Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn: không nên lo ngại chatGPT như đã từng sợ tivi, radio, camera

Bình An| 13/02/2023 19:30

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho rằng, với ‘cơn bão’ chatGPT, Trí tuệ nhận tạo, giáo dục và vai trò người thầy sẽ thay đổi nhưng không nên quá hào hứng lẫn quá lo ngại, như đã từng lo ngại về radio, tivi, camera. Cách tốt nhất để hiểu là dùng chính nó.

Bộ GD-ĐT giao Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức toạ đàm “ChatGPT, Trí tuệ nhân tạo - Lợi ích và thách thức đối với giáo dục” với sự tham dự của các nhà lãnh đạo, quản lý và chuyên gia giáo dục, chuyên gia công nghệ.

ChatGPT và trí tuệ nhân tạo đã tạo ra một ‘cơn bão’ thực sự đặt xã hội trước những thay đổi về tư duy trong nhiều lĩnh vực, trong đó có giáo dục.

nvm_6520.jpg
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho rằng: “trước kia, ngành giáo dục, hay là các nhà giáo có một đặc quyền là truyền bá tri thức, có câu nói “một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”. Ngày nay, với ứng dụng khoa học công nghệ, vai trò người thầy chắc chắn sẽ không mất đi nhưng ngày một thay đổi”.

ChatGPT, Trí tuệ nhân tạo hay các ứng dụng công nghệ khác khi ra đời luôn tạo ra sự hào hứng với ưu điểm lẫn dè chừng với mặt trái. Vì vậy theo Thứ trưởng Sơn: “Chúng ta chứng kiến sự ra đời của nhiều công nghệ, lúc đầu rất nhiều người lo lắng, từ sự ra đời của radio, tivi, camera, công nghệ dạy học trực tuyến. Nhiều người lo lắng vai trò người thầy sẽ mất đi, giáo dục cũng sẽ có những thách thức rất lớn. Cuối cùng chúng ta đều thấy, tất cả những công nghệ đó ra đời đều giúp cho, không chỉ ngành Giáo dục, mà đặc biệt ngành Giáo dục đều có những bước tiến lớn”.

Từ đây, ông Sơn nhận định: “những công nghệ như Chat GPT chắc chắn sẽ tác động một cách căn bản và toàn diện tới mọi mặt trong ngành giáo dục, từ chương trình giáo dục, cho tới vai trò người thầy, cách tổ chức dạy và học, cách tiếp cận học liệu, cách tiếp cận với tri thức của người học.

nvm_6708.jpg
Các diễn giả tham luận tại tọa đàm.

Không có chính sách nào ra bắt kịp tương lai lâu dài. Nhưng trước hết, chúng ta cần bắt đầu thay đổi nhận thức, cách nhìn nhận những công nghệ này, cách đón nhận nó. Chúng ta không quá hào hứng nhưng chúng ta không quá lo ngại, hay hoảng sợ.

Cách tốt nhất để hiểu nó, chính là dùng nó. Công nghệ, công cụ này có sẵn và toàn thể hơn 20 triệu học sinh, 1 triệu rưỡi nhà giáo, rồi các nhà quản lý giáo dục, chúng ta hãy dùng, hãy cảm nhận, hãy trải nghiệm để hiểu hơn”.

Theo PGS.TS Tạ Hải Tùng, Hiệu trưởng trường CNTT và Truyền thông (ĐH Bách Khoa Hà Nội), không nên kỳ vọng hay lo lắng ChatGPT thay thế con người. ChatGPT có thể tổng hợp thông tin, nhưng không có tư duy, phản biện. Do vậy, đây chỉ là một trong số vô vàn công cụ để ngành giáo dục tốt hơn mỗi ngày.

Bài liên quan
  • Nhờ ChatGPT tỏ tình hộ dịp Valentine
    Tiết kiệm thời gian, không nghĩ ra được những câu tỏ tình lãng mạn - nhiều người thừa nhận họ sẵn sàng dùng đến trí tuệ nhân tạo để giúp bày tỏ tình cảm với đối phương.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn: không nên lo ngại chatGPT như đã từng sợ tivi, radio, camera
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO