Tin nhanh tối 29/2: Đi chùa Hương chạm vào vật thờ để… giải nghiệp

Xuân Thì (Tổng hợp)| 29/02/2024 18:00

Trong bản tin nhanh tối 29/2 lại nóng chuyện người dân đi lễ chùa đầu năm, đặc biệt ở chùa Hương, du khách chen lấn chạm vào vật thờ để mong giải nghiệp, thoát mọi tội lỗi hay làm ăn phát tài.

Cho phép kinh doanh dịch vụ tập golf, lướt ván trên hồ Tây

Theo Quyết định ban hành quy định quản lý và khai thác hồ Tây vừa được UBND TP Hà Nội ban hành, thành phố cho phép 10 loại hình kinh doanh dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và vui chơi giải trí trên khu vực quản lý hồ Tây.

hotaymanh-quan-1709175501335.jpg
Hà Nội cấp phép 10 loại hình kinh doanh ở Hồ Tây. Ảnh Dân Trí

Trong đó, Hà Nội cho phép kinh doanh dịch vụ vận chuyển khách du lịch bằng phương tiện thủy như thuyền, cano, mô tô nước, xe đạp nước… nhưng không lưu trú qua đêm.

Các loại hình khác bao gồm: Kinh doanh dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và nghệ thuật biểu diễn; kinh doanh sân tập golf trên mặt nước; hoạt động bơi thuyền, ca nô, xe đạp nước, lướt ván, ván buồm; tổ chức các lễ hội truyền thống, các giải đua thuyền; hoạt động bơi, lặn.

Nhà máy in tiền đầu tiên của Việt Nam

Di tích lịch sử "Nhà máy in tiền" là nơi lưu giữ những dấu ấn lịch sử đầu tiên của ngành Tài chính. Di tích đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng cấp Quốc gia năm 2007.

di-tich-ngan-hang24-1709086184389.jpg
Bên ngoài Nhà máy in tiền đầu tiên của Việt Nam. Ảnh: Dân Trí.

Nhà máy in tiền đầu tiên của chính quyền cách mạng Việt Nam nằm ở đồn điền Chi Nê (giai đoạn 1946 - 1947) nay là xã Cố Nghĩa, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình.

Tại đây, những tờ "Giấy bạc Tài chính - Giấy bạc cụ Hồ" đầu tiên mang sứ mệnh lịch sử lớn lao trong những ngày đầu độc lập của chính quyền cách mạng đã ra đời. 

Năm 2010, Nhà nước đã thành lập Khu di tích lịch sử Nhà máy in tiền, tiến hành đầu tư trùng tu, nâng cấp công trình. Tổng diện tích khu di tích rộng 15,5ha với tổng mức đầu tư khoảng trên 270 tỷ đồng.

di-tich-ngan-hang38-1709086184467.jpg
Những tờ bạc được lưu giữ. Ảnh: Dân Trí.

Năm 1946, cơ sở Nhà máy in tiền Tô - panh ở Hà Nội bị lộ, toàn bộ máy móc nhà in đã được di chuyển lên đồn điền Chi Nê. Gia đình ông Đỗ Đình Thiện - một nhà tư sản lớn - đã đón đoàn cán bộ, công nhân viên của nhà máy in tiền về ở và làm việc tại đồn điền của mình.

Nhà máy in tiền cũng được trao kỷ lục Guinness Việt Nam là Nhà máy in tiền đầu tiên của cách mạng Việt Nam.

Nguyễn Phương Hằng xin vắng mặt trong phiên xử Hàn Ni

Ngày mai (1/3), TAND TP.HCM sẽ xét xử sở thẩm bị cáo Đặng Thị Hàn Ni (46 tuổi) và Trần Văn Sỹ (66 tuổi) về hành vi Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331 Bộ luật Hình sự. 

Phiên tòa do Thẩm phán Ngô Ngọc Thắng làm Chủ tọa.

han-ni-nguyen-phuong-hang-08292498(2).jpg
Nguyễn Phương Hằng và Hàn Ni. Ảnh: VTC News

Để phục vụ việc xét xử, tòa triệu tập Nguyễn Phương Hằng (Tổng Giám đốc Công ty CP Đại Nam), ông Huỳnh Uy Dũng (Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đại Nam) đến tòa với tư cách người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên, trước khi phiên toà diễn ra, Nguyễn Phương Hằng đã có đơn xin vắng mặt.

Nguyễn Phương Hằng đang thi hành án 3 năm tù về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Công viên trăm tỷ hình cây đàn ở Hà Nội xuống cấp

Được đầu tư 200 tỷ đồng xây dựng từ năm 2016, công viên âm nhạc Đô Nghĩa lộ rõ cảnh xuống cấp khi tượng bị gãy, hàng rào gỉ sét. Dự án vừa được chỉnh trang, cải tạo và mở cửa nhưng ít người biết đến.

dji0688-1709134201681.jpg
Công viên có hình dáng cây đàn. Ảnh: Dân Trí

Công viên âm nhạc Đô Nghĩa nằm ở phía nam khu đô thị Dương Nội, sát với trường Tiểu học Yên Nghĩa (phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội). Dự án được đầu tư xây dựng từ năm 2016, dự kiến hoàn thành từ năm 2019. Nhưng đến nay, nhiều hạng mục xuống cấp dù chưa chính thức mở cửa. 

Công viên này còn có tên gọi "Cây Đàn" vì được thiết kế độc đáo theo hình dáng của một cây đàn guitar khi nhìn từ trên cao. Tổng diện tích công viên là 12,1ha, trong đó diện tích mặt hồ chiếm 5,5ha, còn lại là thảm cỏ, cảnh quan xung quanh. Dự án có tổng mức đầu tư gần 200 tỷ đồng. 

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn bị giả mạo Facebook cá nhân

Tối 28/2, trên trang Facebook cá nhân chính thức, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cũng chia sẻ nội dung: 

“Thưa các thầy cô, các em học sinh và các bạn, cá nhân tôi chỉ sử dụng trang Facebook này (đã được xác thực, có tích xanh). Tôi không sử dụng thêm bất cứ tài khoản mạng xã hội Facebook nào khác. 

bo-truong-bi-mao-danh-fb-1-1206.png
Tài khoản cá nhân của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn bị giả mạo. Ảnh: VNN

Do đó mọi tài khoản khác (dù có thể với tên và hình ảnh của tôi) trên Facebook đều không phải là tôi và có thể là mạo danh với mục đích không tốt”.

Sự việc đã được xử lý. Hiện, chỉ còn Facebook có tích xanh của Bộ trưởng GD-ĐT, trang Facebook giả mạo đã bị gỡ đi.

Đi lễ chùa Hương: Phong tục bị biến tướng

Chùa Hương (Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội) là một trong những điểm đến linh thiêng được nhiều người lựa chọn du xuân mỗi dịp đầu năm.

Từ Tết Nguyên đán đến nay, chùa Hương đã đón 32 vạn du khách thập phương về du xuân, lễ Phật. Du khách đi chùa Hương vào những ngày này có thể cảm nhận rõ sự đông đúc khi có mặt tại bến đò Yến Vĩ, đền Ngũ Nhạc, chùa Thiên Trù, ga cáp treo…

cdnphoto.dantri.com.vn-olgtokvbmutdlqdsbh4cfpxwv84-2024-02-27-_chua-huong-60-1709025711611(1).jpg
Du khách lũ lượt xuống động Hương Tích. Ảnh: Dân Trí

Đặc biệt, dòng người phải nhích từng bước chân để xuống động Hương Tích thắp hương khấn Phật bởi nơi đây được coi là địa điểm linh thiêng nhất chùa Hương.

Dân gian cho rằng đây là nơi phát tích của Bồ Tát Quán Thế Âm tu thành chính quả nên ai cũng muốn đến đây cầu bình an, may mắn.

Nhiều du khách đã đi khắp động, xoa tay vào các mỏm đá, leo trèo ôm vào các mỏm, các cột để cầu mong một năm mới nhiều sức khỏe, làm ăn phát đạt. Các mỏm đá bị xoa nhiều tới mức nhẵn bóng.

cdnphoto.dantri.com.vn-9mcslfhmsfou1fqv4forefuvi24-2024-02-28-_chua-huong-65-edited-1709107208378.jpg
Tranh nhau hứng nước. Ảnh: Dân Trí

Sau khi hứng được giọt "nước thánh" trong động Hương Tích, anh Duy vội vàng đưa vào miệng, còn nữ du khách Đ. T thì lẩm nhẩm xin trúng số khi xoay bánh xe Kinh Luân trước chùa Thiên Trù.

Hòa thượng Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Thông tin - Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng cho rằng chuông, lư hương, hay tượng Phật... chỉ là các vật thờ mang tính biểu trưng chứ không phải là vật gì linh thiêng mà chạm vào để được phúc, hay chui vào là được giải nghiệp, thoát mọi tội lỗi.

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Tin nhanh tối 29/2: Đi chùa Hương chạm vào vật thờ để… giải nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO