Thực phẩm giàu vitamin B12 cho người bệnh đái tháo đường

15/09/2021 11:38

Người bệnh đái tháo đường có nguy cơ thiếu hụt vitamin B12 do sử dụng thuốc cản trở quá trình hấp thu vitamin B12 trong cơ thể. Do cơ thể không tự sản sinh được nên cần bổ sung vitamin B12 qua thực phẩm với một chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh.

Thực phẩm tốt cho người bệnh đái tháo đường có biến chứng tim mạchThực phẩm tốt cho người bệnh đái tháo đường có biến chứng tim mạch

SKĐS - Người bệnh đái tháo đường có bệnh tim mạch không chỉ cần kiểm soát tốt đường máu mà còn cần kiểm soát tốt cân nặng, huyết áp và mỡ máu. Người bệnh cần thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý để ngăn ngừa biến chứng tim mạch.

Vitamin B12 là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu cần thiết cho chức năng tạo máu, nhận thức thần kinh và tim mạch tối ưu. Sự thiếu hụt vitamin B12 đã được chứng minh là rất phổ biến ở bệnh nhân đái tháo đường. Các nhà khoa học cho rằng sử dụng metformin (một loại thuốc điều trị đái tháo đường phổ biến) có thể gây cản trở quá trình hấp thu vitamin B12 trong cơ thể.

Biểu hiện thiếu vitamin B12 ở người bệnh đái tháo đường

Các biểu hiện thiếu vitamin B12 lúc đầu có thể nhẹ và không phải lúc nào cũng rõ ràng. Nếu chỉ thiếu ở mức hơi thấp, có thể không có bất kỳ triệu chứng nào. Một số triệu chứng ban đầu phổ biến hơn là: mệt mỏi, ăn không ngon miệng, giảm cân, táo bón.

Nặng hơn có thể gây mất vị giác và khứu giác. Các triệu chứng nghiêm trọng hơn bao gồm nhịp tim nhanh hoặc không đều và khó thở.

Thiếu vitamin B12 cũng là nguyên nhân khiến những biến chứng thần kinh ở người bệnh đái tháo đường tiến triển nặng hơn. Thiếu hụt vitamin B12 quá nhiều gây mất khả năng vận động, đi lại khó khăn, ảo tưởng, phiền muộn, mất trí nhớ với chứng sa sút trí tuệ…

Thực phẩm giàu vitamin B12

Thịt đỏ

Thịt đỏ rất giàu đạm, vitamin B12 và sắt, là những nguồn dinh dưỡng cần thiết cho người bệnh đái tháo đường. Nhưng thịt đỏ cũng có rất nhiều chất béo bão hòa có thể làm tăng thêm biến chứng tim mạch ở người bệnh đái tháo đường. Do vậy, khi ăn thịt đỏ, người bệnh đái tháo đường chỉ nên chọn phần thịt nạc bởi hầu hết chất béo xấu đều tập trung ở phần mỡ. Đồng thời, một tuần không nên ăn quá 300-500g loại thịt này và nên ăn đan xen với một số nguồn đạm tốt khác như: đạm thực vật từ các loại đậu đỗ, thịt trắng (cá biển, thịt gia cầm bỏ da…).

Thực phẩm giàu vitamin B12 cho người bệnh đái tháo đường - Ảnh 3.

Người bệnh đái tháo đường nên ăn kết hợp thịt đỏ với một số nguồn đạm khác.

Cá - tốt cho người bệnh đái tháo đường

Cá là nguồn cung tuyệt vời các dưỡng chất thiết yếu như axít béo omega-3, chất đạm và vitamin D rất cần thiết cho người bệnh đái tháo đường trong việc kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa kháng insulin.

Người bệnh đái tháo đường typ 2 có nguy cơ cao thiếu hụt vitamin B12. Tình trạng thiếu hụt vitamin B6 cũng dễ dẫn tới nhiều biến chứng đe dọa tính mạng và giảm chất lượng sống của người bệnh đái tháo đường. Trong khi đó, các loại cá nhất là cá béo như cá mòi, cá trích, cá hồi… là nguồn thực phẩm dồi dào vitamin B12. Người bệnh đái tháo đường nên ăn các loại cá béo ít nhất 2 lần/tuần.

Thực phẩm giàu vitamin B12 cho người bệnh đái tháo đường - Ảnh 4.

Cá hồi là thực phẩm giàu vitamin B12.

Ức gà

Thịt gà là thực phẩm dễ chế biến, giá cả phải chăng, nhưng lại cung cấp rất nhiều dinh dưỡng cho cơ thể. Ngoài việc cung cấp vitamin B12, ức gà còn chứa nhiều niacin, một loại vitamin B giúp làm giảm cholesterol. Trong 85g ức gà có chứa khoảng 0,3mcg vitamin B12.

Trứng

Trứng là một loại thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng và protein có lợi cho cơ thể. Trứng dễ mua, dễ chế biến lại có giá thành rẻ nên được khuyến khích đưa vào bữa ăn hằng ngày.

Trong 85g trứng gà luộc có chứa khoảng 0, 6mcg vitamin B12. Người bệnh đái tháo đường ăn 1 - 6 quả trứng mỗi tuần sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến cholesterol, kể cả với những người có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao.

Thực phẩm giàu vitamin B12 cho người bệnh đái tháo đường - Ảnh 5.

Các sản phẩm từ sữa

Sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai là nguồn cung cấp protein và vitamin B12 dồi dào. Tuy nhiên, người bệnh đái tháo đường cần chú ý chọn các sản phẩm từ sữa ít/không béo, không thêm đường. Điều này sẽ giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn, ngăn ngừa và kiểm soát nhiều biến chứng đái tháo đường trên tim, hệ thần kinh.

Ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau quả chứa nhiều viatmin B12 như súp lơ, bông cải, kiwi… nên thường xuyên có trong thực đơn của người bệnh đái tháo đường. Đây vừa là nguồn cung cấp chất xơ lại góp phần bổ sung vitamin B12 cho cơ thể.

Mức độ khuyến nghị của viamin B12 thay đổi theo độ tuổi. Hầu hết thanh thiếu niên và người lớn cần 2,4 microgam (mcg) mỗi ngày. Trẻ em cần từ 0,4 đến 1,8 mcg mỗi ngày, tùy thuộc vào độ tuổi.

Mời độc giả xem thêm video đang được quan tâm:

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Thực phẩm giàu vitamin B12 cho người bệnh đái tháo đường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO