Thời sự 24 giờ: Xét xử vụ 'Chuyến bay giải cứu': Các bị cáo đã nộp lại bao nhiêu tiền?

Tổng hợp| 20/07/2023 06:00

Theo thống kê của Viện Kiểm sát, 54 bị cáo trong đại án "chuyến bay giải cứu" đã nộp tiền khắc phục hậu quả gần 130 tỷ đồng và 1,5 triệu USD. Riêng nhóm bị cáo nhận hối lộ đã nộp lại gần 90 tỷ đồng.

Xét xử vụ 'Chuyến bay giải cứu': Các bị cáo đã nộp lại bao nhiêu tiền?

Ngày 19/7, phiên tòa xét xử vụ “chuyến bay giải cứu” tiếp tục với phần tranh luận.

Trong phần tự bào chữa, bị cáo Lê Hồng Sơn - Tổng Giám đốc Công ty Blue Sky, cho biết bản thân rất sốc khi nghe Viện Kiểm sát đề nghị mức án 11-12 năm tù với tội đưa hối lộ.

Xem thêm: Chuyến bay giải cứu: Tiền bạc làm họ mờ mắt

dai-an-chuyen-bay-giai-cuu-18512673.jpg

Xem thêm: Tổng giám đốc Blue Sky: 'Doanh nghiệp là nạn nhân của văn hoá phong bì'

Về hành vi của mình, bị cáo Sơn co rằng: 'doanh nghiệp là nạn nhân của cơ chế xin - cho, nạn nhân của văn hoá phong bì, nạn nhân của thiếu hiểu biết".

Bị cáo Vũ Hồng Nam (cựu Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản) nói không bào chữa về hành vi nhận hối lộ: “Tôi nhận lỗi, nhận sai. Tôi không ngụy biện cho tội lỗi của mình”. Bào chữa cho bị cáo Nam, luật sư cho rằng, việc thân chủ của ông nhận hối lộ có lỗi lớn từ sự chủ động áp sát của…doanh nghiệp, ông Nam chưa bao giờ chủ động đặt vấn đề hay mặc cả gợi ý đưa tiền. Một phần là bị cáo Nam không cưỡng được cám dỗ của đồng tiền.

Xem thêm: Cựu Đại sứ Vũ Hồng Nam: 'Tôi nhận lỗi, nhận sai'

Bị cáo Nguyễn Anh Tuấn - cựu Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội cho rằng bản án dành cho mình là hệ quả của lòng thương người, tin người: “Rất đau lòng nhưng tôi ngu phải chịu, sai lầm phải chịu, đen phải chịu”. Tuấn cho rằng mình là bị cáo duy nhất không được hưởng tiền mà phải chịu bồi thường nhiều nhất, gia đình và anh em của Tuấn đã cho vay khoảng 40 tỷ để khắc phục hậu quả.

Xem thêm: Cựu PGĐ Công an Hà Nội: 'Rất đau lòng nhưng tôi ngu phải chịu'

Về việc bị cáo Hoàng Văn Hưng bác bỏ số tiền 450.000 USD bỏ trong va li, bị cáo Tuấn bức xúc: "Trơ tráo quá, anh em mình được biếu hàng trăm, hàng nghìn chai rượu rồi, không ai đưa vào cặp số cả. Mình cũng đi biếu hàng trăm chai, trừ khi là rượu vang ở trong cặp của nó chứ chả ai cho rượu vào cặp cả".

Xem thêm: Các bị cáo trong vụ chuyến bay giải cứu nộp bao nhiêu tiền khắc phục hậu quả?

Theo thống kê của Viện Kiểm sát, 54 bị cáo trong đại án "chuyến bay giải cứu" đã nộp tiền khắc phục hậu quả gần 130 tỷ đồng và 1,5 triệu USD. Riêng nhóm bị cáo nhận hối lộ đã nộp lại gần 90 tỷ đồng.

Người nhận hối lộ nhiều nhất trong vụ án này là Phạm Trung Kiên - cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ y tế với 253 lần, nhận tổng số tiền hơn 42 tỷ đồng, hưởng lợi hơn 30 tỷ đồng.

Viện Kiểm sát đề nghị tiếp tục truy thu 24,1 tỷ đồng nhận hối lộ của cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) Nguyễn Thị Hương Lan. Cùng đó là kê biên 2 căn hộ chung cư cao cấp, một chiếc Lexus đứng tên bà Lan.

Viện Kiểm sát phong tỏa gần 20 tỷ đồng và 366.000 USD trong các sổ tiết kiệm, tài khoản ngân hàng của Đỗ Hoàng Tùng - cựu Cục phó Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao).

Khi khám xét nhà của ông Nguyễn Anh Tuấn - cựu Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội, cơ quan điều tra tạm giữ 210.000 USD và 146 lượng vàng. Viện Kiểm sát đề nghị tiếp tục tạm giữ số tài sản này và phong tỏa 1 tỷ đồng trong tài khoản của ông Tuấn để đảm bảo thi hành án.

Tạm giam một đồng phạm của Khanh "Super"

Liên quan đến việc tạm giam Phan Công Khanh (SN 1994, tức Khanh "Super") về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mới đây cơ quan CSĐT Công an TP HCM đã ra lệnh bắt để tạm giam đối với Mohamach Da Pha (SN 1996; quê huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Mohamach Da Pha là cộng tác viên trong Showroom K-Super của Khanh.

Xem thêm: Lịch sử 'bất ổn' của chiếc McLaren 650S bị Phan Công Khanh đem cầm cố

pha-1689036335291_11zon.jpg

Xem thêm: Khách VIP mua siêu xe nhà Phan Công Khanh từng là bạn thân thiết

Theo nội dung vụ việc, chị L.N.T.H. (32 tuổi, ngụ TPHCM), mua một ô tô McLaren với giá trị giá 10 tỷ đồng nhưng cho chị gái đứng tên trên hợp đồng ủy quyền chủ sở hữu. Thông qua mối quan hệ xã hội, chị H. quen biết Phan Công Khanh nên nhờ anh ta bán dùm chiếc ô tô nói trên.

Xem thêm: Ngoài Phan Công Khanh, những ai đang bán siêu xe tại Việt Nam?

Tháng 3, Khanh nói với chị H. có muốn bán xe thì đem xe qua showroom của mình để bán vì có khách muốn mua xe. Chị H. đã đồng ý.

Sau đó, Khanh nói chị H. đưa giấy tờ xe để khách xem. Tin lời, chị H. đưa toàn bộ giấy tờ xe cho Khanh. Có giấy tờ, Khanh kêu Mohamach Da Pha mang xe đi cầm được 2 tỉ đồng đưa cho Khanh.

Xem thêm: Dàn siêu xe tại showroom K-Super của Phan Công Khanh được di dời đi nơi khác

Số tiền có được, Khanh sử dụng vào việc trả nợ để chuộc lại xe mà trước đó anh ta đã cầm cố.

Sau vụ việc, chị H. liên tục nhắn tin yêu cầu Khanh trả lại giấy tờ xe cùng ô tô nhưng ông chủ showroom xe không trả lời. Chị H. đến tận nơi tìm hiểu nắm được thông tin Khanh đem xe đi cầm cho người khác rồi chiếm đoạt. Nạn nhân đã làm đơn tố cáo đến Công an TPHCM.

Xem thêm: Phan Công Khanh, từ cầu thủ bóng chuyền đến tay buôn siêu xe khét tiếng

Theo nhà chức trách, Pha biết rõ Khanh nói dối chị H. để lấy giấy chứng nhận đăng ký xe và giấy đăng kiểm xe để mang đi thế chấp.

Tại Cơ quan CSĐT Công an TPHCM, Phan Công Khanh, Mohamach Da Pha đã khai nhận toàn bộ hành vi trên.

Chính phủ đồng ý vay 2,5 tỷ USD vốn ODA cho 16 dự án vùng ĐBSCL

Chính phủ vừa ban hành nghị quyết về huy động nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài và tỷ lệ vay lại vốn vay nước ngoài của các dự án vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Theo nghị quyết này, Chính phủ đồng ý huy động vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài cho 16 dự án phát triển bền vững vùng ĐBSCL nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu. Các dự án này của Bộ NN&PTNT, Bộ GTVT và 13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL.

Xem thêm: Mỗi người Việt 'gánh' hơn 36,7 triệu đồng nợ công

12906211372023thuyhungcaubacquasongvamcotaythuocduongvanhdaitptagiatrithuchiendathon72118561214-1689751481635_11zon.jpg

Theo đó, 16 dự án phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ gồm các dự án giao thông, ứng phó biến đổi khí hậu, hồ trữ nước ngọt... với tổng số tiền vay vốn ODA là gần 2,5 tỉ USD.

Tổng mức vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài dự kiến huy động xác định tại Nghị quyết số 41 của Chính phủ, dự kiến được điều chỉnh trên cơ sở nhu cầu vốn đầu tư của các dự án, phù hợp với cam kết của các đối tác phát triển, đảm bảo hiệu quả, thiết thực.

Cũng trong nghị quyết này, Chính phủ phê duyệt áp dụng tỷ lệ cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ là 10% đối với 14 dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vùng ĐBSCL.

Trước đó, trong buổi làm việc với lãnh đạo các tỉnh vùng ĐBSCL hôm 8/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đồng ý chủ trương vay ODA từ 6 đối tác phát triển lớn nhất (đã có cam kết) với mức vốn 2,53 tỷ USD cho 16 dự án của vùng ĐBSCL; đồng ý cấp phát 90% vốn cho các dự án này.

Biển Đông có thể hứng thêm bão vào tuần tới

Theo ông Hoàng Phúc Lâm, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trên dải hội tụ nhiệt đới hình thành bão Talim (bão số 1) vừa qua đã hình thành thêm các vùng xoáy thấp mới.

Trong đó, một vùng áp thấp hình thành sáng 18/7 khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới và bão trong những ngày tới. Chuyên gia nhận định đây có thể là cơn bão số 2 xuất hiện trên Biển Đông trong năm nay và ảnh hưởng đến thời tiết nước ta vào giai đoạn cuối tháng 7.

w-mua-hn-3-278_11zon.jpg

Trong khi đó, dự báo của Windy cho thấy vùng áp thấp khả năng phát triển thành áp thấp nhiệt đới trên vùng biển ngoài khơi Philippines trong ngày 19-20/7. Mô hình dự báo sau khi mạnh lên thành bão, hình thái này di chuyển vào Biển Đông trong khoảng ngày 24/7.

Trước mắt, miền Bắc cần đề phòng mưa lớn kéo dài trong các ngày 19-21/7. Người dân đề phòng nguy cơ cao lũ quét, sạt lở đất tại vùng núi, trung du, đặc biệt là các địa phương: Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang và Thái Nguyên.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Thời sự 24 giờ: Xét xử vụ 'Chuyến bay giải cứu': Các bị cáo đã nộp lại bao nhiêu tiền?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO