Tin công nghệ 8/10: Chi phí sản xuất iPhone 14 cao kỷ lục

Việt Báo (Tổng hợp)| 08/10/2022 07:00

Chi phí sản xuất iPhone 14 cao kỷ lục; Binance bị tấn công mạng, tổn thất khoảng 100 triệu USD

- Chi phí sản xuất iPhone 14 cao kỷ lục

Theo Nikkei, chi phí sản xuất dòng iPhone 14 tăng khoảng 20% so với thế hệ trước, nhiều khả năng ảnh hưởng biên lợi nhuận của Apple.

Nikkei đã “mổ xẻ” ba mẫu iPhone 14 vừa lên kệ của Apple và phát hiện chi phí sản xuất của chúng cao kỷ lục. Do không tăng giá tại Mỹ và một số thị trường, chi phí sản xuất cao hơn đồng nghĩa biên lợi nhuận có thể giảm. Fomalhaut đã hỗ trợ Nikkei kiểm tra 3 mẫu iPhone 14, 14 Pro và 14 Pro Max.

Fomalhaut ước tính linh kiện iPhone 14 Pro Max là 501 USD, tăng hơn 60 USD so với iPhone 13 Pro Max. Dù chi phí linh kiện trên mẫu iPhone cao cấp nhất thường nằm trong khoảng 400 USD và 450 USD từ năm 2018, mức tăng hơn 60 USD là lớn nhất.

Chi phí sản xuất cao chủ yếu do chip A16 Bionic trong iPhone 14 Pro và 14 Pro Max. Con chip này có giá 110 USD, cao gấp 2,4 lần so với A15 năm ngoái. TSMC và Samsung Electronics là hai nhà thầu duy nhất trên thế giới có thể sản xuất chip 4nm số lượng lớn.

- Binance bị tấn công mạng, tổn thất khoảng 100 triệu USD

Cộng đồng tiền số đang xôn xao trước sự kiện BNB Chain và BSC Token Hub - cầu nối của một trong những blockchain phổ biến nhất hiện nay bị tấn công, khiến một lượng token quản trị của nền tảng là Binance Coin (BNB) bị chuyển sang các ví một cách bất thường.

CEO Binance Changpeng “CZ” Zhao đang trạng thái trên Twitter với nội dung: “Vấn đề hiện đã được kiểm soát. Tài sản của các bạn an toàn. Chúng tôi xin lỗi vì sự bất tiện và sẽ cung cấp thêm các thông tin cập nhật”.

Tổn thất hiện tại ước tính vào khoảng 100 triệu USD. Trong khi đó, người phát ngôn của Binance trả lời Bloomberg rằng ít nhất 7 triệu USD các tài sản bị trộm hiện đã bị phong toả.

Hai tiếng sau khi CEO Binance đăng tweet, tài khoản Twitter chính thức của Binance đã thông báo BNB Chain đang trong tình trạng bảo trì và xin lỗi vì bất tiện.

- Apple chấp nhận tăng giá chip của TSMC

Xưởng đúc chip lớn nhất thế giới TSMC đã đưa ra yêu cầu tăng giá 3% cho chip A17 Bionic của Apple và được hãng đồng ý.

Theo Tech Times, thông tin này được đưa ra không lâu sau khi một báo cáo cho biết TSMC đang tìm cách tăng giá chip của mình, trong khi Apple đã từ chối điều này. Báo cáo trước đó nói rằng TSMC cũng đã liên hệ với Nvidia về kế hoạch tăng giá của họ. Mức tăng mà TSMC đưa ra đối với Apple và Nvidia là 5% và 6%, tương ứng cho các chip 12 inch và 8 inch.

Mặc dù Apple chịu trách nhiệm về 25% doanh thu của TSMC, nhưng xưởng đúc chip lớn nhất thế giới vẫn đang nắm đằng chuôi. Apple sẽ mất hàng năm và hàng tấn tiền để xây dựng một nhà máy chế tạo chip nếu muốn độc lập về mặt sản xuất. Gã khổng lồ công nghệ Mỹ chắc chắn có tiền, nhưng điều họ không có là thời gian hoặc chuyên môn.

- Twitter và tỷ phú công nghệ Elon Musk sẽ phải hoàn tất thỏa thuận trước ngày 28/10

Thẩm phán tòa án bang Delaware, bà Kathaleen McCormick, ngày 6/10 đã ra phán quyết dừng vụ kiện của Twitter Inc nhằm vào ông Elon Musk ngay trước khi diễn ra phiên tòa để tỷ phú có thêm thời gian huy động nguồn lực thực hiện vụ thâu tóm mạng xã hội này với giá 44 tỷ USD.

Phán quyết được đưa ra khi các dự định của ông Musk vài ngày trước còn chưa rõ ràng và có nghĩa tỷ phú này sẽ không phải ra điều trần trong tuần này về những tuyên bố rằng Twitter gian lận về số lượng tài khoản giả mạo và tin nhắn rác trên nền tảng này.

Theo phán quyết, bà McCormick tuyên bố nếu ông Musk, người giàu nhất thế giới, không toàn tất thỏa thuận trước ngày 28/10 với mức giá mua lại 54,2 USD/cổ phiếu, phiên tòa sẽ diễn ra vào tháng 11.

Twitter cho biết mong muốn hoàn tất thương vụ với mức giá trên trước ngày 28/10.

- Chrome phát hiện 303 lỗ hổng bảo mật, là trình duyệt dễ bị tấn công nhất thế giới

Hãng cung cấp dịch vụ VPN hàng đầu thế giới là Atlas vừa công bố số liệu về lỗ hổng bảo mật trên các trình duyệt Internet hiện hành. Theo đó, Chrome là trình duyệt dễ bị tấn công nhất năm 2022 với 303 lỗ hổng bảo mật.

Hai cái tên tiếp theo đứng sau Chrome là Mozilla Firefox (117 lỗ hổng) và Microsoft Edge (103 lỗ hổng). Như vậy, so với các vị trí kế cận, Chrome mất an toàn hơn gần gấp 3 lần. Tính tổng cộng từ khi ra mắt, Chrome đã phát hiện được 3159 lỗ hổng bảo mật, nhiều nhất trong lịch sử Internet thế giới. Nói cách khác, người dùng Chrome đang rất dễ bị tấn công mạng.

Thống kê cho thấy trình duyệt Safari có số lượng lỗ hổng bảo mật thấp nhất với 26 lỗ hổng được ghi nhận trong 9 tháng đầu năm 2022. Trình duyệt của Apple đã giữ vững thành tích này liên tục trong nhiều năm. Trong đó tổng lỗ hổng tích lũy của Safari là 1.139.

Một nguyên nhân khiến cho Chrome dễ bị tấn công là trình duyệt này được phát triển dựa trên mã nguồn mở Chromium. Với sự phổ biến và lượng người dùng cao nhất thế giới hiện nay, Chrome luôn là mục tiêu để các tin tặc nhắm tới.

Theo Tổng hợp
Copy Link
Bài liên quan
  • Sớm đấu giá thêm tần số mới cho mạng 4G, 5G
    Bộ TT&TT đang làm các thủ tục để đấu giá lại khối băng tần C3 (3.800-3.900 MHz). Việc đấu giá tần số 700 MHz dự kiến được thực hiện trong năm 2024
  • Không đưa thông tin sai lệch lên mạng xã hội dù chỉ là hài hước
    Theo số liệu về công tác giám sát tỷ lệ thông tin trên báo chí của Bộ Thông tin và Truyền thông, tháng 4/2024, tỷ lệ thông tin tiêu cực trên báo chí là 19,03%, tăng 0,92% so với tháng trước (giảm 7,69% so với cùng kỳ). Tỷ lệ thông tin tích cực trên báo chí là 60,23%, giảm 2,17% so với tháng trước (giảm 2,48% so với cùng kỳ).
  • Loạt sản phẩm công nghệ mới ra mắt
    Huawei vừa giới thiệu loạt thiết bị đeo tay, thiết bị nghe, sản phẩm văn phòng thông minh cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC), bao gồm đồng hồ HUAWEI WATCH FIT 3, laptop HUAWEI MateBook X Pro, và máy tính bảng HUAWEI MatePad 11.5”S.
  • 91% lừa đảo trên không gian mạng liên quan đến tài chính
    Theo thống kê, năm 2023, trên Cổng cảnh báo an toàn thông tin ghi nhận gần 16.000 phản ánh lừa đảo trực tuyến, gây thiệt hại hơn 390.000 tỷ đồng, tương đương 3,6% GDP; trong đó có 91% thông tin liên quan lĩnh vực tài chính, tăng 64,78% so với năm 2022. Tỷ lệ người dùng nhận tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo trực tuyến là 73%.
  • Muốn diệt lừa đảo trên mạng phải giải quyết được SIM rác
    Việc giải quyết vấn đề SIM rác là trách nhiệm lớn của các nhà mạng trong cuộc chiến chống lừa đảo, bảo vệ người dùng Internet Việt Nam.
  • Một giải Poker bị hủy sau khi Chủ tịch Hà Nội yêu cầu rà soát
    Liên quan một giải đấu Poker đang được quảng cáo trên mạng xã hội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội giao các đơn vị khẩn trương kiểm tra, yêu cầu dừng ngay việc tổ chức giải nếu chưa thực hiện đúng quy trình.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Tin công nghệ 8/10: Chi phí sản xuất iPhone 14 cao kỷ lục
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO