TỔNG THUẬT: BỘ TRƯỞNG NGUYỄN KIM SƠN TRẢ LỜI CHẤT VẤN

11/11/2021 15:30

Ngày 11/11, sau khi kết thúc phần chất vấn và trả lời chất vấn đối với Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn sẽ đăng đàn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Đây là lần đầu tiên Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trả lời chất vấn trực tiếp tại nghị trường Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Giáo dục là một trong những ngành chịu tác động ảnh hưởng tiêu cực nhiều nhất của đại dịch COVID-19, không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc dạy và học mà còn có thể làm chậm tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đại học theo tinh thần Nghị quyết 29 của Đảng.

Đại dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc dạy – học; làm chậm tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục

Phát biểu kết luận phần chất vấn và trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, giáo dục là một trong những ngành chịu tác động ảnh hưởng tiêu cực nhiều nhất của đại dịch COVID-19, không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc dạy và học mà còn có thể làm chậm tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đại học theo tinh thần Nghị quyết 29 của Đảng.

Chính vì vậy, phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã thu hút sự quan tâm của các vị đại biểu Quốc hội và hàng chục triệu học sinh,các bậc cha mẹ, phụ huynh học sinh trong toàn quốc.

Tại phiên chất vấn lần này đã có 28 đại biểu Quốc hội chất vấn. Có 10 ý kiến tranh luận, còn 1 đại biểu đã có câu hỏinhưng Bộ trưởng chưa trả lời. Ngoài ra còn có 20 đại biểu Quốc hội đăng ký nhưng chưa được chất vấn. Chủ tịch Quốc hội đề nghị 21 đại biểu gửi phiếu chất vấn tới Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạođể trả lời bằng văn bản.

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn mới giữ cương vị đứng đầu ngành giáo dục đào tạo không lâu nhưng đã tỏ rõ sự tự tin, nắm cơ bản những vấn đề của ngành và lĩnh vực phụ trách, đã trả lời kỹ các ý kiến của đại biểu Quốc hội cũng như ý kiến tranh luận.

Phiên chất vấn đề cập nhiều vấn đề nóng bỏng của ngành giáo dục trong điều kiện phòng, chống dịch COVID-19 như việc đảm bảo chất lượng dạy và học, tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo trong điều kiện dịch COVID-19.

Dạy học trực tuyến phải bảo đảm thực chất, hiệu quả

Bên cạnh vấn đề về chất lượng, các vị đại biểu Quốc hội hết sức quan tâm đến yếu tố dạy người, kỹ năng sống, nhân cách làm người để góp phần phát huy và duy trì đạo đức xã hội của chúng ta hiện nay, nhất là thế hệ tương lai của đất nước.

Công tác dạy và học trực tuyến cần phải đảm bảo thực chất và có hiệu quả. Công bằng trong việc tiếp cận các điều kiện giáo dục giữa các vùng miền khác nhau, việc giảm tải chương trình cho học sinh, việc thu hẹp khoảng cách về giáo dục giữa các khu vực, vùng miền...

Các Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ Thông tin và Truyền thông đã báo cáo giải trình thêm về việc thực hiện đổi mới, sắp xếp, nâng cao hiệu quả các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo cũng như nội dung liên quan đến việc triển khai chủ trương dạy và học bằng hình thức trực tuyến...

Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo đã trả lời làm rõ thực trạng, những khó khăn, vướng mắc và các giải pháp thực hiện trong thời gian tới. Đối với những vấn đề thuộc chủ đề của chất vấn đặt ra có phân tích theo từng cấp học như giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học.

Các vị đại biểu Quốc hội yêu cầu Bộ trưởng cần phân tích, đánh giá kỹ lưỡng hơn, sâu sắc, đầy đủ, toàn diện hơn những ảnh hưởng, tác động nặng nề của dịch bệnh COVID-19 đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo...

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế và các địa phương để nghiên cứu và sớm triển khai chương trình tiêm chủng vaccine cho học sinh nhằm có kế hoạch, lộ trình đưa học sinh, sinh viên trở lại trường học.

Sớm triển khai tiêm vaccine, đưa học sinh, sinh viên trở lại trường học

Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế và các địa phương để nghiên cứu và sớm triển khai chương trình tiêm chủng vaccine cho học sinh nhằm có kế hoạch, lộ trình đưa học sinh, sinh viên trở lại trường học; tập trung đúc rút kinh nghiệm tổ chức kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học năm 2021, sớm hoàn thiện tổ chức khi tốt nghiệp phổ thông trung học và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2022...

Tăng cường phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước và trách nhiệm triển khai của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các địa phương, cơ sở giáo dục trong đào tạo tổ chức thi và công tác tuyển sinh.

Tiếp tục quan tâm giải quyết các khó khăn, vướng mắc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chính sách; phối hợp với các bộ, ngành cân đối, bố trí đủ kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách cho học sinh vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa và Chương trình mục tiêu quốc gia đã được Quốc hội, Chính phủ phê duyệt.

Sớm thu hẹp khoảng cách về giáo dục giữa thành thị và nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Tiếp tục rà soát, đẩy mạnh việc đổi mới, sắp xếp, nâng cao chất lượng các đơn vị sự nghiệp công lập cả về đầu mối trường lớp, số lượng, chất lượng giáo viên, cán bộ quản lý theo tinh thần Nghị quyết 19và Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị, gắn với đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực này.

Tăng cường quản lý các đơn vị sự nghiệp công lập đã tự chủ tài chính, không để xảy ra các sai phạm tương tự như trong một số đơn vị y tế trong thời gian vừa qua. Lưu ý việc mở mã ngành đào tạo khối sức khỏe của các trường đại học đa ngành đảm bảo chất lượng sản phẩm đào tạo...

Có học sinh phải có giáo viên, nhưng phải hợp lý

Trả lời về vấn đề giải quyết biên chế giáo viên, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, mới đây, Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục và Đào tạođã rà soát kỹ trên cơ sở báo cáo của 63 tỉnh thành.

Kết quả, số lượng giáo viên thiếu là 94.714 giáo viên, giáo viên thừa là hơn 10.178 giáo viên, giáo viên đã giao nhưng chưa tuyển dụng là 42.774. Căn cứ định mức giáo viên học sinh trên lớp, hiện ngành giáo dục còn thiếu 65.980 giáo viên.

"Từ số liệu nêu trên có thể thấy thực tiễn là giáo viên vừa thiếu vừa thừa, kể cả phần chưa tuyển dụng", Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nhận xét. Để giải quyết vấn đề này, cần phải thực hiện ba giải pháp.

Thứ nhất,cơ quan quản lý cần tập trung cao, quyết liệt, quán triệt tinh thần Nghị quyết 19, với mục tiêu giảm 10% đơn vị sự nghiệp, giảm 10% biên chế hưởng lương từ ngân sách.

Giai đoạn 2017-2021, chúng ta đã làm thành công, giảm trên 10% đơn vị sự nghiệp, giảm 11,79% biên chế hưởng lương, trong đó có cả giáo dục đào tạo. Giai đoạn 2021 - 2025, chúng ta tiếp tục thực hiện mục tiêu này – Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, đồng thời,đề nghị rà soát, sắp xếp quy mô mạng lưới trường lớp một cách trách nhiệm, để giảm điểm trường, số trường, tăng trường liên cấp, liên xã và bán trú. Bởi, thực tiễn cho thấy nhiều địa phương đã rất thành công trong vấn đề này, nhưng vẫn còn những địa phương chưa làm quyết liệt.

Thứ hai,Bộ trưởng Bộ Nội vụ đề nghị tập trung đẩy mạnh tự chủ, xã hội hóa giáo dục đào tạo, nhất là giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ở những nơi có điều kiện.

Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục Đào tạo sẽ rà soát toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật, nhất là một số nghị định đã triển khai. Trên cơ sở đó, căn cứ văn bản luật để rà lại, xem xét lại và cần thiết phải bổ sung điều gì để hoàn thiện cơ chế để tự chủ, xã hội hóa.

Thứ ba,đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần rà soát lại văn bản quy định định mức học sinh trên lớp, giáo viên trên lớp cho phù hợp từng vùng miền. Từ đó,khẩn trương định hướng, cơ cấu lại lực lượng quản lý, giáo viên, gắn với việc nâng cao chất lượng. Đồng thời, sớm tham mưu cho Chính phủ giải quyết vấn đề vướng mắc việc tự chủ đại học.

Bộ Nội vụ cũng đã tham mưu ban hành nghị định để tạo cơ chế cho tự chủ, tạo cơ chế các đơn vị sự nghiệp công lập giải quyết khó khăn vướng mắc cho giáo viên. Giải quyết tình trạng giáo viên theo nguyên tắc "có học sinh phải có giáo viên" nhưng phải hợp lý, tiếp tục bổ sung giáo viên theo lộ trình đến 2025 gắn với phương án xã hội hóa, tự chủ, giảm số lượng giáo viên nhận lương ngân sách, giải quyết giáo viên thừa.

Đã trình các cấpcó thẩm quyền cho phép tuyển thêmhơn 27.000 giáo viênnữa để giải quyếtmột phần tình trạng thiếu giáo viêncho các bậc học. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Đề xuất gói hỗ trợ 800 tỷ cho giáo dục mầm non tư thục

Trả lời chất vấn của đại biểu về cơ chế, giải pháp, chính sách hỗtrợ sắp tới giúp khu vực giáo dụcmầm non ngoài công lập vượt qua khó khăn, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết,ngành đã nhận thức rõ thực tế này.

Hiện nay, hệ thống hơn19 nghìn cơ sở, trong đó bao gồmcả trường mầm non và các nhómtrẻ tư thục đang bị ảnhhưởng rất nghiêm trọng, trong khi số này đảmnhiệm việc nuôi dạy22,3%số trẻ độ tuổi đến trường, đi kèmđó là trên 9 vạn người lao động đanglàm việc, phục vụ tại đây...

Theo khảo sát, số cơ sở giáo dục này đang gặpkhó khăn, nhiềucơ sở đã đóng cửa, không ítngười lao động chuyển sang làm công việc khác.

Như vậy khoảng 1,2 triệu các cháutrong độ tuổi mầm non đang cónguy cơ không có chỗ họctrong thời gian tới.

Nếu các cháu ở nhà, cha mẹ không bố trí được người trông, khôngđưa con cái đến trường thì sẽ ảnhhưởng đến nguồn nhân lực, chất lượng công việc.

Nhận thấy nguy cơ thiếu hụt, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã rà soát, nắm nhu cầu, cập nhậtcơ sở dữ liệu đầy đủ vềsố lượng trên 9 vạn người lao động, đồng thời xây dựng chính sách trình Chính phủ xemxét hỗ trợ cho cả người laođộng và hỗ trợ cho cả cơsở.

Tổng số tiền ngành giáodục đang đề xuất là góihỗ trợ trị giá 800 tỷ đồng, trong đó đi kèmmột số cơ chế hỗ trợ vayvốn, vấn đề về thuế và cácđiều kiện hỗ trợ khác giúp cơsở giáo dục mầm non ngoài cônglập vượt qua khó khăn.

Mạnh dạn đưa học sinh vùng xanh trở lại trường học

Nêu thực trạng sau một thời gian dài học sinh ở nhà để phòng chống dịch, phụ huynh rất mong muốn các cháu trở lại trường để việc học chất lượng hơn; tuy nhiên, phụ huynh có con học tiểu học chưa yên tâm khi trẻ chưa được tiêm vaccine, đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết Bộ Giáo dục và Đào tạo có giải pháp gì để phụ huynh yên tâm.

Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP, ngành giáo dục đã có kế hoạch thúc đẩy đưa học sinh trở lại trường học an toàn.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn và định hướng. Về mặt quan điểm, đối với các đơn vị cấp xã, phường, nơi nào đang là vùng xanh, an toàn thì nên mạnh dạn đưa các cháu quay trở lại trường.

Hiện nay, các tỉnh phần lớn xử lý theo quy mô cấp huyện, nhưng lãnh đạo ngành giáo dục cho rằng có thể mạnh mẽ hơn, xử lý đến quy mô xã, phường. Các trường tiểu học, mầm non thường phù hợp với quy mô địa bàn xã phường, còn trường trung học quy mô đến cấp huyện. Do đó, nếu xã phường thuộc vùng xanh có thể đưa học sinh tới lớp mà không cần đợi cả huyện, tỉnh. Cả huyện mà vùng xanh, an toàn thì mở cửa trường trung học.

Theo Bộ trưởng, hôm qua Bộ trưởng Bộ Y tế nhắc đến việc tiêm vaccine cho học sinh dưới 12 tuổi trở xuống, nhưng với các nước trên thế giới thì đó vẫn là"câu chuyện phía trước". Do đó, tùy theo tính chất, mức độ, tình hình từng địa phương để xem đưa học sinh quay lại trường đảm bảo các điều kiện an toàn. "Quan điểm của chúng tôi là vừa thực tiễn, nhưng cũng kiên quyết, mạnh mẽ xử lý nội dung công việc này", Bộ trưởngnói.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi với Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn bên lề phiên họp.

Xây dựng nềntảng dạy học trực tuyếnmang tầm quốc gia

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, trước tình hìnhdiễn biến dịch bệnh còn phức tạp vàlâu dài, một điểmrất quan trọng là cần phải đầu tư để hình thành một nềntảng dạy học trực tuyếnđồng bộ, đủ lớn và bềnvững mang tầm quốc gia.

Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạođã phối hợp với Bộ Thông tinvà Truyền thông giải quyết được mộtsố vấn đề mang tính cụ thể. Trongsố 1919 điểm "lõm sóng" thìchỉ trong vòng hai tháng Bộ Thôngtin Truyền thông đã giải quyết được283 điểm, tăngcường ngay và kịp thời.

Tuy vậy, việc "lõm sóng" còn ở rất nhiềunơi,do đó, một phần củahạ tầng cần phải tăng cường. Các tập đoàn lớntrong hệ thống bưu chính viễn thông phải tham gia trong một kếhoạch lớn thuộc về chuyển đổi sốtoàn quốc gia, chứ không chỉ làmỗi nơi có một nền tảngkhác nhau, làm mỗikiểu. Như vậy sẽ rất thiếu tính bền vữngvà lâu dài.

Bộ trưởng cho biết, các quy định, cáchướng dẫn hiện nay cũng tươngđối đầy đủ nhưngđang thiên về tính ứng phó tạmthời. Bộ sẽ có những đánh giá sâuhơn và sẽ pháp chế hóa một số các văn bản còncó tính chất hướng dẫn, quy địnhtạm thời.Bên cạnh đó, theo Bộ trưởng, cần xây dựng mộtkho học liệu, bộ cơ sở dữliệu đủ lớn để khi cónền tảng thì việc học tập trựctuyến sẽ đảm bảo.

Chuyển đổi số là một trong các độtphá chiến lược của ngành trong thờigian sắp tới. Trong chiến lược vềtăng cường ứng dụng công nghệ thôngtin và chuyển đổi số của ngànhgiáo dục đã có nhữngnội dung liên quan đến việc chuẩnbị một cách bền vững, lâu dàicho việc chuyển đổi này.

Bộ trưởng nhấn mạnh, việc dạy trực tuyến lúc nàyđang là một hình thức ứng phótạm thời nhưng vẫn là mộtcông việc lâu dài ngay cảkhi dịch đã ổn định vàđây vẫnlà nội dung quan trọng mà ngànhcần phải đưa vào thực hiện trongtầm chiến lược của mình.

Đã trình cấp có thẩm quyền cho phép tuyển thêm 27.000 giáo viên

Về giải pháp giải quyết vấn đề thiếu giáoviên ở các địa phương, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng đâylà vấn đề lớn. Theothống kê, cả nước hiện đang thiếu khoảng trên 94.000 giáo viên,trong đó hơn 1/3 là giáo viên mầm non.

Lý do dẫn đến thiếu giáoviên mầm non làdo việc phổcập cho mẫu giáo 5 tuổi. Bộ Giáo dụcvà Đào tạo cùng với Bộ Nội vụđã phối hợp rấtchặt chẽ để tìm phương án giải quyết.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, năm2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ cũng đã trình vàđã được phê duyệt tuyển thêm hơn 20.000 giáo viên trong 14 tỉnh, khuvực có nhu cầu cao.

Trong thángnày, hai Bộ đã làmviệc và trình các cấpcó thẩm quyền cho phép tuyển thêmhơn 27.000 giáo viênnữa để giải quyếtmột phần tình trạng thiếu giáo viêncho các bậc học, đặc biệt làtrong đó một số lượng rất lớncho giáo dục mầm non.

Giáo viên tin học, ngoại ngữ ‘ngại’ đến các tỉnh khó khăn

Về giải pháp khắc phục vấn đề thiếu giáo viên ngoại ngữ, tin họcở các tỉnh khu vực miền núi,các tỉnh vùng sâu, vùng xa, vùngkhó khăn, Bộ trưởng cho biết, thực tế, nhiều tỉnh chưa có chính sách ưuđãi thu hút. Do đó,đểđáp ứng được nhu cầu giảng dạyhai môn tin học, ngoại ngữ cáctỉnh, các khu vực miền núiđang là vấn đề rất khó khăn.

Để khắc phục tình trạng này, ngành giáo dụcđang đặtra một số giải pháp, trong đótăng các chỉ tiêu đào tạo chocác trường đại học ở các khuvực và cung cấp nhiều cho nguồnnhân lực của các tỉnh khu vựcmiền núi.

Đối với các tỉnhthì sẽ tăng cường nhiều hơnnữa các biện pháp đào tạo tạichỗ cũng nhưthu hút nhân lực,nhưng những việc đó cònrất là tính thêm nhiều yếu tố.

"Bởi, rất nhiều giáo viên dạymôn học này thì cơ hội việclàm ở các vùng miền khác rộngmở, nên cũng có phầnngại đến các tỉnh vùng sâu, vùngxa", Bộ trưởng chia sẻ.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng cómột giải pháp phải tínhđến làxây dựng các bài giảngE-learning để học sinhvùng miền núi, dù thiếu giáo viên nhưngcó thể học các bài giảng đượcxây dựng học qua Internet, giáo viên chỉ cần chuẩn bịđể hướng dẫn, định hướng, kiểm tra,giám sát.

Giai đoạn chuyển đổisố mạng internet cũng làmột trong các giải pháp góp phần khắc phục tình trạngthiếu giáo viên tin học, ngoại ngữcho các tỉnh miền núi và cáctỉnh vùng sâu, vùng xa.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Cần đặc biệt tăng cường giáo dục kỹ năng mềm khi học sinh trở lại trường. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Trên 1,8 triệu học sinh không có bấtkỳ thiết bị gì trong tay để học trực tuyến

Trước những băn khoăn của đại biểu về chất lượng học tập của 53,9% họcsinh gia đình khó khăn không thể tham gia học trực tuyến, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ, việc chuyển sang dạy họctrực tuyến không phải chỉ có việc của riêngViệt Nam. Đây là việccả thế giới phải làm.

Đốivới Việt Nam, dùcó kinh nghiệm trong cácđợt dịch trước nhưng bước vào năm 2021,quy mô, tính chất, thời gian phải thực hiệnchưa từng có trong tiền lệ. Nhiều nước phát triển khi chuyểnsang dạy học trực tuyến toàn thờigian cũng không tránh khỏi nhữngthách thức.

Theo Bộ trưởng, Đảng, Nhà nước, Chính phủ rất quan tâm đến chuyển đổisố, đến phát triển hạtầng công nghệ nhưng thực tế còn nhiều khó khăn.

Hiện theo thống kê, không phảilà 1,5 triệu màlà trên 1,8 triệu học sinh hiện không có bấtkỳ thiết bị gì trong tay đểhọc tập. Có được điện thoại gìcũng làtốt, có gia đình hai, ba anh chị em mới có một cáiđiện thoại để học.

Bộ trưởng bày tỏ: Đây là mộtviệc bất đắc dĩ để ứng phó, cho nên trước khi quan tâm đến chất lượng,thì một trong vấn đề rất mong các địa phương chiasẻ, quan tâm, đấy là số học sinh vì khôngcó thiết bị trong tay đang dần dần phải bỏ học.

Thực tế đólà vấn đề còn cấp bách hơn, trướckhi đánh giá xem các cháu họcđược gì qua đợt học trực tuyến vừa rồi, Bộ trưởng nhấn mạnh và cho biết: Một số nơi việchọc còn ở mức độ là để "duy trì cảm giác" về học tập,việc đón nhận tư duy trong họctập và được phần nào thì tốt phần đấy.

Nhưng cũngcó một điều đáng mừng là nhữngvùng khó khăn hàng đầu như khu vựcTây Bắc,thời gian vừa qua lạiđược đến lớp học trực tiếp...

Chắc chắn học trực tuyến có ảnh hưởng đến chất lượng

Để đánh giá được chấtlượng học trực tuyến, theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, ngành thường xuyên theo dõi xem các đơn vị dạy đến đâu, dạy như thế nào, tương tác rasao, khó khăn như thế nào?

Bộ cũng tổ chức hỗtrợ về trang thiết bị máy tínhvà các thiết bị học tập. Thời gian vừa qua, toàn ngành đãhuy động hỗ trợ được trên 14 vạn thiết bị và trong tháng 11,khoảng trên 5 vạn máy tính sẽ đượcphân phối.

Thế nhưng để đánh giá đượckết quả, mức độ đạt được củadạy học trực tuyến đầyđủ cần một cuộc điều travà khảo sát khi các cháu quaylại trường. Nhưng chắc chắnviệc học trực tuyến có những tháchthức và có ảnh hưởng đến chấtlượng, Bộ trưởng nêu rõ.

Củng cố kiến thức khi học sinh trở lại trường

Bộ trưởng cho biết, trong Công văn 4808, Bộ Giáo dục vàĐào tạo hướng dẫn các đơn vịbổ sung, củng cố kiến thức khihọc sinh quay lại trường.

Theo đó, Bộ yêu cầu nhà trườngkhông được đánh giá ngay kiến thức màviệc đầu tiên phải là giúp các em làm quenvới môi trường trường học, họccáchtự phòng chống dịch chobản thân, lấy lại tinhthần, tâm lý thư thái.

Việc củng cố chất lượng khi học sinh quay trở lạitrường sẽcăn cứ vào các nội dung chươngtrình cốt lõi. Tinh thần là khi họcsinh đã quay trở lại trường họctrực tiếp cũng không bỏ các bài giảng trên truyền hìnhvà công cụ dạy học trực tuyến đã có, tránh tình trạng cựcđoan đến lớp rồi thì bỏ hếtthì công cụ hỗ trợ.

Khi học sinh quay lại trường học, giáo viên có trách nhiệm đánh giá xem các em trong lớp trình độ đếnđâu để phân ra các nhóm bởi có em thiết bịtốt, bố mẹ kèm tốt sẽ chắc kiến thức hơn những em thiết bịphập phù, bố mẹ bận rộnquá.

Như vậy cần một giải pháp tổng thểvề phương diện chuyên môn, vềtăngcường các trang thiết bị, phươngdiện tư vấn tâm lý đểhỗ trợ,bổ trợ cho các em có sự chênhlệch kiến thức và kỹ năng saumột thời gian dài học trực tuyến.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Không "bê" nguyên chương trình dạy trực tiếp vào dạy trực tuyến. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Không "bê" nguyên chương trình dạy trực tiếp vào dạy trực tuyến

Vềchương trình giáo dục phổ thông năm nay, Bộ trưởngcho biết,Bộ đã ban hành văn bản số 4040 về việc xác định chương trình cốt lõi theo hướng tinh giảmđể phục vụ cho việc dạy trực tuyến và dạy trên truyền hình.

Vềtinh giảmchương trình, các năm 2019, 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có hai lần tinh giảmchương trình để phù hợp với chương trình học trong tình hình dịch bệnh. Năm học 2021 - 2022 này, chúng tôi một lần nữa rà soát, lần này chương trình được xác định là chương trình cótính chất cốt lõi chứ không phảilà chương trình rút gọn qua mỗi năm.

Điểm khác biệt là chương trình xác định những yêucầu, những nội dung mang tính cốtlõi. Đối với các địa phươngđang dạy trực tiếp thì dạy trướcnội dung đúng theo chương trình cốtlõi, nếu như vẫn tiếp tục antoàn thì quay lại cùng cố vàmở rộng.

Đối với những nơi dạytrực tuyến thì bám theo chương trìnhcốt lõi đó, khiđượcquay trở lại nhà trường thì cũnglại cố và mở rộng thêm.

Nhưvậy, chương trình cốt lõi làgiải pháp về chuyên môn để ứngphó với tình hình dạy học đadạng ởcác khu vực, các vùng miền.

Theo chương trình này,việcdạy trực tuyến chỉ cần bám theochương trình cốt lõi và các nộidung kiểm tra, đánh giá cũng chỉdựa trên chương trình này, không phải là "bê" nguyên chương trình dạy trực tiếp bênngoài để vào dạy trực tuyến.

Cần đặc biệt tăng cường giáo dục kỹ năng mềm khi học sinh trở lại trường

Nêu quan điểm về giáo dục, rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh, sinh viên, Bộ trưởng cho rằng, các yêu cầu vềnăng lực và các kỹ năng là các yêu cầu rất quan trọng và mụctiêu trong đổi mớiphải cần tăng cường các phương diệnnày. Nhưng đúng là dạy học trựctuyến trong thời gian vừa qua cũng tác động ảnhhưởng đến việc trang bị các kỹnăng, đặc biệt là các kỹ năngmà chỉ được hình thành thông quacác tương tác trực trựctiếp,trực quan và tiếp xúc.

Ngành cũng nhận thấy đây là mộtđiểm mà dạy học trực tuyến chưathể và khó có thể thay thếđược cho dạy học trực tiếp. Trong thời gian nếu nhưhọc sinh quay trở lại được trường, một trong những việccần đặc biệt phải tăng cường là trang bị các kỹ năng mềm. Đương nhiên, cần một cái sựphối hợp giữa gia đình, nhà trườngtrong việc hỗ trợ trang bị cáckỹ năng.

Bộ trưởng cho rằng, nếu dịch kéo dài vàtiếp tục phải dạy học trựctuyến thì việc đầu tiên cầnphải củng cố, tăng cường làhạ tầngvề công nghệ thông tin, về trangthiết bị. Các bàigiảng trêntruyền hình sẽ cần phảiđược tiếp tục.

Đối với việc thanhtra, kiểm tra, giám sát phảirà soátlàm sao để thực hiện theo đúngthông tư quy định, hướng dẫn củaBộ trong việc đảm bảo thời gian,nội dung chương trình giảng dạy.

Một việc rất quan trọng là phảităng cường hỗ trợ về mặt tâmlý, tư vấn, sức khỏe để tránhsự căng thẳng của học sinh vàBộ cũngđang tiến hành chuẩn bịcác vănbản hướng dẫn, tổ chức kiểm tra,đánh giá định kỳ cho phù hợpvới tình hình dạy họctrực tuyến kéo dài.


Toàn cảnh phiên chất vấn. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Không chỉ vì một vài “viên sỏi, viên sạn” mà nghi ngờ cả một chủtrương

Đánh giá về ưu điểm, hạn chế của chương trình giáo dục theo bộ sách giáo khoa mới đối với lớp 1, lớp 2 và lớp 6, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn bày tỏ: Chúng tađược nghe nói và được biết nhiều qua các phương tiện thông tin đạichúng về “sỏi và sạn” vì cứ có một“viên sạn” thì mạng nói rất nhiều chúng tađều biết.

Nhưng trong đó là sảnphẩm trí tuệ của hàng trăm nhàgiáo, các nhà khoa học thì rấtít ai nói đến. Vậy liệu có côngbằng? Bộ trưởng nêu quan điểm.

Vừa qua, Bộ Giáo dục cótổng kết, đánh giá về việc mộtnăm triển khai sách giáo khoa mới,phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức hội nghị đánh giá cho thấyý kiến của các thầycô trực tiếpdạy lớp 1 phản ánh sách giáo khoa mới đượcthiết kế theo chương trình 2018 rất hứngthú trong việc dạy. Với tính mở,sách giáo khoa là công cụ đểgiáo viên được chủ động, hứng thú hơn.

Theo Bộ trưởng, điều này đã chothấy chủ trương của chương trình giáokhoa chương trình 2018 theo hướng từtrang bị kiến thức chuyển sang pháttriển năng lực của học sinh làmột hướng đi đúng và Nghị quyết88 của Quốc hội là đúng đắntrong việc đổi mới chương trình phổthông.

Người dạy hào hứng hơn vàqua đánh giá,học sinh lớp1 chủ động hơn, khả năngđọc viết năng động hơn. Để đánh giá được cảchương trình phổ thông chỉ qua lớp 1 thì chưa nói được thậtnhiều nhưng cũng là dấu hiệu đểchúng ta quyết tâm tiếp tục conđường đổi mới mà chúng ta đãchọn.

Bộ trưởng nhấn mạnh, không chỉ vì một vài “viên sỏi, viên sạn” mà nghi ngờ cả một chủtrương rất lớn của Đảng, của Quốchội và của ngành giáo dục.

Về ý kiến có đưa nội dung giảng dạy cách ứng xử trên mạng xãhội vào môn giáo dục côngdân hay không? Bộ trưởng nhấn mạnh,dạy ứng xử mạng xã hội làviệc quan trọng, nhưng để đưa thànhmột môn học chính thức thì Bộ cần lắngnghe thêm ý kiến của các chuyêngia, không thể tự quyết định. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ hết sức quan tâmvấn đề này.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Đọc chép "văn mẫu" cho học sinh học thuộc là rất tai hại. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Dạy lớp 1 trên truyền hình chỉ là 1 giải pháp

Về việc trẻ lớp 1 học trực tuyến, học trên đàitruyền hình, Bộ trưởng cho biết, trong việc chuyển trạngthái của ngành giáo dục để ứngphó dịch bệnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủtrương riêng đối tượng học sinh lớp 1 và lớp 2 sẽ học chủ yếu trên truyền hình. Các trường có đầy đủđiều kiện và được đồng ý củagiáo viên mới dạy trực tuyến.

Trong vòng hơn hai tháng vừaqua, Bộ Giáo dục và Đào tạophối hợp vớiĐài Truyền hình Việt Nam đã xây dựngđược 166 bài giảng, hoàn toànđáp ứng được yêu cầucác bài giảng của lớp 1 và lớp 2. Theo Đài truyền hình Việt Nam thống kê, mỗi môn họccó hàng triệu lượt học sinh vàohọc.

Bộ trưởng cho rằng đây là một giải pháp trong rất nhiều giảipháp, cũng sẽ khó có một giảipháp nào thỏa mãnđược tất cả các yêu cầu. Do đó, chúngta phải chọn một giải pháp tốiưu hơn cả.

Đối với học sinhlớp 1 thì dạy trên truyền hìnhlà một lựa chọn được đôngđảo phụ huynh và dư luận xãhội ủng hộ.

Đồng thời, nếu như các cháu học lớp1 và lớp 2 học trên truyền hìnhthì khi quay trở lại trường, việc củng cố kiến thức vàkiểm tra, đánh giá cũng sẽ thuận tiện.

Còn những học sinh mà phải tiếp tục họctrên truyền hình thì cũng sẽ phải có phương phápkiểm tra, đánh giá một cách phùhợp. Bộ cũng đã có hướng dẫncho việc này.

"Khi các cháu học sinhđến trường thì vẫn phải có nhữnghỗ trợ, củng cố thì mới có thể đápứng được yêu cầu. Dạy học lớp1 trên truyền hình chỉ là mộtgiải pháp", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Chất lượng đào tạo là khâu rất quan trọng

Về việc sinh viên ra trường không cóviệc làm, gây tốn kém, lãng phí rất lớn về nguồn lực xã hội, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, córất nhiều việc cần phải làm đểsinh viên ra trường có việc làm và quan trọng hơn nữa là có việclàm tốt. Trong đó,xácđịnh sự phù hợp giữa cung và cầu, giữa nhu cầu đào tạo vàquan trọng là sự kết nốigiữa nhà trường và doanh nghiệp.

Bên cạnh đó chất lượng đào tạo cũng là mộtkhâu rất quan trọng. Nếu như xác định dự báonhu cầu nguồn nhân lực mà khôngchính xác và việc đào tạo khôngphù hợp với dự báo nguồn nhânlực cũng dẫn đến tình trạng sinh viênlĩnh vực thì thiếu nhưng lĩnh vựckhác thì thừa. Cho nên, công tácdự báo là rất quantrọng.

Theo Bộ trưởng, để sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm tốt thì chất lượng đào tạo tăng cườngcác kỹ năng cho sinh viên, việcđủ nhân lực chất lượng cao đểphát triển kinh tế - xã hội làcông việc lớn và là giải pháp mang tính tổng thể. Tầm nhìn chiến lược vàquy hoạch mạng lưới các trườngđại học, quy hoạch ngành nghề và sốlượng đào tạo cho phù hợp lànhững nhóm giải pháp cần được triển khai thì mớicó thể đáp ứng được công việcnày.

Đọc chép "văn mẫu" cho học sinh học thuộc là rất tai hại

Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh tầm quan trọng của môn Ngữ Văn trong việc hình thành nhân cách, bồi đắp tình cảm, tâm hồn, năng lực thẩm mỹ, phẩm chất làm người cho học sinh.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu chấm dứt việc dạy Ngữ Văn theo văn mẫu. Bởi vì, việc dạy môn ngữ Văn theo hình thức đọc, chép "văn mẫu" cho học sinh học thuộc là rất tai hại tới việc phát huy tính chủ động, sáng tạo, cảm xúc, tình cảm chân thực, chân thành của người học.

Ngành giáo dục sẽ triển khainhiều biện pháp để chấn chỉnh, ngăn chặn mang tính chuyên môn, đồng thời tiến hành kiểm tra, đánh giá toàn diện... để giải quyết vấn đề này.

Về dạy thêm trực tuyến, Bộ trưởng nêu rõ, việc dạy thêm học thêm trong trạng thái bình thường đã phải ngăn chặn, nhất là trong bối cảnh học sinh phải học trực tuyến đã rất căng thẳng, việc dạy thêm trực tuyến cần được lên án.

Bộ trưởng nêu rõ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 09 có quy định cụ thể về dạy và học trực tuyến, số giờ được dạy ở các cấp, các lớp.

Ông đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo, các địa phương cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo đúng quy định. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra để tích cực ngăn chặn việc này.

Việc học tập trực tuyến, họctruyền hình trong điều kiện hạ tầngcòn rất rất nhiều khó khăn, thiếuthốn đã gây ra nhiều hệlụy và ảnh hưởng tiêu cực. Họcsinh căng thẳng, mệt mỏi, thầy côcực nhọc và áp lực, phụ huynhbức xúc, xã hội lo lắng. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Việc học tập trực tuyến trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn đã gây nhiều hệ lụy

Báo cáo Quốc hội trước phiên trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết: Gần hai năm qua, đại dịch COVID-19 đã làm đảo lộnvà tàn phá tất cả các lĩnhvực của đời sống, trong đó giáodục và đào tạo là lĩnh vựcchịu ảnh hưởng rất nặng nề.

Kếhoạch năm học bị đứt đoạn, chươngtrình và nội dung giáo dục phảithay đổi theo hướng chỉ còn phầncốt lõi. Gần 20 triệu học sinh, sinhviên không được tới trường trong mộtthời gian rất dài. Trên 7 vạn sinhviên không thể ra trường đúng hạn,ảnh hưởng tới việc cung cấp nguồnnhân lực.

Theo Bộ trưởng: “Việc học tập trực tuyến, họctruyền hình trong điều kiện hạ tầngcòn rất rất nhiều khó khăn, thiếuthốn đã gây ra nhiều hệlụy và ảnh hưởng tiêu cực. Họcsinh căng thẳng, mệt mỏi, thầy côcực nhọc và áp lực, phụ huynhbức xúc, xã hội lo lắng. Nhữngchuyện bi hài, những việc đau lòngđã diễn ra khó có thể kểsiết...”

Quán triệt tinh thần chỉ đạocủa Chính phủ ngừng tới lớp - khôngngừng học tập, toàn ngành giáo dụcvà đào tạo đã chủ động chuyểntrạng thái sang dạy và học ứngphó với dịch bệnh, ra sức cốgắng để hạn chế những tác độngtiêu cực của dịch bệnh tới giáodục, kiên trì theo đuổi mục tiêuchất lượng.

Bộ Giáo dục và Đàotạo đã động viên toàn thể cánbộ, nhân viên, nhà giáo và cáccán bộ quản lý toàn ngành khắcphục khó khăn, phát huy tinh thầntrách nhiệm với nghề nghiệp và vớihọc sinh để cùng nhau đoàn kết,ứng phó với dịch bệnh. Tất cảvì học sinh thân yêu!

Ngành giáo dục lại bắt đầumột chặng đường mới với những khókhăn, thách thức vẫn còn nguyên, vàthậm chí còn lớn hơn nữa đangchờ phía trước. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Khắc phục hậu quả không phải một sớm một chiều

Dịch bệnhđang dần được kiểm soát, cuộc sốngbình thường mới đang dần được xáclập. Kinh tế và các hoạt độngxã hội sẽ dần phục hồi,nhưng ngành giáo dục lại bắt đầumột chặng đường mới với những khókhăn, thách thức vẫn còn nguyên, vàthậm chí còn lớn hơn nữa đangchờ phía trước. Hậu quả do dịchbệnh gây ra để lại lâu dàivà sự khắc phục nó không phảimột sớm một chiều.

Ngành giáo dụcđã triển khai đánh giá ảnh hưởngcủa dịch bệnh, bước đầu có nhữngcon số và chỉ số về tácđộng tiêu cực, có điều đã nhìnthấy ngay và đã thấy, nhưng cũngcó những điều còn ảnh hưởng lâudài chưa đo đếm được. Đặc biệtlà những lỗ hổng về kiến thức,những tác động tâm lý, tinh thần,tình cảm cậu học sinh.

Bộ trưởng bày tỏ: “Trong sựchuyển trạng thái và ứng phó vớidịch bệnh vừa qua, thật cảm độngkhi ngành giáo dục được lãnh đạoĐảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ,Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quantâm chỉ đạo, được toàn thể xãhội, các cấp, các ngành, đoàn thểchăm lo chung tay hỗ trợ.

Thaymặt cho trên 1,5 triệu giáo viênvà người lao động cùng 24 triệu họcsinh, sinh viên, tôi xin được trântrọng bày tỏ sự biết ơn sâusắc”.

Bộ trưởng cảm ơn Quốc hội đãchọn lĩnh vực giáo dục và đàotạo với các chủ đề mang tínhthời sự để tiến hành chất vấntrong kỳ họp này. Điều đó chothấy mức độ quan tâm của cácđại biểu Quốc hội tới giáo dục, sựchia sẻ với ngành và tạo cơhội để cho Bộ trưởng Bộ Giáodục và Đào tạo thực hiện báocáo giải trình về việc thực thitrách nhiệm.

Các ý kiến của cácđại biểu Quốc hội, những người tiêubiểu cho trí tuệ và trách nhiệmvới đất nước và nhân dân, nhữngngười đã được lắng nghe ý kiếncủa cử tri sâu sát thực tế đưa ra chất vấn hôm nay,chắc chắn sẽ giúp cho ngành giáodục và đào tạo thấy rõ hơn,rõ thêm những việc cần làm đểBộ Giáo dục và Đào tạo làmtốt hơn nhiệm vụ vinh quang đượcĐảng, Nhà nước và nhân dân giaophó.


Lần đầu tiên Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Dưới sự chủ trì và điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn sẽ giải trình, làm rõ các nội dung về: Bảo đảm chất lượng dạy - học, tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo trong điều kiện dịch COVID-19.

Công tác dạy - học trực tuyến bảo đảm hiệu quả, công bằng trong việc tiếp cận các điều kiện giáo dục, học tập giữa học sinh các vùng miền. Việc giảm tải chương trình học cho học sinh.

Việc thu hẹp khoảng cách về giáo dục giữa thành thị và nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Công tác an toàn trường học, y tế học đường để học sinh, sinh viên có thể trở lại trường học. Phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT trong bối cảnh dịch bệnh.

Ở nhóm vấn đề trên,Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Thông tin và Truyền thông cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.

Chiều cùng ngày, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn và các thành viên Chính phủ liên quan sẽ có thêm 50 phút để tiếp tục trả lời chất vấn đối với nhóm vấn đề thứ ba.


Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn về bảo đảm chất lượng dạy - học, tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo trong điều kiện dịch COVID-19,... Ảnh VGP/Nhật Bắc

Trong báo cáo gửi tới các đại biểu Quốc hội, giải trình và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, ngành Giáo dục là một trong những ngành chịu tác động, ảnh hưởng tiêu cực nhiều nhất của dịch COVID-19.

Dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đảm bảo chất lượng dạy và học, cũng như việc thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29 của Đảng.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, dự kiến còn có thể kéo dài, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp để bảo đảm chất lượng dạy và học, tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch năm học linh hoạt, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ em, tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục mầm non trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Không tổ chức dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình đối với cấp học mầm non.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ năm học đảm bảo thực hiện mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa tổ chức hoàn thành nhiệm vụ năm học; điều chỉnh tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng tập trung dạy và học nội dung cốt lõi các môn học trong điều kiện phòng, chống COVID-19; hướng dẫn địa phương chủ động linh hoạt chuyển đổi giữa dạy học trực tiếp và dạy học trực tuyến, trên truyền hình; duy trì dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình để hỗ trợ dạy học trực tiếp...

Tuy nhiên, các cấp học vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế.

Đối với giáo dục mầm non, một bộ phận không nhỏ giáo viên ngoài công lập không có lương khi phải nghỉ dạy trong thời gian trẻ em ở nhà không đến trường để phòng dịch COVID-19, dẫn đến tình trạng giáo viên mầm non bỏ việc. Đây sẽ là khó khăn lớn của các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trong đảm bảo an toàn cho trẻ và chất lượng giáo dục khi huy động trẻ đến trường sau thời gian nghỉ tránh dịch.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, trẻ không được đến trường, trong khi nhiều phụ huynh không có kỹ năng, kiến thức chăm sóc trẻ, thời gian trẻ ở nhà dài dẫn đến áp lực, căng thẳng, dễ gây ra mất an toàn cho trẻ; nhiều phụ huynh phải sắp xếp công việc để chăm sóc con ở gia đình, ảnh hưởng lớn tới thu nhập và phát triển kinh tế.

Việc hướng dẫn trực tuyến cho cha mẹ trẻ hạn chế về nội dung, phương pháp, trang thiết bị và các chất liệu thực tiễn, trực quan sinh động, chưa đảm bảo tương tác tích cực với trẻ mầm non. Những hạn chế nêu trên dẫn đến trẻ em giáo dục mầm non giai đoạn hiện nay có nguy cơ chậm phát triển.

Đối với giáo dục phổ thông, học sinh các gia đình nghèo, vùng khó khăn đang thiếu thiết bị để học tập trực tuyến, có tới 1,5 triệu học sinh không có bất cứ thiết bị nào để học tập theo phương thức này. Các bài dạy trên truyền hình chưa phủ hết tiến trình bài học chương trình các môn học.

Bên cạnh đó, tổ chuyên môn và các cơ sở giáo dục còn gặp nhiều bỡ ngỡ, khó khăn về thời gian và con người trong xây dựng kế hoạch giáo dục đối với các môn học mới có nội dung tích hợp, liên môn, có hiện tượng cắt ngang chương trình môn học để dạy song song; nhiều bài giảng trực tuyến chưa sinh động, hấp dẫn; hạn chế tương tác giữa học sinh và giáo viên trong quá trình dạy học trực tuyến, đặc biệt là khi học sinh học qua truyền hình...

Đối với giáo dục đại học, do tình hình dịch bệnh kéo dài nên hiện vẫn còn 20 cơ sở đào tạo vẫn còn khóa sinh viên chưa hoàn thành hết bài đánh giá kết thúc năm học, chủ yếu thuộc các khối trường văn hóa nghệ thuật, trường đào tạo khối ngành sức khỏe. Nhiều cơ sở giáo dục đại học chưa tổ chức được công tác tuyển sinh trình độ thạc sĩ và tiến sĩ.

Hệ thống đào tạo trực tuyến ở các cơ sở GDĐH chưa được phát triển đầy đủ, nhiều trường còn hạn chế. Việc bảo đảm chất lượng đào tạo trực tuyến gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với các chương trình đào tạo yêu cầu nhiều thời gian thực hành, thực tập để trang bị các kỹ năng nghề nghiệp./.

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
TỔNG THUẬT: BỘ TRƯỞNG NGUYỄN KIM SƠN TRẢ LỜI CHẤT VẤN
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO