Thời sự 24 giờ: Vụ thai phụ 7 tháng bị bạo hành: trưng cầu giám định thương tích, hỗ trợ thủ tục ly hôn

Tổng hợp| 23/05/2023 06:00

Công an huyện Kim Thành (Hải Dương) xác nhận đang hỗ trợ chị G - thai phụ 7 tháng bị bạo hành dã man gây phẫn nộ dư luận- làm thủ tục ly hôn, đồng thời trưng cầu giám định thương tích.

Diễn biến vụ thai phụ 7 tháng bị bạo hành: trưng cầu giám định thương tích, hỗ trợ thủ tục ly hôn

Sáng 22/5, lãnh đạo Công an huyện Kim Thành (Hải Dương) xác nhận đang hỗ trợ chị G làm thủ tục ly hôn.

Xem thêm: Có căn cứ để tạm giữ hình sự người chồng bạo hành vợ bầu 7 tháng tại Hải Dương

Về diễn biến vụ việc, Cơ quan điều tra Công an huyện Kim Thành đã ra quyết định trưng cầu giám định thương tích và đưa chị G. đi giám định. Khi có kết quả sẽ tiến hành các bước tiếp theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Công an hỗ trợ thai phụ bị chồng bạo hành làm thủ tục ly hôn

chi-giao-crop-1684729163587_11zon.jpg

Xem thêm: Người chồng dùng thắt lưng đánh vợ vì nghi bị phản bội

Theo Công an huyện Kim Thành, anh T.V.L. (37 tuổi, ở thôn Quỳnh Khê 2, xã Kim Xuyên, huyện Kim Thành, Hải Dương) kết hôn với chị Bùi Thị Tuyết G. vào tháng 4/2021. Quá trình sinh sống tại huyện Kim Thành, 2 vợ chồng thường xuyên xảy ra cãi nhau. Nguyên nhân ban đầu của sự việc được xác định là do túng thiếu về tiền bạc và anh L. nghi ngờ chị G. ngoại tình.

Xem thêm: 'Quay lại Hải Dương lúc này rất nguy hiểm!'

Tại cơ quan công an, anh L. khai 3 lần đánh chị G. Lần thứ nhất anh dùng tay không đánh; lần thứ 2 dùng lược chải tóc bằng nhựa dài khoảng 40cm đánh vào mông, lưng; lần thứ 3 dùng dây lưng da đánh vào lưng, vai, mông, chân, tay.

Xem thêm: Mẹ của người phụ nữ bị chồng bạo hành khóc ngất khi thấy con tàn tạ về nhà

Còn tại cơ quan công an, chị G. khai, khoảng 1,5 năm trở lại đây, chị này thường xuyên bị anh L. đánh, đỉnh điểm nhất là vào khoảng thời gian từ ngày 1/5-10/5/2023.

Phê chuẩn Bí thư Hà Giang Đặng Quốc Khánh làm Bộ trưởng Bộ TN-MT

Chiều 22/5, Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường đối với ông Trần Hồng Hà. Người được đề cử vào vị trí này là ông Đặng Quốc Khánh - Bí thư tỉnh ủy Hà Giang. Các đại biểu Quốc hội sau đó bỏ phiếu kín phê chuẩn bổ nhiệm chức vụ này đối với ông Đặng Quốc Khánh.

dang-quoc-khanh-crop-1684751212222_11zon.jpg

Với 454/467 đại biểu tán thành (chiếm 91,90%), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn bổ nhiệm ông Đặng Quốc Khánh làm Bộ trưởng Bộ TN-MT.

Tân Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh sinh năm 1976, quê ở Hà Tĩnh, là Tiến sĩ chuyên ngành Quản lý đô thị và công trình, Kỹ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp.

Ông Khánh là Ủy viên Trung ương Đảng 2 khóa (XII - dự khuyết, XIII); Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang 2 khóa (XIV, XV). Ông Đặng Quốc Khánh là cán bộ có nhiều năm công tác tại Sở Xây dựng tỉnh Hà Tĩnh. Đi lên từ cán bộ chuyên viên Phòng Thẩm định, sau đó lần lượt nắm giữ những vị trí lãnh đạo quan trọng tại tỉnh Hà Tĩnh như Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Phó Bí thư Tỉnh ủy; Chủ tịch UBND tỉnh.

Thời điểm nhậm chức Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh năm 2016, ông Khánh khi đó 40 tuổi - là Chủ tịch tỉnh trẻ nhất nước.

Nguy cơ thiếu điện, EVN báo cáo gì với Thủ tướng?

Trong báo cáo mới nhất gửi Thủ tướng về việc đảm bảo cung cấp điện mùa khô năm 2023, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nêu rõ trong một số giờ cao điểm miền Bắc có thể không thể đảm bảo do các nguồn lớn tập trung chủ yếu ở miền Nam.

Xem thêm: Khốn khổ vì bị cắt điện, phải thuê khách sạn ngủ qua đêm

Lý do là phụ tải miền Bắc tăng cao hơn hẳn miền Nam do nắng nóng, dẫn đến quá mức giới hạn truyền tải 500kV Trung Bắc.

znews-photo.zingcdn.me-uploaded-bfjysesfzyr-2023_05_19-_z4353151539484_1f963f2348789ebc54e41cc89bc76dc9(1).jpg

Xem thêm: Lo thiếu than, TKV đề nghị EVN huy động thêm điện gió, điện mặt trời

EVN cho biết sẽ chủ động khai thác tối đa các nguồn để đảm bảo điện, tăng cường hơn nữa tiết kiệm điện và vận động khách hàng điều chỉnh thời gian sử dụng điện tại các giờ cao điểm nắng nóng khu vực phía Bắc.

Xem thêm: Vì sao vừa thừa, vừa thiếu điện?

Các hồ chứa đang gần mực nước chết ở miền Bắc đang được khai thác hạn chế để duy trì và tăng dần mực nước hồ nhằm đảm bảo vận hành trong các ngày nắng nóng sắp tới.

Xem thêm: Để EVN không ngân mãi điệp khúc ‘thiếu điện’

Tập đoàn này cũng cho biết đang nỗ lực để bổ sung nguồn điện mới. Bao gồm đàm phán với các chủ đầu tư nhà máy năng lượng tái tạo chuyển tiếp, hiện đã hoàn thiện 15 hợp đồng mua bán điện với tổng công suất 1.150MW, với mức giá tạm bằng 50% khung giá, đàm phán mua điện từ Trung Quốc qua đường dây 110kV Thâm Câu - Móng Cái tháng 5, 6, 7 với công suất 70MW.

Xem thêm: Đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân EVN lỗ hơn 26.000 tỷ

Ngoài ra, EVN cũng đẩy mạnh nhập khẩu điện từ Lào qua cụm nhà máy thủy điện Nậm Kông, dự kiến sẽ vận hành thương mại từ ngày 22-5; qua cụm nhà máy thủy điện Nậm San hoàn thành đóng điện và hòa lưới quốc gia vào ngày 22/5.

Phúc thẩm vụ AIC: Vì sao tòa không chấp nhận kháng cáo của Nguyễn Thị Thanh Nhàn?

TAND Cấp cao tại Hà Nội mở phiên phúc thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn (cựu chủ tịch Công ty AIC, đang bị truy nã) và 14 đồng phạm khác trong vụ án xảy ra tại Công ty AIC, BV Đa khoa Đồng Nai và các đơn vị liên quan.

Xem thêm: Hình ảnh phiên phúc thẩm cựu Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn và 14 bị cáo

1-1684718010554930229844.jpeg

Xem thêm: Cựu giám đốc là 'quân xanh' trong đại án AIC tiếp tục bị khởi tố

Trong 15 người có kháng cáo, Nguyễn Thị Thanh Nhàn đang bị truy nã và được luật sư kháng án thay bản án sơ thẩm 30 năm tù. Luật sư cho biết ông không có giấy ủy quyền của cựu chủ tịch AIC. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, ông vẫn kháng cáo thay bị cáo Nhàn.

Xem thêm: Không có chuyện bắt được bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn và 'giấu ở đâu đó

Sau khi hội ý, HĐXX cho rằng từ khi chuẩn bị xét xử sơ thẩm, Tòa án cấp sơ thẩm đã thực hiện việc tống đạt quyết định đưa vụ án ra xét xử đối với các bị cáo bị truy nã theo đúng thủ tục, đồng thời yêu cầu các bị cáo ra đầu thú để được hưởng sự khoan hồng của pháp luật nhưng cho đến phiên tòa hôm nay, các bị cáo vẫn vắng mặt.

Xem thêm: 'Đế chế AIC' và những quan chức nhận tiền lót tay như thói quen

HĐXX cấp phúc thẩm xét thấy các bị cáo bỏ trốn từ giai đoạn điều tra, bị Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã, đến nay chưa có kết quả. Đến nay đã hết thời hạn kháng cáo, Tòa án cấp sơ thẩm không nhận được đơn kháng cáo của các bị cáo vắng mặt. HĐXX phúc thẩm xét thấy không có căn cứ để chấp nhận việc những người bào chữa có đơn kháng cáo cho các bị cáo đang bỏ trốn.

Xem thêm: Toàn cảnh phiên xử vụ AIC: Nỗi hổ thẹn muộn màng

Hiện nay, 8 bị cáo đang bỏ trốn và bị truy nã trong vụ án này, gồm: Nguyễn Thị Thanh Nhàn (bị kết án 30 năm tù); Trần Mạnh Hà (cựu phó tổng giám đốc Công ty AIC (25 năm tù); Đỗ Mỹ Hạnh, Chủ tịch HĐQT Công ty Cát Vân Sa (5 năm tù); Ngô Thế Vinh, Giám đốc Công ty Nha khoa Việt Tiên (4 năm tù); Nguyễn Thị Tích, Tổng giám đốc Công ty MOPHA (4 năm tù); Nguyễn Thị Sen, cựu giám đốc Công ty CP Thiết bị y tế và môi trường (30 tháng tù); Đỗ Văn Sơn, cựu kế toán trưởng Công ty AIC (6 năm tù); Nguyễn Đăng Thuyết, cựu giám đốc Công ty Thành An Hà Nội (30 tháng tù).

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Thời sự 24 giờ: Vụ thai phụ 7 tháng bị bạo hành: trưng cầu giám định thương tích, hỗ trợ thủ tục ly hôn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO