Sáng kiến cung cấp tính năng ‘Ứng dụng chính thức của Chính phủ’ trên Google Play để giúp người dùng dễ dàng nhận diện các app chính thức do cơ quan nhà nước phát hành, vừa được Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) và Google công bố.
Hỗ trợ lấy lại tiền’ bị chiếm đoạt bởi nhóm đối tượng do Phó Đức Nam (Tiktoker Mr Pips) điều hành là chiêu lừa mới xuất hiện trên không gian mạng Việt Nam. Các chuyên gia khuyến cáo người dân cảnh giác để không thành nạn nhân lần 2.
Theo Hiệp hội An ninh mạng quốc gia, ước tính tổng thiệt hại do lừa đảo trực tuyến trong năm 2024 lên tới 18.900 tỷ đồng. Cứ 220 người dùng smartphone, có 1 người là nạn nhân của lừa đảo.
Chiêu trò lừa đảo chiếm đoạt tài sản người dùng mua sắm online dịp cuối năm được Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) nhận định là một trong những hình thức lừa đảo đang phổ biến trên không gian mạng Việt Nam.
Dẫn dụ tham gia bán hàng online nhận ‘hoa hồng’, rao bán ‘bùa yêu’ và mạo danh lừa cài ứng dụng VNeID giả mạo là 3 thủ đoạn lừa đảo phổ biến trong tuần từ 2/12 đến 8/12, vừa được Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cảnh báo.
Qua 3 cuộc diễn tập thực chiến quốc gia trong năm 2024, đã phát hiện 216 lỗ hổng bảo mật tồn tại trong các hệ thống thông tin được chọn làm mục tiêu, giảm 70% so với năm ngoái.
Kết quả đánh giá năm 2024 với 39 ứng dụng ngân hàng, ví điện tử, vẫn có 17 ứng dụng triển khai bảo mật chưa chặt chẽ. Cục An toàn thông tin đã khuyến nghị các ngân hàng, tổ chức tài chính khắc phục tình trạng này.
Chiêu lừa mạo danh công an gọi điện yêu cầu cài ứng dụng VNeID giả mạo được Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam - VNCERT/CC nhận định là 1 trong 2 hình thức lừa đảo phổ biến tuần qua.
Thủ đoạn lừa cung cấp dịch vụ đọc trộm tin nhắn, giám sát tài khoản mạng xã hội để chiếm đoạt tài sản là 1 trong 3 chiêu lừa phổ biến tuần qua, vừa được Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cảnh báo tới người dân.
Theo khảo sát mới đây của Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững, gần 64% trẻ em tham gia khảo sát cho biết các em học qua mạng xã hội những nội dung, kỹ năng tự bảo vệ bản thân trên môi trường mạng.
Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin mới vừa được Bộ TT&TT ra mắt. Đây là nền tảng số thứ 5 về đảm bảo an toàn thông tin mạng được cung cấp miễn phí cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương nhấn mạnh, để quá trình chuyển đổi số quốc gia thành công, một trong những yêu cầu bắt buộc là phải đảm bảo an toàn, an ninh mạng cho các hệ thống và dữ liệu.
Trong 4 tuần từ 14/10 đến 10/11, hệ thống kỹ thuật của Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) đã tiếp nhận 17.679 phản ánh của người dùng về các trường hợp lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng Việt Nam.
Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) dự kiến ngày 21/11 sẽ khai trương nền tảng số hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương triển khai diễn tập thực chiến an toàn thông tin, trong khuôn khổ hội thảo Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024.
Cùng với việc cảnh báo 12 lỗ hổng mới, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia lưu ý: Các lỗ hổng an toàn thông tin mức cao và nghiêm trọng có thể bị hacker khai thác để tấn công mạng vào hệ thống tại Việt Nam.
Đánh giá cao hiệu quả hoạt động của Liên minh an toàn thông tin CYSEEX, quyền Cục trưởng Cục An toàn thông tin Trần Quang Hưng cho rằng, đây là mô hình liên kết bảo vệ hệ thống thông tin doanh nghiệp cần được nhân rộng ra nhiều ngành, lĩnh vực.
Mạo danh công ty bảo hiểm và giả mạo nhân viên đơn vị cung cấp ví điện tử để lừa đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản là 2 hình thức lừa đảo phổ biến qua điện thoại trong tuần qua, theo cảnh báo của VNCERT/CC.
Mạo danh sàn Amazon để lừa chiếm đoạt tài sản người dùng là 1 trong 2 thủ đoạn lừa đảo phổ biến trên không gian mạng Việt Nam tuần từ ngày 4/11 đến 10/11, vừa được Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cảnh báo tới đông đảo người dân.
Nhận xét dường như tâm lý ‘tin tặc chừa mình ra’ vẫn tồn tại trong lãnh đạo doanh nghiệp, tổ chức, Cục trưởng Cục An toàn thông tin Lê Văn Tuấn nhấn mạnh: An toàn thông tin là việc bắt buộc, không phải sự lựa chọn.
Thanh tra Bộ TT&TT vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty ShopeePay do không đánh giá hiệu quả của các biện pháp quản lý và kỹ thuật được áp dụng để bảo vệ hệ thống thông tin.
Trong tuần từ 28/10 đến 3/11, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) ghi nhận và đánh giá có 3 thủ đoạn lừa đảo được các đối tượng sử dụng nhiều để đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản của người dùng Việt Nam.
Cùng 2 nhóm mã độc mã hóa dữ liệu tống tiền - ransomware điển hình là Lockbit và Blackcat, 3 nhóm mã độc đánh cắp thông tin - stealer gồm Atomic, Braodo, Golden Pickaxe cũng là những dòng mã độc hoạt động mạnh tại Việt Nam trong quý III/2024.