Thủ tướng: Giải quyết tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị y tế trong quý I
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký công điện về việc tiếp tục các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh.
Xem thêm: Cảnh tượng chưa từng thấy ở Bệnh viện Chợ Rẫy
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương kiểm tra, nắm tình hình, kịp thời hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở y tế thuộc quyền quản lý triển khai quyết liệt các giải pháp cần thiết để bảo đảm đủ thuốc, trang thiết bị y tế phục vụ hoạt động khám bệnh.
Xem thêm: Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy có nguy cơ đóng cửa?
Xem thêm: Nguyên nhân khiến Bệnh viện Chợ Rẫy thiếu thiết bị, vật tư y tế nghiêm trọng
Thủ tướng giao Bộ Y tế khẩn trương ban hành theo thẩm quyền các văn bản để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc pháp lý trong mua sắm, đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế. Bộ Y tế tập trung hoàn thiện và trình Chính phủ ban hành Nghị quyết sửa đổi, bổ sung về việc bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Xem thêm: Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai: Siêu âm ổ bụng chỉ có giá 43.900 đồng, thu không đủ chi
Sáng 25/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cũng đã có cuộc làm việc với lãnh đạo Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT, một số bệnh viện Trung ương về tháo gỡ vướng mắc liên quan đến mua sắm trang thiết bị y tế, hoá chất xét nghiệm, thuốc chữa bệnh v..v
Xem thêm: Thủ tướng: Ngành y tế phải xử lý dứt điểm tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu để thiết kế, đưa vào dự thảo Nghị định phương án hậu kiểm thay thế cho phương thức tiền kiểm, thẩm định trong quản lý vật tư, trang thiết bị y tế, cấp số đăng ký lưu hành v..v. Bộ Y tế khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định để trình Thủ tướng ký ban hành ngay trong tháng 2/2023.
Xem thêm: Những vất vả của ngành y... rồi sẽ qua
Trước phản ánh của các bệnh viện về khó khăn trong thực hiện đấu thầu một số hoá chất, vật tư tiêu hao chỉ có 1 nhà cung cấp do theo quy định phải có báo giá của 3 nhà cung cấp để làm căn cứ xác định giá đấu thầu, Phó Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo, đại diện các Bộ Tài chính, KH&ĐT trao đổi, đề xuất phương án tháo gỡ, cho phép đấu thầu những loại hoá chất, vật tư tiêu hao, trang thiết bị y tế chỉ có 1 nhà cung cấp.
Sở Y tế TPHCM yêu cầu giám sát chặt người đi từ vùng có dịch cúm H5N1
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Sở Y tế TPHCM đề nghị Trung tâm kiểm soát bệnh tật (HCDC) triển khai các biện pháp giám sát chặt người nhập cảnh đi/đến từ vùng có dịch cúm A (H5N1). Phối hợp với các trạm kiểm dịch động vật trong giám sát gia cầm, thủy cầm vào Việt Nam qua cửa khẩu.
Xem thêm: Campuchia có ca cúm A/H5N1, Viện Pasteur TP HCM ra công văn khẩn
Đặc biệt, cơ quan này cần giám sát, phát hiện sớm các trường hợp, chùm ca bệnh/ổ dịch cúm và viêm hô hấp chưa rõ nguyên nhân tại cộng đồng và các cơ sở y tế để điều tra dịch tễ. Lấy mẫu xét nghiệm gửi Viện Pasteur TPHCM xác định nguyên nhân, triển khai kịp thời các biện pháp phòng, chống dịch, hạn chế lây lan diện rộng.
Xem thêm: Giới khoa học Australia: Cần cân nhắc việc tiêm phòng cúm gia cầm H5N1
Đối với các trung tâm y tế quận, huyện, TP Thủ Đức, Sở Y tế TPHCM yêu cầu phối hợp với phòng y tế tham mưu UBND chỉ đạo các ban, ngành địa phương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch cúm A.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới đảm bảo nhân sự, trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc để tiếp nhận cách ly, điều trị các trường hợp nghi ngờ hoặc xác định nhiễm cúm A (H5N1).
Trước đó, ngày 24.2, Viện Pasteur TPHCM có công văn khẩn gửi giám đốc sở y tế 20 tỉnh, thành phía nam về việc tăng cường giám sát viêm phổi nặng do virus sau khi Campuchia ghi nhận 2 ca nhiễm cúm gia cầm A (H5N1).
Khám xét, thu giữ nhiều tài liệu tại nơi ở của nhà báo Hàn Ni
Sáng 25/2, Công an TP.HCM phối hợp với Công an phường Tân Thuận Đông, quận 7, di lý nhà báo Đặng Thị Hàn Ni về nhà riêng để thực hiện lệnh khám xét. Bà Hàn Ni bị Công an TP.HCM khởi tố, bắt tạm giam về tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo điều 331, Bộ luật Hình sự 2015, tối 24/2.
Xem thêm: Cảnh sát thu giữ nhiều thùng tài liệu tại nơi ở của bà Hàn Ni
Xem thêm: Bà Nguyễn Phương Hằng từng gửi đơn tố cáo nhà báo Hàn Ni
Cảnh sát niêm phong, thu giữ nhiều thùng tài liệu để điều tra vụ án. Đến khoảng 8h30 cùng ngày, việc khám xét hoàn tất. Cảnh sát đưa tài liệu và nhà báo Hàn Ni lên ôtô 16 chỗ để rời đi.
Trước đó, bà Nguyễn Phương Hằng (CEO Công ty CP Đại Nam) đã có đơn tố cáo bà Đặng Thị Hàn Ni gởi đến các cơ quan chức năng về việc bị bà Hàn Ni vu khống, xúc phạm danh dự. Bà Hằng yêu cầu bà Hàn Ni không được sử dụng hình ảnh của mình.
Từ đơn tố cáo của bà Hằng, ngày 19/4/2022, Công an TP HCM đã mời bà Hàn Ni lên làm việc. Hiện vụ việc đang được làm rõ.
Khởi tố, bắt giam TS Đặng Anh Quân - ‘quân sư luật’ của Nguyễn Phương Hằng
Ngày 25/2, Cơ quan CSĐT Công an TPHCM đã hoàn tất các thủ tục , bắt tạm giam tiến sĩ luật Đặng Anh Quân (45 tuổi, ngụ huyện Nhà Bè) để điều tra về tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, theo Điều 331 Bộ luật hình sự 2015.
Xem thêm: Ông Đặng Anh Quân giúp sức cho bà Nguyễn Phương Hằng phạm tội liên tục
Tiến sĩ luật Đặng Anh Quân được biết đến là giảng viên, tham gia giảng dạy các môn Luật Đất đai, Pháp luật kinh doanh bất động sản tại một số trường đại học và xuất hiện trong nhiều buổi livestream cùng bà Nguyễn Phương Hằng (52 tuổi, Tổng Giám đốc Công ty CP Đại Nam).
Xem thêm: ĐH Luật TP.HCM lập tổ công tác xử lý tiến sĩ Đặng Anh Quân
Quá trình mở rộng điều tra vụ án do bà Nguyễn Phương Hằng và đồng phạm thực hiện, Cơ quan CSĐT Công an TPHCM xác định ông Quân trực tiếp tham gia nhiều buổi livestream cùng bà chủ Khu du lịch Đại Nam.
Tại các buổi livestream, ông Quân có những phát ngôn, bình luận và cùng tương tác với bà Nguyễn Phương Hằng về những nội dung xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của nhiều cá nhân.
Hành vi của ông Quân có vai trò giúp sức tích cực cho bà Hằng thực hiện hành vi phạm tội liên tục, nhiều lần trong thời gian dài, gây bức xúc trong dư luận, làm phức tạp tình hình trên không gian mạng, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình trật tự xã hội.
Căn cứ các tài liệu, chứng cứ thu thập được, ngày 24/2, Cơ quan CSĐT Công an TPHCM đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với ông Đặng Anh Quân để tiếp tục điều tra, xử lý.
Trao đổi với báo chí, PGS Trần Hoàng Hải, Quyền hiệu trưởng trường ĐH Luật TP.HCM cho hay chỉ đạo lập tổ công tác để xem xét mức độ vi phạm của ông Quân và chỉ đạo các bộ phận chuẩn bị các tài liệu liên quan.
Kê biên 8 bất động sản của cựu giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Ninh nhận lại quả 14 tỷ đồng
Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa ban hành bản kết luận đề nghị truy tố bà Vũ Liên Oanh (cựu giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh) cùng 14 bị can khác về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Xem thêm: Cựu giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Ninh nhận lại quả 14 tỷ đồng
Xem thêm: Chủ tịch NSJ phủ nhận chi 30 tỷ cảm ơn Giám đốc Sở GDĐT Quảng Ninh
Kết luận nêu bà Oanh quen biết Hoàng Thị Thúy Nga (cựu Chủ tịch Hội đồng sáng lập NSJ Group) và được Nga đặt vấn đề về việc thực hiện dự án đầu tư trang thiết bị giáo dục mầm non năm 2016, 2 bị can đã trao đổi, thống nhất giao cho nhân viên của 2 bên lập dự án, cung cấp thiết bị cho gói thầu mua sắm.
Xem thêm: Vi phạm đấu thầu ở Sở GD&ĐT Quảng Ninh theo 'Quy trình 93 bước'
Quá trình thực hiện, bà Oanh đã chỉ đạo cấp dưới phối hợp với nhân viên của Nga, tạo điều kiện cho công ty do Nga chỉ định thực hiện cung cấp thiết bị cho gói thầu mua sắm.
Về phía mình, bà Nga phân công, chỉ đạo toàn bộ các phòng, ban nhân viên cấp dưới thực hiện quy trình 93 bước, cài cắm "quân xanh" khi dự thầu để đấu thầu rồi trúng thầu.
Xem thêm: Chi tiết 8 lô đất triệu USD của cựu Giám đốc Sở Giáo dục vừa bị kê biên
Theo chỉ đạo của bà Nga, nhân viên Công ty NSJ và các đơn vị tính toán chi phí và lợi nhuận. Sau khi trừ các chi phí, trong đó có cả tiền chi lại quả cho các cá nhân tại Sở GD&ĐT Quảng Ninh, thì mỗi gói thầu công ty phải đạt lợi nhuận của từ 8% đến 12%.
Xem thêm: Cựu Giám đốc Sở GD&ĐT Điện Biên giúp doanh nghiệp 'thổi giá' ra sao?
Theo đó, tổng giá trị 2 gói thầu mua sắm trên là hơn 323 tỷ đồng. Từ đó, cơ quan điều tra xác định hậu quả thiệt hại của vụ án là trên 80 tỷ đồng. Sau khi thực hiện các dự án, Hoàng Thị Thúy Nga đã đưa cho bà Vũ Liên Oanh 14 tỷ đồng, đưa cho bị can Ngô Vui (cựu trưởng phòng thuộc Sở GD -ĐT) 14,8 tỷ đồng.
Quá trình điều tra, bà Oanh tự nguyện và mong muốn gia đình bị can nộp trả lại 14 tỷ đồng. Song, gia đình bà Oanh chưa nộp khắc phục. Cơ quan điều tra đã kê biên 8 bất động sản để phục vụ thi hành án.