Để thuê tòa nhà ở 120-122 Kha Vạn Cân làm trụ sở công ty với giá 450 triệu đồng/tháng, Nguyễn Thái Luyện đã đặt cọc 1,35 tỷ đồng. Khi Luyện bị bắt, cơ quan tố tụng đã yêu cầu chủ nhà phải nộp lại số tiền này.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cao Bằng vừa bắt giữ Nguyễn Tiến Long (trú tại huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Chủ tịch UBND TPHCM cho biết, quyết định hủy kết quả trúng đấu giá đất Thủ Thiêm đang trong quá trình tham mưu. Thành phố sẽ rà soát, xem xét lại các dự án đấu giá sau vụ việc của 4 lô đất Thủ Thiêm.
Rất đông du khách đã đặt cọc qua mạng từ 2,5 triệu đồng - 3,75 triệu đồng cho một fanpage có tên Helios Villa. Tuy nhiên, khi đến Vũng Tàu du lịch, họ mới phát hiện căn biệt thự trên... không tồn tại.
Thái chụp hình cây cảnh đẹp của người khác và đăng lên mạng xã hội rao bán với giá hàng chục triệu đồng. Nhận được tiền đặt cọc, Thái lập tức ngắt liên lạc với người mua để chiếm đoạt số tiền này.
Thời gian gần đây, có hơn 10 trường hợp tố cáo đến các cơ quan chức năng ở tỉnh Lâm Đồng về tình trạng các đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt tiền đặt cọc thuê villa, homestay, khách sạn.
Liên quan đến mỏ cát gần 3.000 tỷ đồng, một lãnh đạo tỉnh An Giang cho biết, sẽ tổ chức đấu giá lại và nâng số tiền ký quỹ, tránh tình trạng doanh nghiệp vào "đùa giỡn".
UBND quận Hải Châu (Đà Nẵng) sẽ làm việc với nhà đầu tư, khai thác và vận hành Phố đi bộ-Chợ đêm Bạch Đằng để giải quyết quyền lợi của các tiểu thương đặt cọc tiền.
Tại Hà Nội, các hoạt động mua bán nhà không giấy tờ, nhà trong quy hoạch vẫn thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên, không ít người đã mất trắng tiền cọc khi chưa tìm hiểu kỹ về loại hình nhà đất này.
Nhóm đối tượng ở huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) bịa chuyện sở hữu 2 viên đá thiên thạch trị giá 900 tỷ đồng, lừa anh Mai Sỹ Tuấn (36 tuổi, trú tại phường Ninh Hải, thị xã Nghi Sơn, Thanh Hóa) vào bẫy, chiếm đoạt 280 triệu đồng tiền cọc.