Tuy nhiên trên thực tế vẫn có những trẻ ăn dặm sớm hơn vì những lý do riêng, có thể hơi sớm nhưng nếu bố mẹ biết cách thì vẫn đảm bảo được dinh dưỡng và sức khỏe cho bé yêu phát triển toàn diện.
Bài viết dưới đây sẽ cùng tìm hiểu xem bé 5 tháng tuổi đã ăn dặm được chưa? thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi như nào là khoa học và phù hợp? Tintuconline mời độc giả tham khảo.
Bé 5 tháng ăn dặm được chưa?
Thông thường, trẻ trên 6 tháng tuổi mới đủ cơ sở và sẵn sàng cho việc tập ăn dặm bởi cho trẻ ăn dặm quá sớm sẽ làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh không mong muốn cũng như gây hại cho hệ tiêu hóa và sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, có một số bé phát triển nhanh hơn, có dấu hiệu muốn ăn dặm sớm hơn bình thường như là bé đã ngồi vững và có hành động đưa mọi thứ vào miệng để nếm thử. Khi đó, mẹ cũng có thể bắt đầu cho bé tập làm quen với ăn dặm được rồi.
Trong một số trường hợp mẹ bị mất sữa, sữa mẹ không đảm bảo chất lượng, bé chán sữa, dị ứng với sữa… hay một số lý do bất khả kháng khác thì 5 tháng tuổi, bố mẹ cũng hoàn toàn có thể lên chế độ tập ăn dặm cho bé một cách khoa học và hợp lý để đảm bảo con nhận đủ dinh dưỡng, năng lượng trong quá trình phát triển toàn diện.
Tuy nhiên, khi cho con ăn dặm ở 5 tháng tuổi, bố mẹ cần lưu ý nhất định phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau để đảm bảo an toàn cho bé như: Cho bé ăn từ loãng đến đặc, Ăn từ ít đến nhiều, Ăn từ ngọt đến bột mặn; Cho tập làm quen với từng loại thức ăn… Bố mẹ không nên vội vàng, hấp tấp kẻo ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của bé.
Chi tiết thực đơn ăn dặm tham khảo cho bé 5 tháng tuổi tăng cân, phát triển tốt
Thực tế, không có thứ tự cụ thể nào để giới thiệu các loại thực phẩm khác nhau theo ngày. Thay vì đó, khoảng 2-3 ngày, bố mẹ hãy đổi thực phẩm khác nhau cho bé một lần để bé không bị ngán và có cơ hội làm quen với nhiều hương vị khác nhau. Trong giai 5 tháng tuổi có thể sẵn sàng để bắt đầu thử một số thực phẩm như: Gạo và ngũ cốc bột yến mạch, trái cây, rau củ quả, thịt cá lành tính…
Dưới đây là chi tiết một số thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng theo kiểu truyền thống giúp bé tăng cân, phát triển tốt, phụ huynh có thể tham khảo để áp dụng cho bé yêu nhà mình:
1. Bột bí đỏ trộn sữa
Bí đỏ rất nổi tiếng với công dụng tăng cân hiệu quả. Hơn nữa hương vị thơm ngon của loại quả này nên đa phần các bé đều thích.
Cách làm:
- Hấp chín bí đỏ và nghiền/rây nhuyễn.
- Bột ăn dặm pha sẵn hoặc bột tự nấu.
- Trộn 2 nguyên liệu đã sơ chế với sữa rồi cho bé ăn ngay khi còn ấm không nên ăn nguội quá.
2. Bột khoai lang, trứng, súp lơ
Từ 5 tháng bé đã ăn được lòng đỏ trứng gà rồi nên mẹ yên tâm khi thêm trứng vào thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi.
Cách làm:
-Khoai lang bỏ vỏ, hấp chín nghiền nhỏ và trộn với sữa mẹ hoặc sữa công thức.
- Súp lơ hấp chín và nghiền nhuyễn.
- 1/5 lòng đỏ trứng gà nghiện trộn với sữa.
3. Bột khoai tây, súp lơ, sữa
Khoai tây được coi là thực phẩm giàu tinh bột an toàn dùng cho trẻ nhỏ. Hơn nữa, những món ăn từ khoai tây rất dễ dụ trẻ nên đây là gợi ý tuyệt vời trong thực đơn ăn dặm dành cho bé 5 tháng.
Cách làm:
Khoai tây và súp lơ hấp chín nghiền nhuyễn rồi trộn với sữa mẹ đặm bảo sệt vừa phải để bé dễ nuốt.
4. Bột thịt gà khoai lang
Thịt gà là thực phẩm bổ sung đạm lành tính với trẻ trong thời kỳ đầu tập ăn dặm. Ba mẹ nên cho bé tập ăn dặm từ những loại thịt trắng như thịt gà, thịt lợn, thịt cá trắng trước khi cho bé ăn thịt bò hay cá hồi.
Cách làm:
- Chọn phần ức gà hấp rồi xay hoặc băm nhuyễn.
- Khoai lang hấp chín và nghiền nhuyễn.
- Nấu bột chín rồi cho gà và khoai và khuấy đều.
5. Bột thịt lợn rau ngót
Khi bé đã làm quen với thịt gà thì mẹ nên đổi bữa cho bé bằng bột thịt lợn. Thay đổi khẩu vị sẽ giúp thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi được phong phú hơn, bé sẽ thích thú hơn rất nhiều.
Cách làm:
- Thịt lợn nạc băm nhỏ, sau đó xào chín rồi xay nhuyễn.
- Rau ngót rửa sạch dùng một lượng nhỏ cho vào máy xay hoặc bằm nhỏ.
- Nấu bột chín thì cho thịt và rau vào nấu đến khi rau chín.
Ngoài ra với mỗi loại ăn dặm khác nhau sẽ có những thực đơn mẫu khác nhau cho trẻ 5 tháng tuổi bắt đầu làm quen với ăn dặm. Phụ huynh nên tìm hiểu kỹ càng trước khi thực hiện để tránh những tác hại không mong muốn, đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe cho con.
Theo V.K - Vietnamnet