Thời sự 24 giờ: Vì sao 110 tỉ giúp nạn nhân vụ cháy chung cư mini vẫn chưa được phân bổ?

Tổng hợp| 27/10/2023 06:00

Số tiền 110 tỉ đồng do các tổ chức, cá nhân giúp nạn nhân vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân (Hà Nội) làm 56 người chết được tiếp nhận qua ba tài khoản (của Ủy ban MTTQ TP, quận Thanh Xuân và phường Khương Đình), đến nay vẫn chưa được TP phân bổ cho người nhà, gia đình các nạn nhân.

Vì sao 110 tỉ giúp nạn nhân vụ cháy chung cư mini vẫn chưa được phân bổ?

Số tiền 110 tỉ đồng do các tổ chức, cá nhân giúp nạn nhân vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân (Hà Nội) làm 56 người chết được tiếp nhận qua ba tài khoản (của Ủy ban MTTQ TP, quận Thanh Xuân và phường Khương Đình), đến nay vẫn chưa được TP phân bổ cho người nhà, gia đình các nạn nhân.

Điều này khiến dư luận đặt câu hỏi tại sao việc phân bổ lại chưa được thực hiện, dù sự việc đau lòng trên đã xảy ra gần 2 tháng?

Xem thêm: Những tấm lòng ‘vàng’ tiếp sức cho các nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini

tiep-te-nguoi-dan15-1694671376605-1695813193259_11zon.jpg
Người dân Hà Nội quyên góp hỗ trợ nạn nhân vụ cháy chung cư mini.

Xem thêm: Từ vụ cháy chung cư mini: Nghĩa tình đồng bào và trách nhiệm chính quyền

Bà Trần Phương Linh - chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Khương Đình, quận Thanh Xuân (nơi xảy ra vụ cháy) - cho biết việc vận động quyên góp ủng hộ nạn nhân vụ cháy được thực hiện theo nghị định 93 năm 2021 của Chính phủ.

Xem thêm: Những người hùng cứu 12 nạn nhân vụ cháy chung cư: 4 năm tuần đêm cứu người

Nghị định này quy định về việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.

Xem thêm: Nghìn người đội mưa, nghẹn ngào cầu siêu cho nạn nhân vụ cháy chung cư mini

Theo nghị định trên, thời gian tiếp nhận ủng hộ không quá 60 ngày (2 tháng) kể từ ngày phát động quyên góp. Vì vậy, bà Linh cho biết nếu theo nghị định trên, thời gian tối đa kết thúc quyên góp ủng hộ cho các nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Thanh Xuân sẽ vào ngày 15/11. Nhưng hiện TP, quận và phường Khương Đình đã ra thông báo dừng nhận tiền ủng hộ từ ngày 16/10.

Xem thêm: Siêu mẫu Hạ Vy kể về nỗi đau của vợ chồng bảo vệ chung cư mini bị cháy

"Sau khi dừng nhận ủng hộ, theo quy định thì 20 ngày tiếp theo lên phương án hỗ trợ cho các nạn nhân. Đến nay đã qua 10 ngày, còn 10 ngày nữa mới đến hạn, nhưng hiện quận Thanh Xuân đã xong phương án hỗ trợ và trình các ngành TP phê duyệt" - bà Linh giải thích.

Xem thêm: Hoa hậu Bảo Ngọc nhận nuôi bé gái mất cả gia đình trong vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Vì vậy, bà Linh cho rằng hiện các bước để thực hiện việc phân bổ tiền ủng hộ của các đơn vị, cá nhân cho nạn nhân vụ cháy thông qua MTTQ Việt Nam đang được thực hiện theo đúng quy định.

61 người Việt Nam được giải cứu khỏi sòng bạc ở Myanmar

Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 26/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết Đại sứ quán (ĐSQ) Việt Nam tại Myanmar và Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao Việt Nam vừa tiếp nhận thông tin từ lực lượng chức năng của Myanmar cho biết có gần 200 người nước ngoài, trong đó có 61 công dân Việt Nam, được giải cứu khỏi các tụ điểm sòng bạc lừa đảo ở khu vực biên giới phía bắc Myanmar.

Xem thêm: ‘Địa ngục trần gian’ của cô gái Việt bị lừa sang Myanmar làm việc

anh-chup-man-hinh-2022-06-29-luc-53425-ch-172890-1656988697786851912165.png
Nhiều người Việt bị lừa 'việc nhẹ lương cao' ở các sòng bạc nước ngoài.

Xem thêm: 'Việc nhẹ lương cao' ở nước ngoài: Đơn cầu cứu mỗi ngày

Sau khi nhận được thông tin, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar làm việc với cơ quan chức năng sở tại để xác minh thông tin về vụ việc; đồng thời đề nghị phía Myanmar bảo đảm nơi ăn, chỗ ở cho các công dân Việt Nam, nhanh chóng tiến hành điều tra, xác minh nhân thân của các công dân này.

Xem thêm: Cạm bẫy xứ người: Cái gật đầu vô thức và hơn 4.000 ngày tủi nhục

Xem thêm: Người cha vượt hơn 1.000 km bám theo xe chở con gái đi làm "việc nhẹ, lương cao"

Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo đơn vị liên quan lập tức phối hợp với cơ quan chức năng trong nước và tại Myanmar để triển khai các thủ tục lãnh sự cần thiết, xây dựng phương án bảo hộ, hỗ trợ đưa công dân về nước trong thời gian sớm nhất, sau khi cơ quan chức năng của Myanmar có kết luận cuối cùng về vụ việc này.

Hong Kong nới lỏng chính sách thị thực cho người Việt

Tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, chiều 26/10, bình luận về việc Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) nới lỏng chính sách thị thực cho người tài Việt Nam sang làm việc, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết: Việt Nam ghi nhận và đánh giá cao quyết định nới lỏng thị thực của Hồng Kong cho công dân Việt Nam.

Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong John Lee Ka-chiu hôm 25/10 thông báo nới lỏng chính sách thị thực cho người Việt Nam. Trước đây, người Việt đến Hong Kong với mục đích du lịch hoặc thương mại (công tác, tham dự hội nghị, hội thảo) chỉ được cấp visa nhập cảnh một lần. Với chính sách mới, công dân Việt Nam được cấp visa cho phép nhập cảnh Hong Kong nhiều lần trong vòng hai năm, mỗi lần lưu trú tối đa 14 ngày.

hong-kong-downtown-travel_orig(1).jpg
Hong Kong là điểm đến hấp dẫn với người Việt nhiều năm qua.

Người xin cấp thị thực loại này cần đến ít nhất hai quốc gia tối thiểu ba lần trong vòng 3 năm qua, hoặc đã theo học, làm việc hoặc tập huấn ở Hong Kong trong vòng hai năm trước khi đăng ký.

Ông Lee cũng thông báo Hong Kong sẽ mở cửa cho người tài từ Việt Nam, Lào và Nepal đến làm việc, đào tạo hoặc học tập tại 8 trường đại học công lập của thành phố.

Việt Nam và hai quốc gia nói trên trước đây không nằm trong Chương trình Tuyển mộ Di cư Chất lượng của đặc khu, nhằm thu hút những người có tay nghề cao đến làm việc tại Hong Kong mà không cần phải đảm bảo đã xin được việc trước khi chuyển đến.

Việt Nam và Hong Kong (Trung Quốc) là đối tác kinh tế quan trọng của nhau. Đơn giản hóa thủ tục thị thực sẽ mang lại những lợi ích thiết thực cho cả hai nền kinh tế, cũng như người dân và doanh nghiệp hai bên.

Lãi suất cho vay không giảm mà còn tăng

Năm 2022 Ngân hàng Nhà nước đã triển khai các biện pháp để tác động giảm lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, lãi suất cho vay không giảm mà còn tăng. Đây là nội dung trong báo cáo của Kiểm toán nhà nước gửi UBTV Quốc hội và các đại biểu về tổng hợp kết quả kiểm toán tổ chức thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Về lãi suất cho vay, trong báo cáo, Kiểm toán Nhà nước cho rằng nghị quyết 43 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đặt mục tiêu phấn đấu lãi suất cho vay giảm khoảng 0,5-1%/năm.

ngan-hang-nao-chia-co-tuc-tien-mat-cao-nhat-20230228181116.jpg

Tuy nhiên, các biện pháp đều không hiệu quả, chưa đạt được mục tiêu phấn đấu giảm lãi suất cho vay 0,5-1%/năm theo nghị quyết 43 mà còn có xu hướng tăng. Biên độ giữa lãi suất cho vay bình quân và lãi suất huy động còn lớn, trên 4%.

Bên cạnh đó, còn có một số nội dung lưu ý là chỉ trong thời gian ngắn, Ngân hàng Nhà nước đã có hai lần tăng các mức lãi suất điều hành (23-9-2022 và 25-10-2022) với tổng mức tăng là 2%.

Điều này dẫn tới lãi suất huy động và lãi suất cho vay toàn hệ thống đều đột ngột tăng cao trong những tháng cuối năm. Lãi suất huy động trên 11%, còn lãi suất cho vay trên 13%. Theo đó, lãi suất huy động và lãi suất cho vay bình quân toàn hệ thống đều tăng cao, lần lượt lên mức 6,35%/năm và 10,56%/năm vào tháng 12/2022.

"Việc đột ngột tăng các mức lãi suất điều hành sau một thời gian dài không thay đổi của Ngân hàng Nhà nước, trong khi các ngân hàng trung ương trên thế giới đã tăng dần lãi suất từ đầu năm 2022, là khó dự đoán, gây bất ngờ cho nền kinh tế, khiến cho môi trường kinh tế rủi ro hơn, người dân và doanh nghiệp không thể lập kế hoạch kinh doanh dài hạn một cách ổn định" - Kiểm toán Nhà nước nhấn mạnh.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Thời sự 24 giờ: Vì sao 110 tỉ giúp nạn nhân vụ cháy chung cư mini vẫn chưa được phân bổ?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO