Từ lúc về làm dâu, tất cả công việc nhà đều do Vi và mẹ chồng gánh vác. Sau khi sinh con, cô dần có cảm giác mẹ chồng trở thành "chồng" của mình, bởi tất cả mọi thứ đều do mẹ chồng đến giúp đỡ chăm sóc, chồng ngược lại còn nhãn nhã hơn so với lúc còn độc thân.
Vi thường cảm thấy đặc biệt thất vọng về cuộc hôn nhân này. Cô không cảm thấy ý nghĩa của hôn nhân, luôn có cảm giác chồng lấy mình về chỉ là để sinh con và nuôi con cho anh ta. Trong nhà nếu có xảy ra vấn đề gì, phát sinh mâu thuẫn ra sao thì đều là một mình Vi phải đối phó, chồng không bao giờ đứng về phía cô. Làm mẹ toàn thời gian suốt 6 năm khiến Vi gần như tách rời khỏi xã hội, trở nên chuệch choạc và chậm tiến. Đôi khi nhìn vào bản thân, Vi cảm nhận tương lai tối như hũ nút và cuộc sống cô đang lựa chọn là một sự nhầm lẫn.
Câu chuyện của Vi là tình trạng chung của không ít người vợ, người mẹ trong gia đình hiện nay. Dân mạng ngán ngẩm:
"Tôi cảm thấy chị nên bồi dưỡng ý thức trách nhiệm của chồng một chút. Con cái là của chung hai người, không phải của chị và mẹ chồng. Nếu cứ tiếp tục thế này thì chị lấy chồng mà chẳng khác gì góa bụa?”
"Rất nhiều phụ nữ sau khi kết hôn cuộc sống xoay quanh hầu chồng dạy con, phải đối phó với mẹ chồng nàng dâu, lại còn phải lo lắng chuyện chi tiêu, tiền bạc trong nhà. Vì vậy sau kết hôn, cuộc sống vô cùng áp lực, cần một trái tim mạnh mẽ để đối mặt”.
"Không biết vì sao, không ít phụ nữ sau lấy chồng luôn có một loại cảm giác giống như mình đang “ăn nhờ ở đậu” nhà người ta”.
Đa phần đàn ông sẽ nghĩ sau kết hôn, mình có thể dựa vào bố mẹ giúp chăm sóc con cái nên nhiều khi họ hoàn toàn không bận tâm đến chuyện này. Tuy nhiên, họ cần phải hiểu rằng con cái là của chung 2 vợ chồng nên người chồng, người cha phải có trách nhiệm chăm sóc, chứ không phải hoàn toàn rảnh tay, đem tất cả mọi thứ ném cho mẹ và vợ. Hơn nữa, một đứa trẻ trưởng thành có sự chăm bẵm và giáo dục của người cha sẽ khác hẳn với những đứa trẻ không có người cha tham gia vào quá trình nuôi dưỡng.
Theo V.A - Vietnamnet