Tìm hiểu thú vị vê giống chó Corgi bạn không nên bỏ lỡ!

02/04/2023 11:50

Những Thông Tin Thú Vị Về Corgi Welsh – Giống Chó Chân Ngắn Siêu Đáng Yêu

cho-corgi-gia-re-duoi-1-trieu-leading.jpg

Giống chó Corgi (hay còn được biết đến với tên gọi khác là Corgi Welsh), là giống chó cảnh dễ thương nhất Thế Giới. Chúng có nguồn gốc từ xứ Wales, Vương quốc Anh. Corgi luôn dẫn đầu danh sách những giống chó được nuôi phổ biến nhất trên Thế Giới cũng như tại Việt Nam.

Tại sao người ta lại yêu thích giống thú cảnh này đến vậy?

1. Lịch sử ra đời của giống chó Corgi

Giống chó Corgi có lịch sử khá lâu đời. Người ta ước tính, chúng bắt đầu xuất hiện vào khoảng 3000 năm trước tại xứ Wales, Vương Quốc Anh. Có khá nhiều giả thuyết được đưa ra về tổ tiên của Corgi, nhưng khả năng cao nhất, có lẽ chúng bắt nguồn từ Vallhunds (một giống chó lùn của Thụy Điển).

cho-corgi-4(1).jpg
Chó Corgi có xuất xứ từ xứ Wales, nước Anh

Trong suốt hàng nghìn năm, Corgi được sử dụng với mục đích chính là chó chăn gia súc và hỗ trợ con người trong việc săn bắt. Ưu điểm của Corgi là chân lùn, mình dài nhưng cực kì nhanh nhẹn. Điều đó giúp chúng dễ dàng tránh được những cú đá hậu của một số con gia súc lớn. Đồng thời, tiếng sủa của các bé Corgi cực kì uy lực, có thể dằn mặt gia súc, khiến chúng khiếp sợ.

Từ sau thế kỷ 16 – thời kì Châu Âu cũng như nước Anh phát triển thịnh vượng, Corgi không còn được sử dụng để chăn gia súc. Thay vào đó, những bé cún này được nuôi như thú cưng trong các hộ gia đình. Chúng dần trở nên phổ biến tại Châu Âu và được các gia đình hoàng gia Anh yêu thích. Nhất là dưới thời của nữ hoàng Anh Elizabeth đệ nhị.

Tại Việt Nam, vào khoảng năm 2010, Corgi mới bắt đầu xuất hiện và du nhập. Chúng không hề bị lép vế so với các giống chó cảnh khác. Ngay lập tức Corgi trở thành hiện tượng được nhiều người chơi thú cảnh quan tâm và săn lùng. Tuy nhiên, muốn sở hữu một bé cún Corgi lúc đó không hề dễ dàng khi giá chúng quá đắt và số lượng cá thể ở Việt Nam cũng không nhiều.

Phân loại chó Corgi

Lúc đầu, những chú chó chân ngắn Corgi chỉ có một loại duy nhất và có tên gọi là Welsh Corgi. Nhưng sau một thời gian, do có nhiều giống chó mới du nhập vào xứ Wales, Corgi bắt đầu giao phối với chúng và cho ra đời một nhánh mới có tên là Pembroke Welsh Corgi (người ta gọi ngắn gọn là Pembroke Corgi). Còn giống chó Corgi cổ xưa được gọi bằng cái tên khác là Cardigan Welsh Corgi.

phan-loai-cho-corgi-3.jpg
Phân loại chó Corgi

Pembroke Corgi đang dẫn đầu trong nhóm những giống cảnh khuyển được ưa chuộng nhất trên Thế Giới. Chúng có ngoại hình khá ngộ nghĩnh với phần mông to hình trái tim rất đặc biệt. Độ phổ biến của Pembroke cao hơn nhiều so với người anh em Cardigan Corgi. Các bé cún Cardigan hiện nay số lượng không còn nhiều.

Pembroke Corgi còn nổi tiếng là giống chó Hoàng gia của nữ hoàng Anh Elizabeth đệ nhị

cardigan-vs-pembroke-welsh-corgi.jpg
Phân biệt chó Pembroke Corgi và Cardian Corgi

Chiều cao, cân nặng

Pembroke Corgi: Các bé có chiều cao khoảng 25-30cm và cân nặng từ 9- 13kg. Giống cảnh khuyển này sẽ phát triển đầy đủ kích thước, cân nặng đạt tiêu chuẩn khi 9 tháng tuổi. Tuy nhiên, Pembroke khá tham ăn, đó đó rất dễ béo phì. Cán nặng của chúng có thể lên đến 20kg nếu bạn cho chúng ăn quá nhiều mà không thường xuyên tập thể dục.

Cardian Corgi: Dòng Corgi này có kích thước nhỉnh hơn một chút so với Pembroke. Chiều cao của chúng vào khoảng 30-35cm và cân nặng từ 12-15kg (giống Corgi thường không có nhiều sự khác biệt giữa con đực và con cái). Cũng giống như Pembroke, Cardigan rất dễ bị béo phì. Bạn nên chú ý nhiều hơn đến khẩu phần ăn và chế độ tập luyện của các bé cún.

Thân hình

Corgi thuần chủng có đặc điểm chung đó là thân dài và 4 chân ngắn. Khác với giống chó cảnh hiện nay, chân Corgi càng ngắn, thân hình càng dài thì càng đẹp. Theo đó, những bé Corgi có ngực sát đất giá sẽ rất cao. Và dù thân hình có phần lạ, mất cân đối thì chúng vẫn được săn đón nhiệt tình.

than-hinh-corgi-1.jpg
Chó Corgi có thân dài và 4 chân ngắn

Phần đầu

Corgi chân ngắn có đôi tai hình tam giác, dựng thẳng. Tai và mặt của các bé có tỷ lệ khá cân đối. Mõm của Corgi dài và nhọn, mắt chúng to tròn, miệng và khuôn hàm nhỏ nhưng cực kì sắc nhọn. Nhìn tổng thể, khuôn mặt của Corgi trông giống loài cáo nên chúng còn được gọi là Foxy Dog.

Đuôi

Đây là đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt giữa Pembroke và Cardigan. Trong khi Pembroke có đuôi cụt lủn thì Cardigan lại có đuôi khá dài và cụp. Thông thường, những bé Pembroke khi sinh ra đều có đuôi ngắn, nếu quá dài thì sẽ cắt đi khi được 2-5 ngày tuổi. Theo Hiệp hội chó Hoa Kỳ AKC, đuôi của Pem đạt chuẩn khi ngắn hơn 5cm.

Bộ lông

Bộ lông dày 2 lớp của các bé Corgi có kết cấu khá giống với loài chó tuyết Samoyed, Alaska và Husky. Lớp lông trong ngắn, mỏng, mềm mượt có tác dụng giữ nhiệt, giúp Corgi chống chịu với khí hậu lạnh giá xứ Wales. Lớp lông ngoài thì dày và dài hơn, đặc biệt không thấm nước giúp Corgi thuận tiện trong việc di chuyển dưới thời tiết sương giá.

mau-long-cho-corgi.jpg
Chó Corgi có bộ lông dày 2 lớp

Theo Siêu Pet thấy, hiện nay trên thị trường màu lông của Corgi không thực sự đa dạng lắm. Tuy nhiên, cả hai giống chó đều có đặc điểm chung là phần lông ở mõm, ngực và 4 chân đều có màu trắng:

- Đối với Pembroke Corgi: Màu lông phổ biến là màu cam – trắng, vàng – trắng, hiếm gặp hơn là đen – trắng, nâu – trắng, nâu đỏ – đen – trắng.

- Đối với Cardigan Corgi: Màu lông thường gặp là nâu đốm, đen, xanh chim két, đen và nâu vàng nhạt, màu lông chồn Sabel và đỏ hay kết hợp thêm một vài đốm trắng.

Những chú chó Corgi thường có xu hướng rụng lớp lông ngoài vào giai đoạn cuối mùa xuân – đầu mùa hạ và bắt đầu mọc lại vào mùa thu. Nhưng với những bé Corgi sinh trưởng tại Việt Nam, chúng thường bị rụng lông quanh năm, nhất là vào mùa hè nắng nóng.

4. Đặc điểm tính cách của giống chó Corgi

Giống chó Corgi rất khôn ngoan. Chúng thuộc Top 11 trong danh sách những giống cảnh khuyển thông minh nhất Thế Giới.

Do có trí thông minh vượt trội nên việc huấn luyện cho chúng khá dễ dàng. Corgi chỉ cần học từ 4-5 lần là có thể nắm được những mệnh lệnh mà bạn ra lệnh cho chúng.

Corgi cũng là một người bạn rất trung thành. Chúng thường chỉ coi một người duy nhất là chủ. Đồng thời, những anh bạn này có thể sẵn sàng lao vào ứng chiến nếu chủ nhân bị đe dọa.

tinh-cach-cua-corgi-1.jpg
Corgi rất yêu quý trẻ nhỏ

Corgi khá thân thiện và rất yêu quý trẻ em. Tuy nhiên, Corgi rất tăng động, ít khi chịu ngồi yên, bạn không nên cho chúng chơi với những đứa trẻ quá nhỏ tuổi.

Corgi thông minh nhưng đôi khi rất ương bướng. Có thể đôi lúc, những chú cún này sẽ cố tình không làm theo ý bạn. Đừng nghĩ rằng chúng không hiểu, Corgi hoàn toàn nhận thức được hành động của mình. Bạn cần phải nghiêm túc và cứng rắn hơn trong việc huấn luyện. Tuyệt đối không được dễ dãi mỗi khi chúng không nghe lời.

Corgi sủa rất nhiều và dai dẳng nếu không có sự nhắc nhở. Bạn nên kiểm soát tính cách này và dạy các bé Corgi biết sủa và ngừng sủa đúng lúc.

Giống cảnh khuyển chân ngắn này cực kì năng động. Bạn nên dẫn chúng ra ngoài chơi thường xuyên, cho chúng chạy nhảy và nô đùa mỗi ngày để giải phóng năng lượng. Đồng thời, vận động sẽ giúp tiêu hao calo, tránh căn bệnh béo phì rất hay gặp ở giống cảnh khuyển này.

5. Cách chăm sóc giống chó Corgi ở Việt Nam 

Môi trường sống phù hợp

Những chú chó Corgi xứ Wales có nguồn gốc từ vùng đất lạnh giá nên chúng không thực sự phù hợp với khí hậu nóng ẩm tại Việt Nam. Khi nuôi, bạn nên chú ý giữ môi trường sống xung quanh các bé Corgi luôn mát mẻ.

Nhiệt độ lý tưởng để Corgi cảm thấy thoải mái là từ 25-30 độ C. Nếu nhiệt độ quá nóng, bạn nên giữ các bé Corgi trong phòng điều hòa. Chỉ để các bé ra ngoài chơi vào sáng sớm hoặc tối muộn khi nhiệt độ giảm thấp nhất.

moi-truong-song-cua-corgi.jpg

Pembroke Corgi có khuynh hướng tăng động hơn so với Cardigan Corgi. Do đó, chúng thích hợp với cuộc sống ở nông thôn hay tại những nơi có không gian rộng rãi.

Còn Cardigan Corgi thì có thể sống tại thành thị, trong những căn hộ. Tuy nhiên, dù sống ở đâu thì hai giống Corgi này đều đòi hỏi được chạy nhảy mỗi ngày.

Chế độ dinh dưỡng cần thiết

- Đối với chó Corgi con từ 1-2 tháng tuổi

Vào độ tuổi này, Corgi còn khá nhỏ, cơ hàm và răng chưa phát triển đầy đủ. Bạn chỉ nên cho chúng ăn cháo thịt nạc hoặc cơm nhão xay nhuyễn. Nếu bạn chọn cho các bé thức ăn hạt thì nên ngâm mềm từ 5-10 phút trước khi cho ăn. Có thể bổ sung cho chúng sữa ấm, khoảng 200ml mỗi ngày.

Với những bé cún nhỏ tuổi thì nên cho ăn nhiều bữa trong ngày, khoảng 4-5 bữa. Lượng thức ăn nên được chia đều và phù hợp với độ tuổi.

- Đối với chó Corgi từ 3-6 tháng tuổi

Khi các bé Corgi được 3 tháng tuổi, bạn nên bắt đầu thêm vào khẩu phần ăn của chúng các loại thực phẩm như: Thịt, cá, cua, tôm, trứng, rau, củ, quả, ngũ cốc,… để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cún phát triển toàn diện.

Lưu ý: Thức ăn hạt vẫn phải làm mềm trước khi cho ăn. Thịt, cá, tôm, rau,… thì nên xay nhỏ, sau đó trộn vào cơm. Thực phẩm cho cún luôn phải được nấu chín, không cho bé cún sử dụng đồ tươi sống

thuc-an-cho-corfi.jpg

Giai đoạn này, bạn có thể giảm khẩu phần ăn của bé cún Corgi xuống còn 3-4 bữa một ngày: Sáng, trưa, chiều, tối. Có thể bổ sung thêm sữa ấm vào bữa phụ, tầm 300ml mỗi ngày.

- Đối với Corgi từ 6 tháng tuổi trở lên

Từ 6 tháng tuổi trở lên, bạn đã có thể cho Corgi ăn theo chế độ của chó trưởng thành. Chất dinh dưỡng quan trọng nhất bạn cần cung cấp đó là protein và canxi để chúng phát triển cơ và xương chắc khỏe.

Ngoài ra, bạn cũng cần bổ sung thêm chất xơ, vitamin và khoáng chất trong các loại rau, củ, tôm, cua, ốc,… để Corgi phát triển toàn diện.

Người nuôi có thể giảm khẩu phần ăn của Corgi xuống còn 2-3 bữa một ngày. Nhưng lưu ý, giảm bữa ăn thì phải tăng khối lượng thức ăn cho phù hợp với độ tuổi của cún.

Những chú chó Corgi giai đoạn này không cần phải làm mềm thức ăn nữa. Bạn có thể cho chúng ăn tự nhiên để kích thích việc nhai, phát triển cơ hàm.

Đây cũng là giai đoạn để Corgi phát triển về bộ lông. Nếu muốn lông chúng bóng, mượt thì bạn có thể cho cún Corgi ăn thêm 2-3 quả trứng vịt lộn mỗi tuần. Bạn nên chế biến thực phẩm chín trước khi cho cún ăn.

Một số chú ý khi cho Corgi ăn

- Bạn không nên cho Corgi ăn quá nhiều chất béo, lượng thức ăn cũng nên vừa đủ vì giống cảnh khuyển này rất dễ bị béo phì.

- Tuyệt đối không cho Corgi ăn xương cứng, nhất là những chú chó nhỏ tuổi. Chúng có thể bị hóc hoặc bị mảnh xương li ti đâm vào thành ruột

- Bạn không nên cho Corgi ăn nội tạng động vật do chúng có quá nhiều chất, Corgi có thể bị thừa cân.

- Thức ăn khô thật sự rất phù hợp với Corgi. Cún vừa được cung cấp đầy đủ các chất, vừa giúp bạn tiết kiệm thời gian trong việc chăm sóc.

- Corgi có sở thích ăn kem vì loại thực phẩm đông lạnh này giúp cơ thể chú cún giải nhiệt khá tốt. Bạn có thể mua kem dành riêng cho Corgi ăn vào mùa hè.

cho-corgi-thich-an-gi.jpg

Hoạt động mỗi ngày

Nếu bạn không cho Corgi hoạt động thường xuyên, chúng rất dễ bị bệnh béo phì – Đây căn bệnh hay gặp nhất ở những giống chó chân lùn.

Bạn nên dẫn cún Corgi ra ngoài mỗi ngày, cho chúng chạy nhảy, nô đùa để rèn luyện thân thể cũng như tính cách. Bé cún Corgi rất thích đuổi theo xe máy, xe đạp, xe ô tô hay theo các chú cún khác. Nếu dẫn chúng ra ngoài, bạn nên chuẩn bị dây xích đề phòng trường hợp Corgi không nghe lời.

cho-cho-corgi-chay-nhay.jpg
Nên cho Corgi ra ngoài mỗi ngày

Bạn không cần dẫn Corgi ra ngoài quá lâu, chỉ cần 25-30 phút mỗi ngày là được. Trời mùa hè nắng nóng thì nên dẫn bé cún Corgi đi dạo vào thời điểm buổi sáng hoặc buổi tối.

Vệ sinh lông cho Corgi

6-quan-niem-sai-lam-trong-cham-soc-cho-01.jpg

Corgi có bộ lông dài và khá dày, do đó việc chăm sóc lông thường xuyên cực kì cần thiết. Dưới đây là một vài lưu ý mà Siêu Pet khuyên bạn nên làm khi chăm sóc bộ lông cho cún cưng Corgi của mình:

- Chải lông cho chúng hàng ngày để tránh tình trạng lông bị rối, đồng thời loại bỏ các lông chết.

- Tắm cho Corgi mỗi tuần ít nhất một lần. Do Corgi khá năng động, trong khi lông của chúng lại rất dễ bị bụi bẩn bám vào sau mỗi lần ra ngoài chơi.

- Sử dụng các sản phẩm sữa tắm chăm sóc lông dành riêng cho cún để bộ lông của Corgi óng ả và mượt mà.

- Sau khi tắm, bộ lông của chú cún cần được sấy khô. Bởi vì Corgi có kết cấu lông rất dày, nếu để khô tự nhiên sẽ mất nhiều thời gian.

- Không được để lông Corgi ẩm ướt lâu ngày. Điều này có thể tạo điều kiện cho một số loại vi khuẩn gây bệnh phát triển.

- Cần cắt tỉa lông cho Corgi thường xuyên, nhất là vào mùa hè để cơ thể chúng thoải mái, thoáng mát, tránh hiện tượng bị sốc nhiệt.

6. Những bệnh chó Corgi hay gặp phải. Nguyên nhân và cách phòng bệnh

Giống chó Corgi có tuổi thọ khá cao từ 13-15 năm. Tuy nhiên, tại Việt Nam rất hiếm có chú cún nào đạt đến độ tuổi đó. Do môi trường sống tại nước ta không thực sự lý tưởng cho chúng. Những bé cún Corgi chân ngắn tại Việt Nam thường hay mắc phải các căn bệnh phổ biến sau

benh-cho-corgi-mac-phai.jpeg

Bệnh tổn thương cột sống

- Nguyên nhân: Cấu trúc cơ thể Corgi là mông to chân ngắn, lưng dài, không cân đối. Vì thế chúng rất dễ gặp chấn thương xương cột sống khi vận động quá mạnh hoặc nhảy quá cao.

- Cách phòng tránh: Khi cho Corgi ra ngoài chơi, bạn nên giữ cho chúng chạy nhảy ở mức độ vừa phải. Tốt hơn hết là bạn nên chuẩn bị dây xích dài để dễ quản lý. Khi Corgi có biểu hiện tăng động, bạn nên giữ chúng ngồi im một lúc, sau đó mới thả cho chạy nhảy tiếp.

Bệnh nấm, ghẻ, bọ chét trên da

- Nguyên nhân: Căn bệnh này 100% là do bạn không chăm sóc lông cho cún cưng Corgi thường xuyên. Lông của Corgi rất dày và dài. Nếu không được vệ sinh thường xuyên, đó sẽ là nơi trú ẩn lý tưởng cho các loại vi khuẩn, các loại bọ chét, ve chó,… Lâu dần dẫn đến bệnh ghẻ lở, nấm, ký sinh trùng trên da của Corgi.

- Cách phòng tránh: Giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé cún Corgi. Tắm cho chúng ít nhất 1-2 lần mỗi tuần. Cắt tỉa lông gọn gàng cho cún khoảng 2 tháng một lần. Đồng thời, có thể sử dụng các loại vaccine phòng bệnh trên da cho Corgi. Bạn có thể đưa Corgi đến các trung tâm chăm sóc thú cưng gần nhất để đăng kí tiêm phòng

Bệnh béo phì

corgi-beo-phi-1.jpg

- Nguyên nhân: Béo phì là bệnh hay gặp nhất ở những giống chó chân lùn như Lạp Xưởng và Corgi. Nguyên nhân chủ yếu là do bạn cho chúng ăn quá nhiều chất béo và không hoạt động thường xuyên.

- Cách phòng tránh: Bạn nên chú ý khối lượng các chất dinh dưỡng trong thức ăn của Corgi. Cung cấp cho cún nhiều chất đạm, chất xơ, vitamin và giảm chất béo đi. Chất béo có trong thịt cá cũng vừa đủ cho Corgi.

Bạn không nên cho chúng ăn thêm mỡ bò, mỡ gà hay mỡ lợn gì cả. Điều này thật sự không tốt cho bé cún của bạn. Ngoài việc chú ý lượng thức ăn chủ nuôi thì cũng nên dẫn Corgi tập luyện thường xuyên để cơ thể săn chắc, chống béo phì

Một số bệnh khác ít gặp hơn ở giống chó Corgi

- Hip Dysplasia: Đây là bệnh di truyền ở Corgi khi gặp tình trạng xương đùi không khớp với xương hông. Corgi có thể đi lại khó khăn nếu bị mắc bệnh này.

Bệnh đục thủy tinh thể: Bệnh này thường hay gặp ở những chú chó Corgi lớn tuổi. Khi bị mắc, mắt của Corgi sẽ đục và mờ, thị lực thường rất kém.

- Bệnh suy nhược da: Đây cũng là bệnh di truyền. Những bé Corgi bị bệnh này thường có làn da rất mỏng, dễ bị tổn thương. Các mạch máu dưới da có thể bị vỡ bất cứ lúc nào, gây nên các vết thâm tím. Đối với những bé cún Corgi bị bệnh này, thường được khuyến cáo không nên cho vận động nhiều, tránh va đập.

- Bệnh loạn sản võng mạc: Đây là căn bệnh bẩm sinh ở Corgi. Khi sinh ra, những bé cún Corgi con mắc bệnh này thường có võng mạc tách rời nhau, gây nên tình trạng mù lòa.

7. Giá tiền của Corgi trên thị trường Việt Nam

Tại thị trường Việt Nam, số lượng những bé Corgi khá khan hiếm do việc nhân giống chưa phổ biến và số lượng Corgi con được sinh ra trong một lứa cũng không nhiều. Chính vì thế, để sở hữu một bé cún Corgi, bạn phải chi ra một khoản tiền không hề nhỏ.

gia-tien-corgi.jpg

Giá của Corgi tại Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nguồn gốc xuất xứ. Theo đó, Corgi sinh ra tại Việt Nam có giá thấp nhất: 8-25 triệu đồng/bé. Các bé Corgi nhập khẩu từ nước ngoài về sẽ có giá gấp nhiều lần tại Việt Nam: Mức giá trên 35 triệu đồng.

Nếu muốn biết chi tiết giá của Corgi trên thị trường hiện nay và những yếu tố cấu thành nên giá của chúng, Siêu Pet mời bạn tham khảo bài viết: “Bảng Giá Chó Corgi Trên Thị Trường Hiện Nay – Giá Chúng Phụ Thuộc Vào Những Yếu Tố Nào?”.

8. Lời kết

Trên đây là những thông tin hữu ích về giống cảnh khuyển Corgi chân ngắn, mông to. Hi vọng qua bài viết này, bạn đọc có thể nắm bắt được những thông tin cơ bản về giống cảnh khuyển đáng yêu Corgi.

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
  • Ám ảnh cảnh giết mổ, chủ quán ở Đồng Nai nghỉ bán, 'trả tự do' cho 16 con chó
    Không muốn các con thấy cảnh giết mổ, chủ quán ở Đồng Nai thường dậy sớm làm thịt chó. Mới đây, anh quyết định nghỉ bán, chuyển nghề sau nhiều năm sống trong ám ảnh.
  • Độc lạ món cá sống ủ chua thành đặc sản
    Trước đây, cá sống được người dân ở Vĩnh Phúc sơ chế sạch và đem ủ với thính để muối chua nhằm kéo dài thời gian bảo quản. Lâu dần, món ăn này trở thành đặc sản có vị lạ miệng, hút khách thập phương.
  • Phát triển du lịch văn hóa nhìn từ thực tiễn sống động tại TP.HCM
    Biểu tượng (logo) của ngành du lịch TP.HCM là hình ảnh chợ Bến Thành, kết hợp cùng khẩu hiệu (slogan) “Vibrant Ho Chi Minh City - TP.HCM Sống động”, phủ lên dải quang phổ đa sắc màu. Nếu hình dung bức tranh du lịch TP.HCM qua sự phong phú màu sắc như thế, thì ở đó, không thể thiếu thực tiễn sống động của du lịch văn hóa - mũi nhọn trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa hiện nay, dựa trên các giá trị đặc sắc của vùng đất đa dạng văn hóa, giàu tài nguyên du lịch văn hóa.
  • Malaysia được coi như cửa ngõ tiến vào thị trường Đông Nam Á
    Với nền kinh tế đa dạng, cơ sở hạ tầng tiên tiến và vị trí chiến lược tại trung tâm ASEAN, Malaysia được coi là cửa ngõ cho các doanh nghiệp muốn tận dụng tiềm năng của thị trường khu vực.
  • Cần bao nhiêu điểm IELTS để du học?
    IELTS là một trong những chứng chỉ tiếng Anh phổ biến và quan trọng nhất dành cho các bạn trẻ muốn du học. Đây không chỉ là tấm vé thông hành giúp bạn chứng minh năng lực ngôn ngữ mà còn là yếu tố quyết định bạn có đủ điều kiện nhập học tại các quốc gia như Úc, Canada, Mỹ, Anh, và New Zealand hay không. Tuy nhiên, mức điểm yêu cầu lại không giống nhau giữa các quốc gia, các trường và thậm chí là từng chương trình học.
Đừng bỏ lỡ
Tìm hiểu thú vị vê giống chó Corgi bạn không nên bỏ lỡ!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO