện và thành phố Thủ Đức chú trọng công tác tổ chức thực hiện ở từng khâu, từng bộ phận để tạo thành sức mạnh tổng thể trong công tác phòng chống dịch; các hoạt động phòng, chống dịch tại các địa phương cần căn cứ thực tiễn của địa phương đồng thời theo đúng phương châm 5 tại chỗ. Trong tình hình mới cần tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo, thay đổi phương thức, cách thức chỉ đạo để phù hợp thực tiễn.

TP.HCM: Tac nhan gay benh COVID-19 la chung virus Delta lay nhiem manh hinh anh 3Quang cảnh cuộc họp trực tuyến diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Đối với công tác cách ly, ông Phong cho biết các khu cách ly tập trung do Bộ tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh phụ trách đã tiến hành rà soát và báo cáo đầy đủ, chi tiết về công tác đảm bảo tuân thủ các quy định, điều kiện cách ly tại các khu cách ly tập trung.

Trong thời gian tới sẽ thành lập các ban quản lý khu cách ly tập trung với sự tham gia của các lực lượng từ Bộ tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, công an, y tế, tài nguyên môi trường, thông tin truyền thông, an toàn thực phẩm cùng các lực lượng địa phương.

Đối với vấn đề thu dung điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho hay hiện thành phố đã chuẩn bị phương án 10.000 giường đồng thời cũng sẽ có kế hoạch mở rộng quy mô để sẵn sàng ứng phó với các diễn biến của dịch bệnh trong thời gian tới.

  • 6 lợi ích khi ăn bánh mì nâu vào buổi sáng
    Bánh mì nâu chứa nhiều chất xơ và hàm lượng calo thấp, hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Do đó, việc ăn bánh mì nâu vào buổi sáng sẽ rất tốt cho sức khỏe.
  • 5 thức uống cơ bản giúp điều hòa nội tiết tố nữ
    Nội tiết tố nữ đặc biệt ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ. Sự sụt giảm nồng độ hormone trong thời kỳ mãn kinh có tác động lớn đến tâm trạng, sức khỏe. Một số bệnh phụ khoa cũng liên quan đến sự mất cân bằng nội tiết tố. Sau đây là một số thức uống giúp điều hòa nội tiết tố nữ.
  • 5 loại trái cây cần tránh khi giảm cân
    Khi quan tâm đến việc giảm cân, chúng ta có xu hướng nghĩ đến trái cây như một loại thực phẩm ít calo và tốt cho sức khỏe, ăn nó vào bữa ăn nhẹ và thậm chí thay vì bữa tối. Tuy nhiên, điều này không đúng với mọi loại trái cây.
  • Nhịn ăn sáng để giảm cân dễ dẫn đến bệnh tiểu đường
    Bỏ bữa sáng có thể là yếu tố nguy cơ làm suy giảm chuyển hóa glucose, dẫn đến tiền tiểu đường. Do đó những người đang nhịn ăn sáng để giảm cân cần cân nhắc, tránh nguy cơ bệnh tiểu đường.
  • Axit uric cao có nên ăn măng, cải thảo, bí ngô không?
    Người có axit uric cao không nên ăn quá nhiều măng bởi có thể làm bệnh tiến triển nhanh, tăng nguy cơ mắc gout.
  • 4 lợi ích của chuối đỏ trong việc giảm mỡ nội tạng
    Chuối đỏ có sucrose và fructose, vì vậy, khi chín có vị ngọt như những quả chuối vàng thường thấy. Các chất chống oxy hóa chính có trong chuối đỏ là beta carotene và vitamin C, rất có lợi cho chúng ta. Nếu thường xuyên bổ sung chuối đỏ vào chế độ ăn uống có thể giúp ta giảm mỡ nội tạng.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
TP.HCM: Tác nhân gây bệnh COVID-19 là chủng virus Delta lây nhiễm mạnh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO