Thuê nhà diện tích tối thiểu 20m2 mới được đăng ký thường trú ở Hà Nội?
HĐND TP Hà Nội đang lấy ý kiến người dân về Dự thảo Nghị quyết quy định diện tích nhà ở tối thiếu khi giải quyết đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ trên địa bàn thành phố.
Xem thêm: 10 năm xa xứ, mỗi tháng gửi về không dưới 50 triệu, vậy mà 42 tuổi tôi phải đi ở nhà thuê
Theo đó, dự thảo quy định đối với nhóm nhà ở cũ có nguồn gốc sở hữu nhà nước thì hạn mức diện tích bình quân tối thiểu là 8m2. Đây là nhà do các cơ quan đơn vị bố trí phân phối, cho thuê trước đây hoặc có hợp đồng thuê nhà ở cũ do Công ty TNHH MTV quản lý và phát triển nhà Hà Nội (thuộc UBND TP Hà Nội).
Xem thêm: Người lao động cần điều kiện gì để hưởng chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà?
Riêng đối với nhóm nhà ở còn lại (không có nguồn gốc sở hữu nhà nước), dự thảo quy định diện tích bình quân tối thiểu là 20m2, tính theo m2 sàn nhà cho một người thuê, mượn, ở nhờ.
Tuyển sinh 2023: Chấp nhận cả chứng chỉ ngoại ngữ 'nội'
Không chỉ sử dụng các loại chứng chỉ ngoại ngữ do các tổ chức khảo thí nước ngoài cấp như IELTS, TOEIC, TOEFL, từ năm 2023, nhiều trường đại học (ĐH) của Việt Nam sẽ sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ do chính các trường trong nước cấp. Chứng chỉ ngoại ngữ “nội” được nhắc đến ở đây là VSTEP (Vietnamese Standardized Test of English Proficiency) do các trường ĐH trong nước tổ chức thi và cấp.
Hiện nay có khoảng 25 trường ĐH trên cả nước được Bộ GD&ĐT cho phép tổ chức thi đánh giá và cấp chứng chỉ.
Xem thêm: Tuyển sinh ưu tiên chứng chỉ ngoại ngữ thiếu công bằng với học sinh nông thôn?
ĐH Quốc gia TPHCM vừa ban hành công văn gửi các trường thành viên về việc sử dụng chứng VSTEP trong tuyển sinh, đào tạo và công nhận tốt nghiệp tại các trường thành viên.
Hiện đã có thêm nhiều trường ĐH cũng sử dụng chứng chỉ VSTEP trong xét tuyển sinh cũng như xét chuẩn đầu ra. Trường ĐH Công Nghiệp TPHCM cho biết sẽ sử dụng chứng chỉ VSTEP để xét tuyển sinh ĐH từ năm 2023 trở đi.
Xem thêm: Thí sinh lo 'thiệt thòi' vì xét tuyển IELTS, đại diện các trường đại học nói gì?
Được biết, hiện các đơn vị có tổ chức thi chứng chỉ VSTEP hay sử dụng chứng chỉ này để xét công nhận tốt nghiệp đều có quy định thang bậc quy đổi sang thang điểm tương ứng với chứng chỉ quốc tế IELTS. Chi phí học tập và thi VSTEP rẻ hơn rất nhiều so với IELTS, nên được khá nhiều sinh viên, học viên lựa chọn.
Xem thêm: Ưu tiên xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ, thí sinh có bị thiệt?
Ghi nhận cho thấy, dù có 25 trường ĐH được Bộ GD&ĐT cho phép thi và cấp chứng chỉ VSEPT nhưng năm 2022 chỉ có duy nhất Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội sử dụng chứng chỉ này để xét tuyển ĐH.
Xét xử phúc thẩm vụ sư trụ trì lừa 1 triệu USD của nữ ca sỹ nổi tiếng
Ngày 22/11, TAND Cấp cao tại TP.HCM mở phiên xét xử phúc thẩm đối với bị cáo Phạm Văn Cung (40 tuổi, nguyên trụ trì chùa Phước Quang ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, pháp danh là Thích Phước Ngọc) và Nguyễn Tuấn Sĩ (54 tuổi, ngụ TP Vĩnh Long) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tại phiên phúc thẩm hôm nay, bị cáo Cung không có mặt tại tòa.
Xem thêm: Vì sao 4 người phụ nữ bị cựu trụ trì lừa 67 tỷ đồng?
Theo bản án sơ thẩm, Cung là tu sĩ có pháp danh Thích Phước Ngọc, tu tại chùa Phước Quang. Năm 2008, Cung được bổ nhiệm làm trụ trì. Tới tháng 11/2012, Cung được bổ nhiệm thêm chức danh Giám đốc Trung tâm cô nhi viện Phật giáo “Suối nguồn tình thương” (nuôi dạy trẻ mồ côi).
Xem thêm: Cựu trụ trì chùa ở Vĩnh Long dùng nhiều thủ đoạn để lừa hơn 67 tỷ đồng
Bằng nhiều thủ đoạn gian dối, nguyên trụ trì chùa Phước Quang (Vĩnh Long) đã chiếm đoạt gần 68 tỷ đồng của 4 phụ nữ nhẹ dạ, trong đó có nữ ca sỹ nổi tiếng.
Tại phiên sơ thẩm, Cung bị TAND tỉnh Vĩnh Long tuyên phạt chung thân. Sau phiên sơ thẩm, VKSND Cấp cao tại TP.HCM đã kháng nghị toàn bộ Bản án sơ thẩm, đề nghị TAND cấp cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại.
Vụ ngộ độc tại trường iSchool Nha Trang: cách nào để loại trừ vi khuẩn Salmonella
Liên quan tới vụ ngộ độc tập thể tại trường iSchool Nha Trang, theo thông báo khẩn của Sở Y tế Khánh Hòa, kết quả phân lập nguyên nhân ban đầu từ nuôi cấy mẫu bệnh phẩm của các bệnh viện cho thấy tác nhân gây bệnh là Salmonella group, nhạy cảm với phần lớn kháng sinh.
Xem thêm: Vi khuẩn Salmonella gây ra vụ ngộ độc khiến 1 học sinh tử vong nguy hiểm như thế nào?
Hiện các bệnh viện đang điều trị 211 ca và ghi nhận một ca tử vong. Do phần lớn bệnh nhân đã được điều trị ổn định và cho xuất viện nên không ghi nhận tình trạng bệnh nhân quá tải tại các cơ sở y tế trong quá trình đoàn đi kiểm tra.
Theo PGS Nguyễn Duy Thịnh – nguyên Giảng viên Viện Công nghệ thực phẩm Đại học Bách Khoa Hà Nội, vi khuẩn Salmonella là một vi khuẩn sinh sôi và phát tán lan rộng trong thực phẩm chủ yếu ở khâu bảo quản.
Xem thêm: Học sinh trường iSchool Nha Trang tử vong: Hiệu trưởng khóc, gửi lời xin lỗi
Salmonella là vi khuẩn nguy hiểm nhất trong các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm vì nó sinh ra ngoại độc tố. Ngoại độc tố này không bị phân huỷ ở nhiệt độ cao. Vì vậy, khi nấu ăn dù thức ăn chín thì người ăn vẫn có nguy cơ ngộ độc do ngoại độc tố từ Salmonella tiết ra - PGS Thịnh cho hay.
Vi khuẩn này ưa các môi trường thực phẩm giàu protein như trong thịt lợn, thịt bò, thịt gia cầm, sữa, lòng đỏ trứng còn sống hoặc bị ô nhiễm. Ngoài ra, vi khuẩn có thể lây lan qua dao, bề mặt cắt hoặc dụng cụ xử lý thực phẩm bị nhiễm.
Theo PGS Thịnh, vi khuẩn Salmonella từng gây ngộ độc khiến cả nghìn người châu Âu tử vong. Vì vậy, người châu Âu đã sử dụng nitrat cho vào thực phẩm để loại trừ vi khuẩn Salmonella.