Vụ bắt cóc bé trai 7 tuổi đòi 15 tỷ tiền chuộc: CA Hà Nội bác thông tin nghi phạm là CSGT
Chiều 15/8, thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó giám đốc Công an TP.Hà Nội, đã thông tin về vụ bắt cóc bé trai 7 tuổi để tống tiền xảy ra trên địa bàn P.Vĩnh Hưng (Q.Long Biên).
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.Hà Nội đang phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương điều tra, củng cố hồ sơ, tài liệu, chứng cứ để khởi tố vụ án, khởi tố bị can và điều tra, làm rõ đối tượng liên quan (nếu có). Nghi phạm đang bị tạm giữ là Nguyễn Đức Trung (31 tuổi trú xã Đồng Tĩnh, H.Tam Dương, Vĩnh Phúc).
Xem thêm: Khoảnh khắc người mẹ giật lại con trai 7 tuổi bị bắt cóc ở Hà Nội
Xem thêm: Hàng xóm của bé trai 7 tuổi bị bắt cóc: Đối tượng đi theo cháu bé 3 vòng trước khi gây án
Theo thiếu tướng Tùng, nghi phạm Trung không có việc làm ổn định. Hiện, cơ quan công an chưa lấy được thông tin về tiền án, tiền sự của Trung, tuy nhiên đối tượng này khai chưa có tiền án, tiền sự.
‘Đối tượng khai do nợ nần, bí bách nên nảy sinh ra việc này. Tuy nhiên, đó là tình tiết chống chế, vì đối tượng dùng biển số giả và chuẩn bị súng bắn đạn cao su. Đối tượng đã có tính toán khi thực hiện lúc trời vừa tối, Trung cũng lái xe rất chuyên nghiệp, đối tượng hết sức tinh vi, trắng trợn và manh động...’, thiếu tướng Tùng nói.
Xem thêm: Bé trai bị bắt cóc tống tiền ở Long Biên: 'Con rất sợ nhưng không khóc'
Về thông tin nghi phạm là cán bộ CSGT thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Vĩnh Phúc, ông Tùng cho rằng, có nhiều thông tin đăng tải trên mạng nhưng đều là "không chính thống".
Xem thêm: Mức án nào cho nghi phạm?
Trước đó, khoảng 19 giờ 40 ngày 14/8, Công an P.Việt Hưng (Q.Long Biên, Hà Nội) nhận tin báo từ gia đình chị Đ.T.H (trú tại Khu đô thị Việt Hưng, P.Việt Hưng) về việc con trai 7 tuổi của gia đình bị một nam giới đeo khẩu trang bắt lên xe ô tô chở đi và yêu cầu gia đình nộp 15 tỉ đồng để "chuộc" con.
Xem thêm: Hành tung bí ẩn của nghi phạm bắt cóc bé trai ở Long Biên
Tiếp nhận tin báo, Giám đốc Công an TP.Hà Nội đã triệu tập lãnh đạo các đơn vị nghiệp vụ về Trung tâm Thông tin chỉ huy Công an TP.Hà Nội để họp, chỉ đạo giải cứu cháu bé nhanh nhất và phải bảo đảm an toàn tuyệt đối.
Gần 10 tiếng truy xét trắng đêm, khoảng 5 giờ ngày 15/8, Công an Hà Nội và các đơn vị liên quan đã bắt giữ nghi phạm Nguyễn Đức Trung (31 tuổi, trú H.Tam Dương, Vĩnh Phúc) và giải cứu thành công bé trai tại địa phận tỉnh Hà Nam, đưa về bàn giao lại cho gia đình ngay sáng 15/8.
Hơn 16.000 giáo viên bỏ nghề, Bộ trưởng GD-ĐT trăn trở làm sao ‘để giáo viên sống được bằng nghề’
Đoàn giám sát của UB Thường vụ Quốc hội đánh giá chính sách đãi ngộ với giáo viên chưa đủ hấp dẫn. Báo cáo kết quả giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh lưu ý nhiều nội dung liên quan đến đội ngũ giáo viên.
Xem thêm: Bộ trưởng GD&ĐT: 'Tôi căng thẳng trong lần đầu gặp gỡ hơn 1 triệu giáo viên'
Xem thêm: Giáo viên than làm không hết việc nhưng lương vẫn thấp, Bộ trưởng GD&ĐT nói gì?
"Cả nước còn thiếu 106.945 giáo viên, trong đó thiếu 62.877 giáo viên phổ thông. Trong khi đó, giáo viên thừa cục bộ 5.091 người", theo báo cáo của Đoàn giám sát. Ngoài ra, chế độ, chính sách đãi ngộ với giáo viên chưa đủ sức hấp dẫn. Năm học 2021-2022, cả nước có 16.265 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc ra khỏi ngành giáo dục. Đoàn giám sát đề nghị nghiên cứu cơ chế, chính sách điều động, luân chuyển giáo viên để giải quyết tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ.
Xem thêm: Ứa nước mắt cảnh giáo viên trèo đèo lội suối vận động học sinh đến trường
Liên quan đến nội dung này, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội có nghị quyết riêng để thúc đẩy đổi mới giáo dục.
Xem thêm: 9.000 giáo viên bỏ nghề: Nỗi lòng ít ai tỏ sau lá đơn xin nghỉ việc
Theo ông Sơn, cần có nhất lúc này là một Nghị quyết giao cho Bộ GD&ĐT chuẩn bị và trình Chính phủ, trình Quốc hội các phương án tăng cường các điều kiện đảm bảo cho đổi mới giáo dục, đặc biệt và quan trọng nhất làm sao cho đủ giáo viên, làm sao thu nhập đủ để giáo viên thực sự sống bằng nghề.
Bộ Công Thương: Kiểm soát nguồn cung, ngăn giá gạo tăng cao bất hợp lý
Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên yêu cầu kiểm tra các cơ sở kinh doanh, kho nhằm kiểm soát nguồn cung, ngăn hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá gạo bất hợp lý.
Nội dung này nêu tại chỉ thị được Bộ trưởng Công Thương ký hôm nay về xúc tiến, phát triển và bình ổn mặt hàng gạo. Chỉ thị đưa ra trong bối cảnh tình hình thương mại lương thực toàn cầu diễn biến phức tạp, giá gạo tăng cao do Ấn Độ, Nga, UAE cấm xuất khẩu. Tại Việt Nam, một số địa phương có hiện tượng mua gom lúa, gạo ồ ạt, gây mất cân đối cung - cầu cục bộ và đẩy giá mặt hàng này lên cao.
Xem thêm: Các nước 'quay cuồng' vì nguồn cung, giá gạo Việt vọt cao chưa từng có
Xem thêm: Giá xuất khẩu lập đỉnh cao, lúa gạo Việt lộ ra lỗ hổng
Từ đầu tháng 8 đến nay, giá gạo nguyên liệu tăng bình quân 3.000-3.500 đồng một kg, tùy loại so với cùng kỳ tháng trước.
Bộ trưởng Công Thương giao các đơn vị quản lý thị trường trong nước theo dõi tình hình, cùng Sở Công Thương địa phương có phương án chuẩn bị nguồn cung gạo trong nước.
Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra các cơ sở kinh doanh, chợ, siêu thị và các kho nhằm kiểm soát nguồn cung, giá bán. Việc này cũng để ngăn các hành vi vi phạm niêm yết giá, đầu cơ, găm hàng và định giá gạo bất hợp lý. Trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định.
Sau lệnh cấm xuất khẩu gạo của một số quốc gia, gạo Việt được các đối tác lớn tìm mua với số lượng tăng vài chục lần. Trước thực tế này, Bộ Công Thương yêu cầu các thương nhân xuất khẩu gạo duy trì nghiêm chế độ báo cáo định kỳ lượng thóc, gạo tồn kho, tình hình ký và thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo.
Giám đốc Sở TN&MT tỉnh An Giang bị bắt vì nhận hối lộ liên quan đường dây khai thác cát lậu lớn
Ngày 15/8, trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Việt Trí, giám đốc Sở TN&MT tỉnh An Giang. Cơ quan điều tra cũng thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Trí để điều tra về tội nhận hối lộ.
Đồng thời cơ quan điều tra cũng khởi tố bảy người gồm: Huỳnh Văn Thái - trưởng phòng khoáng sản Sở TN&MT tỉnh An Giang; Trần Văn Hải - giám đốc Trung tâm quan trắc thuộc Sở TN&MT; Trương Minh Tâm, Thái Thành Quý, Lê Nhựt Trường, Nguyễn Văn Thọ - cùng là nhân viên của trung tâm này; Bùi Minh Tuân là phó giám đốc Công ty Nam Khang và giám đốc Công ty Việt Khoa.
Giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Việt Trí cùng các cán bộ trên bị khởi tố trong quá trình C03 điều tra vụ án vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác, kinh doanh cát của Công ty cổ phần đầu tư Trung Hậu - Tổng 68 tại mỏ cát trên địa bàn xã Mỹ Hiệp và Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.