Trong bối cảnh mối quan tâm về quyền riêng tư cá nhân đang ngày càng tăng, Telegram, một ứng dụng nhắn tin có thể xóa các bài đăng, cũng đạt thứ hạng cao trong danh sách này do đại dịch COVID-19 khiến nhu cầu giao tiếp trực tuyến tăng lên mạnh mẽ.
ByteDance đã tung ra phiên bản quốc tế của TikTok vào năm 2017. Kể từ đó, ứng dụng đã vượt qua Facebook, WhatsApp, Instagram và Facebook Messenger, vốn đều thuộc sở hữu của Facebook, về lượt tải về, ngay cả ở Mỹ.
Nina, 37 tuổi, sống tại Portland, Mỹ cho biết: "Tôi thưởng thức các video của những nghệ sĩ không biểu diễn trực tiếp do đại dịch."
Một số người tin rằng thông tin cá nhân trên TikTok không hề an toàn. Hồi năm ngoái, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gây áp lực đến ByteDance, kêu gọi họ bán bộ phận của mình tại Mỹ, hoặc nếu không sẽ bị cấm tại quốc gia này. Tuy nhiên, mức độ phổ biến của ứng dụng đã tăng lên trong thời kỳ đại dịch, trở thành ứng dụng được tải về nhiều nhất ở châu Âu, Nam Mỹ và Mỹ.
Tổng thống Joe Biden đã rút lại lệnh hành pháp mà ông Trump đưa ra trước đó, nhưng những bất ổn vẫn còn tồn tại. Dẫu The Financial Times mới đây đưa tin rằng ByteDance đã lên kế hoạch niêm yết cổ phiếu trong những tháng tháng tới, thế nhưng, một phát ngôn viên ByteDance xác nhận với Nikkei Asia rằng thông tin đó "không chính xác", khẳng định công ty không có kế hoạch niêm yết trên thị trường chứng khoán hiện tại.
Likee (Trung Quốc), một đối thủ cạnh tranh của TikTok, cũng là một nền tảng tạo các video ngắn, được nhiều công ty sử dụng để quảng bá, tiếp thị. Ứng dụng này xếp thứ 8 trong bảng xếp hạng ứng dụng tải về nhiều nhất trên toàn cầu.
Vào năm 2021, WhatsApp thông báo họ sẽ chia sẻ dữ liệu nhắn tin với Facebook nhằm mục đích tạo ra tương tác giữa người dùng và công ty. Dù rằng WhatsApp hứa sẽ bảo vệ thông tin về liên lạc giữa bạn bè và gia đình, một số người dùng đã quyết định chuyển sang các ứng dụng khác.
Đi ngược lại xu hướng đó, Telegram – một ứng dụng nhắn tin ban đầu được phát triển ở Nga nhưng hiện có trụ sở tại Đức – đã vươn lên vị trí thứ 7. Nền tảng này cho phép người dùng điều chỉnh để xóa tin nhắn tự động sau một khoảng thời gian nhất định. Ứng dụng này đã gây được tiếng vang lớn với những người biểu tỉnh ở Hồng Kông và Thái Lan.
Người dùng trước đây thường bị thu hút bởi sự tiện lợi và dễ sử dụng của những phương tiện truyền thông xã hội miễn phí, nhưng gần đây, quyền riêng tư đã trở thành một vấn đề đáng quan tâm hơn. Shinichi Yamaguchi, Phó giáo sư tại Trung tâm Truyền thông Toàn cầu, tiết lộ với Nikkei rằng: "Cách tiếp cận xử lý dữ liệu của các công ty sẽ trở thành yếu tố quyết định đến sự lựa chọn của người tiêu dùng."
Discord cũng đã hưởng lợi từ việc cách ly xã hội do đại dịch. Đây là một ứng dụng ưa chuống đối với các game thủ trong việc trò chuyện trực tuyến. Discord cũng nhận được tài trợ từ Sony Group. Các dịch vụ truyền thông xã hội đã tạo tiền đề cho những khoản đầu tư bên ngoài cũng như sự tham gia của nhiều doanh nghiệp hơn.
Các ứng dụng nội địa thống trị thị trường Trung Quốc. Đây là nơi nhiều ứng dụng nước ngoài bị cấm cửa. Ba trong số 10 ứng dụng hàng đầu tại Trung Quốc đều là những ứng dụng đăng video ngắn, kể cả Douyin, tiền thân của TikTok mà ByteDance vẫn cung cấp ở Trung Quốc.
Douyin nổi tiếng về âm nhạc, khiêu vũ và các nội dung giải trí tổng hợp. Douyin Volcano Edition, vốn cũng thuộc sở hữu của ByteDance, cung cấp các video về cuộc sống hàng ngay, bao gồm cả cảnh những người đi đường ngã xuống đường hay những rủi ro khác.
Trong khi đó, nền tảng WeShow của Tencent lại gập trung vào game, kể cả những người nổi tiếng live stream quá trình chơi game.
Ngoài ra cũng có những cái tên mới như Little Red Book (RED, Xiaohongshu) xếp ở vị trí thứ 5. Nền tảng này kết hợp mạng xã hội với thương mại điện tử, chủ yếu là mỹ phẩm, thời trang, thực phẩm chức năng và hàng tiêu dùng. Tại Trung Quốc, truyền miệng là một cách quảng bá rất quan trọng, đặc biệt đối với phụ nữ. Một người dùng nữ ở Bắc Kinh cho biết: "Tôi đọc các đánh giá về mỹ phẩm cũng như những sản phẩm khác mỗi ngày."
Mạng trực tuyến đặc biệt phổ biến trong thế hệ Gen Z. Soul, ứng dụng đứng ở vị trí số 10, sử dụng trí thông minh nhân tạo để phân tích tính cách của người dùng thông qua các bài kiểm tra tâm lý, sau đó đưa ra những gợi ý về người khác vốn có lựa chọn tương tự. Đây là điểm khác biệt quan trọng so với các dịch vụ mai mối truyền thống, vốn không đưa ra các lựa chọn dựa trên hình ảnh khuôn mặt. Người dùng sử dụng ứng dụng này để ghép đôi hoặc chỉ để tìm bạn mới.
Các video ngắn đã trở nên phổ biến tại những khu vực khác ở Châu Á. Snack Video, một ứng dụng từ Kuaishou (Trung Quốc), được tải về nhiều thứ 6 ở Châu Á – Thái Bình Dương. Tính năng chính của nó là thương mại trực tiếp, kết hợp giữa phát sóng video và mua sắm trực tuyến. Nhiều công ty đã sử dụng nó để tăng doanh số trong đại dịch COVID-19.
Line, một ứng dụng vốn nổi tiếng ở Thái Lan, đã bị "đá" ra khỏi bảng xếp hạng toàn cầu do sự cạnh mạnh mẽ từ những cái tên mới. Tuy nhiên, tại Nhật Bản, nó đã vươn lên vị trí đầu tiên. Line đang nỗ lực để biến mình thành 1 siêu ứng dụng bằng cách nâng cao chức năng thanh toán.
Trong thời kỳ đại dịch, chính quyền Osaka đã sử dụng Line để người dân đăng ký tiêm vắc-xin. Nó cũng được các chính quyền địa phương khác ở Nhật Bản sử dụng để phổ biến thông tin, khiến nó ứng dụng này ngày càng trở thành một phần không thể thiếu của cơ sở hạ tầng hàng ngày.
"Tổng thời gian xem TikTok tại Mỹ và Anh lâu hơn YouTube và các video ngắn sẽ tiếp tục thu hút sự chú ý", Chuzen Kin, Giám đốc tiếp thị tại App Annie, một công ty tình báo thị trường ứng dụng, trao đổi với Nikkei. "Về mặt nội dung, âm nhạc và phim hài đang trở nên phổ biến hơn".
Lê Hữu (Theo Nikkei Asia)