TP. HCM: sẽ xử lý tăng giá bất hợp lý trước thông tin tăng lương

THANH PHƯỢNG (Tổng hợp)| 12/07/2024 15:05

Tăng lương từ 1/7, TP. HCM lên phương án chặn giá cả 'té nước theo mưa'.

Bình ổn giá trước thông tin tăng lương

Trước đây, mỗi lần tăng lương, dịp Lễ, Tết… rất dễ xảy ra hiện tượng đầu cơ, tích trữ, té nước theo mưa, tăng giá bất hợp lý. Lý giải vấn đề này, Phó Trưởng Phòng Quản lý thương mại, Sở Công Thương TP. HCM Nguyễn Minh Hùng nhận định, chủ yếu do hệ thống phân phối còn mỏng, nguồn hàng không ổn định.

di-cho-cung-co.op-dong-giam-35_-anh-quang-dinh.jpg

Từ ngày 1/7, việc tăng lương tạo tâm lý nâng giá bán của nhà bán lẻ dễ dẫn đến tác động dây chuyền nên cần động thái chuẩn bị và hạn chế tác động tiêu cực.

Do đó, cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương đều đã có phương án dự phòng từ sớm. Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT đều có chỉ thị đảm bảo cung cầu; TP. HCM cũng chỉ đạo quyết liệt; các quận huyện đang bám sát thị trường, doanh nghiệp bình ổn thị trường luôn trong trạng thái sẵn sàng bổ sung thiếu hụt cục bộ, không để mất cân đối cung cầu, đảm bảo thông suốt hoạt động cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa… trong mọi tình huống.

“Chúng tôi đang tập trung theo dõi sát thông tin, nắm bắt diễn biến giá cả một số mặt hàng thiết yếu có tác động lớn và tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật theo quy định” - ông Hùng chia sẻ.

Qua ghi nhận thực tế, Phó Tổng Giám đốc Liên hiệp hợp tác xã thương mại TP. HCM (Sài Gòn Co.op) Nguyễn Ngọc Thắng thông tin, tính đến thời điểm hiện tại thì giá cả hàng hóa các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu tại hệ thống Co.opmart, Co.opXtra vẫn ổn định, không biến động đáng kể so với trước thời điểm ngày 1/7.

Ông Thắng cũng cho biết, Saigon Co.op nỗ lực giữ giá cả bình ổn bằng các hình thức như chủ động giảm lợi nhuận để tăng các chương trình khuyến mãi tại 800 điểm bán; đa dạng hóa các chương trình kích cầu tại điểm bán: không chỉ khuyến mãi mà còn là hình thức mua sản phẩm tặng sản phẩm; tổ chức các phiên chợ đồng giá, tham gia các chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu, chương trình khuyến mãi tập trung Shopping Season...

Hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân phát triển sản xuất kinh doanh

Phó Giám đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh TP. HCM Nguyễn Đức Lệnh cho hay, đến ngày 30/6, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn TP đạt 3.683 nghìn tỷ đồng, tăng 4% so với cuối năm và tăng 11,06% so với cùng kỳ.

di-cho-cung-co.op-dong-giam-35_-anh-quang-dinh.jpg

6 tháng đầu năm, GRDP tăng trưởng ấn tượng trong 5 năm trở lại đây, với mức tăng 6,46%. Trong đó, lãi suất thấp, cùng với các chương trình tín dụng tập trung và các gói tín dụng ưu đãi, chính sách cơ cấu lại nợ cho doanh nghiệp, đã trực tiếp hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân phát triển sản xuất kinh doanh.

Đặc biệt, với tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp, các chương trình, chính sách ưu đãi của Chính phủ, NHNN và Thành phố đã mang lại hiệu quả thiết thực, trực tiếp cho người dân và doanh nghiệp, đảm bảo đối tượng của các gói tín dụng ưu đãi như gói 30 nghìn tỷ đồng; gói 120 nghìn tỷ đồng...

Đến nay, gói tín dụng ưu đãi do 17 thương hiệu ngân hàng trên địa bàn đăng ký tham gia từ đầu năm, với quy mô 509.864 tỷ đồng, đã giải ngân đạt trên 273.786 tỷ đồng, tức khoảng 53,7%.

Theo Tổng hợp
Copy Link
Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
TP. HCM: sẽ xử lý tăng giá bất hợp lý trước thông tin tăng lương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO