Thời sự 24 giờ: Vụ Vạn Thịnh Phát là kỷ lục về hối lộ, thất thoát nhưng có thể chỉ là 'bề nổi của tảng băng bị vỡ'

Tổng hợp| 22/11/2023 06:00

Tại buổi thảo luận Quốc hội, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) đánh giá vụ Vạn Thịnh Phát có thể coi là vụ nhận hối lộ bằng tiền mặt nhiều nhất từ trước đến nay với 5,2 triệu USD và khả năng thất thoát cũng nhiều nhất. Tuy nhiên đây có thể chỉ là 'bề nổi của tảng băng chìm'.

100% thành viên đoàn thanh tra nhận tiền để dung túng cho SCB

Sáng 21/11, tại buổi thảo luận Quốc hội, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) đánh giá vụ Vạn Thịnh Phát có thể coi là vụ nhận hối lộ bằng tiền mặt nhiều nhất từ trước đến nay với 5,2 triệu USD và khả năng thất thoát cũng nhiều nhất.

"Có thể nói đây là vụ nhận hối lộ bằng tiền mặt nhiều nhất từ trước đến nay và vụ án này cũng có số lượng tiền bị chiếm dụng, khả năng thất thoát nhiều nhất", ông Hòa nhìn nhận.

Xem thêm: Một triệu tỷ đồng của SCB bị chiếm đoạt: Chỉ là bề nổi của tảng băng

hinh-van-thinh-phat-1179-23120231118112524.jpg
Vụ án Vạn Thịnh Phát và Trương Mỹ Lan 'chỉ là bề nổi của tảng băng bị vỡ'.

Xem thêm: Bẻ cong kết quả thanh tra là một tội ác!

Cũng theo ông Hòa, vụ án này có thể chỉ là "bề nổi của tảng băng bị vỡ và còn những tảng băng khác chưa bị vỡ.

Trong kết luận điều tra vừa được Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an (C03), hoàn tất, duy nhất bà Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng Thanh tra, giám sát ngân hàng II (cục II) thuộc Ngân hàng Nhà nước (NHNN), bị đề nghị truy tố tội Nhận hối lộ.

16 người khác liên quan công việc thanh tra bị đề nghị về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Xem thêm: 5 triệu USD trong thùng xốp và câu chuyện 'nếu như' vụ Vạn Thịnh Phát, SCB

pic686cb6e3e722ff583f0598ff8fad4159_11zon.jpeg
Bà Đỗ Thị Nhàn - cựu Cục trưởng Thanh tra, giám sát ngân hàng II (cục II) thuộc NHNN bị cáo buộc nhận hối lộ 5,2 triệu USD.

Xem thêm: Những chuyến xe chở hàng trăm nghìn tỷ đồng bí mật rời SCB

7 người còn lại của đoàn thanh tra dù nhận tiền nhưng C03 cho rằng chỉ tham gia một phần việc do tổ trưởng giao, đã chủ động khai báo về sai phạm, nộp lại tiền đã nhận và tích cực hợp tác điều tra nên không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo kết luận, tháng 8/2017, ông Nguyễn Văn Hưng, Phó Chánh thanh tra phụ trách Cơ quan Thanh tra giám sát NHNN đã lập đoàn thanh tra ngân hàng SCB do bà Nhàn làm người đứng đầu. Đoàn có 18 người, gồm: 9 thành viên Cơ quan Thanh tra giám sát NHNN, 2 thành viên của Kiểm toán Nhà nước, 4 Thanh tra Chính phủ, 3 người của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia.

Xem thêm: Ký hiệu đặc biệt khiến lãnh đạo SCB lập hồ sơ khống cho Vạn Thịnh Phát vay tiền

C03 xác định từ khi thanh tra đợt 1 hồi tháng 8/2017 bà Nhàn đã biết rõ thực trạng tài chính của SCB rất xấu và có hầu hết sai phạm trong hoạt động cấp tín dụng... Tuy nhiên, nữ trưởng đoàn thanh tra liên ngành vẫn làm báo cáo để SCB được giữ nguyên nợ nhóm 1 (không phải phân loại nợ xấu), giữ nguyên lãi dự thu tại các dự án cùng phương án tái cơ cấu.

Xem thêm: Vừa ngồi 'ghế nóng' 1 tháng, cựu sếp SCB vội xin từ chức

nguye-n-va-n-hu-ng-jpeg-8045-1-4598-2518-1700557464.jpg
Ông Nguyễn Văn Hưng khi còn là Phó Chánh thanh tra.

Xem thêm: Hé lộ về 2 người nước ngoài giúp bà Trương Mỹ Lan rút ruột Ngân hàng SCB

Sau khi bị bắt, bà Nhàn thừa nhận toàn bộ kết quả thanh tra đợt 2 đã thu hẹp phạm vi, không phát hiện SCB cho vay mới để trả nợ cũ, không kiến nghị chuyển điều tra. Bà cho rằng toàn bộ việc chỉnh sửa, hoàn thiện nội dung báo cáo thanh tra không trung thực đều do cấp trên là ông Hưng chỉ đạo.

Các thành viên còn lại của đoàn thanh tra đều khai rằng biết rõ về sai phạm và thực trạng tài chính yếu kém của SCB. Thế nhưng họ chỉ làm một phần việc riêng trong công đoạn thanh tra, việc duyệt báo cáo do bà Nhàn và ông Hưng quyết định. Tất cả đều nhận tiền của SCB, từ 100 triệu đồng đến 40.000 USD mỗi người.

Riêng bà Nhàn, trong thời gian thanh tra tại SCB, đã nhiều lần nhận hối lộ của ngân hàng này, tổng 5,2 triệu USD (khoảng 120 tỷ đồng).

Ngoài ra 5 cán bộ thanh tra của NHNN chi nhánh TP HCM nhận tiền của SCB từ 400 triệu đồng đến 1,8 tỷ đồng và hiện đều là bị can của vụ án.

Xóa tư cách 2 nguyên phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ngày 21/11, Phó thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký các quyết định của Thủ tướng Chính phủ thi hành kỷ luật đối với 2 nguyên phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh là Đặng Huy Hậu Vũ Thị Thu Thủy, do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và Ban Bí thư đã thi hành kỷ luật về đảng.

Thời gian thi hành kỷ luật tính từ ngày công bố Quyết định số 995-QĐNS/TW ngày 5.10 của Ban Bí thư.

Xem thêm: Chủ tịch Quốc hội ký nghị quyết kỷ luật 2 cựu Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh

anh-dai-dien-1080.jpg
Nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Đặng Huy Hậu và Vũ Thị Thu Thủy.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng kết luận, ông Đặng Huy Hậu, nguyên Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh; bà Vũ Thị Thu Thủy, nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng, quy chế làm việc của Tỉnh ủy, Ban cán sự đảng UBND, quy định về những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương.

Xem thêm: 'Lấp tới nửa vịnh, còn gì là di sản'

Ông Hậu và bà Thủy còn ký nhiều văn bản vi phạm quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm tại các dự án, gói thầu do Công ty CP Tiến bộ quốc tế (AIC) và Công ty CP Tập đoàn FLC thực hiện, gây thiệt hại lớn ngân sách nhà nước.

Vi phạm, khuyết điểm 2 nguyên phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận bức xúc, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, chính quyền địa phương.

Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Đặng Huy Hậu và bà Vũ Thị Thu Thủy.

Số doanh nghiệp TP.HCM giảm 13%

Cục Thuế TP.HCM cho biết trong 10 tháng đầu năm nay, đã có 61.628 doanh nghiệp rời thị trường. Nhiều nhất trong số này là bỏ địa chỉ kinh doanh: 26.552 doanh nghiệp, tăng 23,7% so với cùng kỳ. 19.361 doanh nghiệp khác tạm ngưng hoạt động.

Xem thêm: Hơn 1.000 doanh nghiệp bất động sản giải thể 10 tháng đầu năm

Bên cạnh đó, số doanh nghiệp ngưng hoạt động cũng tăng 19,38% so với cùng kỳ, ở mức 13.271 doanh nghiệp. 2.444 doanh nghiệp khác đang làm thủ tục giải thể.

Xem thêm: Một năm kinh tế nhiều thách thức, doanh nghiệp lớn suy giảm lợi nhuận

huukhoa-14-of-13-1645828413138.jpg
Doanh nghiệp giải thể hàng loạt, mặt bằng cho thuê tại TP. HCM ế ẩm.

Xem thêm: Giảm giá sâu, mặt bằng cho thuê tại trung tâm TP.HCM vẫn bỏ trống cả năm trời

Thực tế này cũng khiến cho số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn TP.HCM giảm đi 13,88% so với cùng kỳ năm 2022, còn 275.703 doanh nghiệp.

Tính trung bình mỗi quý trong năm nay, có khoảng 20.000 doanh nghiệp rời thị trường.

Xem thêm: Phố thời trang sầm uất nhất TP HCM vắng tanh, chi chít các bảng 'cho thuê mặt bằng'

Theo thống kê của Cục Thuế TP.HCM, số doanh nghiệp phát sinh mới trong 10 tháng đầu năm nay chỉ ở mức khiêm tốn: 36.853 doanh nghiệp, giảm 12,59% so với cùng kỳ năm 2022.

Còn nếu so với số doanh nghiệp rời thị trường thì số doanh nghiệp thành lập mới chỉ bằng một nửa.

Xem thêm: Chuyện từ dãy trọ chỉ '2 trên 7', hai mẹ con nhiều đêm không ngủ

Theo số liệu thu ngân sách 10 tháng đầu năm của Cục Thuế TP.HCM, hàng loạt sắc thuế đã giảm sâu, như thu tiền sử dụng đất, thuế thu nhập cá nhân, thu thuế với bia, rượu, thuốc lá...

Việt Nam thuộc nhóm có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới

Theo Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới và dự báo đến năm 2035 sẽ là 30% dân số.

Thống kê cho thấy, hiện nay số lượng người yếu thế, dễ bị tổn thương, hoàn cảnh khó khăn có nhu cầu sử dụng dịch vụ công tác xã hội nhằm giải quyết các vấn đề xã hội chiếm khoảng 20% dân số.

Xem thêm: Câu hỏi 'bao giờ con lấy vợ' và thách thức già hóa dân số

00h84...............................................jpg

Trong đó, có khoảng 17 triệu người cao tuổi, 7,06 triệu người khuyết tật, 10 triệu người có vấn đề sức khỏe tâm thần, 2 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; khoảng 2,23% hộ nghèo và 3,1% hộ cận nghèo; 3,3 triệu người đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng và 1,5 triệu lượt hộ gia đình cần được trợ giúp đột xuất hàng năm…

Tình trạng bạo lực, bạo hành gia đình, phụ nữ và trẻ em bị ngược đãi, bị buôn bán, bị xâm hại; trẻ em lang thang kiếm sống trên đường phố; phòng chống HIV/AIDS, tệ nạn ma túy, mại dâm,... tiếp tục là những vấn đề xã hội nóng, bức xúc cần phải tập trung giải quyết.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải khẩn trương xây dựng quy chuẩn đường cao tốc

Công văn của Văn phòng Chính phủ nêu rõ tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có ý kiến sớm ban hành quy chuẩn đường cao tốc trong quý 1-2024 như đề nghị của Bộ Giao thông vận tải.

Vì vậy, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giao thông vận tải báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch xây dựng, các căn cứ xây dựng, kinh nghiệm quốc tế, đề xuất dự thảo khung quy chuẩn, báo cáo trước ngày 30/11.

cao-toc-8515-1639995305.jpg

Việc xây dựng các quy chuẩn nhằm làm căn cứ để xác định suất đầu tư, huy động vốn đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc phù hợp, bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí, lợi ích nhóm. Việc này được yêu cầu hoàn thành trong tháng 10-2023.

Quá trình xây dựng quy chuẩn cần nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, tổng kết thực tiễn đầu tư xây dựng các dự án cao tốc, bảo đảm phù hợp với các điều kiện thực tế tại Việt Nam; tổ chức lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan và các chuyên gia, nhà khoa học.

Nội dung quy chuẩn cần lưu ý quy định về số làn đường, mặt cắt ngang, dải phân cách, làn dừng khẩn cấp, tốc độ thiết kế, trạm dừng nghỉ. Nguyên tắc bố trí, tổ chức các nút giao khoa học, hiệu quả, chiều rộng và tốc độ thiết kế của nút giao phù hợp với tốc độ của đường cao tốc.

Mục tiêu nhằm kết nối các khu vực, khai thác tối đa hiệu quả đầu tư của các tuyến đường cao tốc, tạo ra không gian phát triển mới, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, khu vực...

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Thời sự 24 giờ: Vụ Vạn Thịnh Phát là kỷ lục về hối lộ, thất thoát nhưng có thể chỉ là 'bề nổi của tảng băng bị vỡ'
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO