Truy tố người từng tố cáo con gái ông Trần Qúy Thanh lừa đảo
VKSND TP HCM đã hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Văn Chung (SN 1986, nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH Đo đạc, tư vấn, thiết kế, xây dựng - DCB) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Từ năm 2015-2018, Chung sử dụng pháp nhân Công ty DCB ký kết các hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng chuyển nhượng đất, hợp đồng hợp tác kinh doanh, văn bản thỏa thuận để chuyển nhượng đất nền và thu tiền của nhiều khách hàng.
Xem thêm: Ái nữ nhà Tân Hiệp Phát điều hành 27 công ty bất động sản
Xem thêm: Tham vọng bất động sản của Tân Hiệp Phát
Các thửa đất mà Chung thỏa thuận sẽ phân lô, tách thửa để bán cho khách hàng đều không thuộc quyền sử dụng hợp pháp của bị can. Một số thuộc quy hoạch đất giao thông, đất cây xanh, thuộc diện đất bị thu hồi không có khả năng chuyển mục đích sử dụng đất, phân lô, tách thửa để bán cho khách hàng. Trong suốt quá trình từ năm 2015 đến nay, Chung không có đất để giao cũng không trả lại tiền cho khách hàng mà chiếm đoạt.
Xem thêm: Sổ tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng của nhà Dr Thanh
Theo kết luận, Nguyễn Văn Chung đã ký hợp đồng với tổng cộng 42 khách hàng, chiếm đoạt 70,4 tỉ đồng. Sau khi bị khởi tố, Chung khắc phục được 3,92 tỉ đồng.
Xem thêm: Hàng loạt bê bối của Tân Hiệp Phát
Ông Nguyễn Văn Chung chính là người đã cùng một số người khác từng nộp đơn tố cáo gia đình ông Trần Quí Thanh. Nhóm ông Chung tố cáo có vay tiền của bà Trần Uyên Phương và ký "hợp đồng giả cách" chuyển nhượng lô đất hàng ngàn mét vuông tại quận Bình Tân nhưng sau đó bị mất luôn lô đất này.
Xem thêm: 'Khủng' như đại cự phú Tân Hiệp Phát
Cụ thể, ông Chung tố cáo bà Trần Uyên Phương cùng Nguyễn Phi Long đã cấu kết, lừa đảo chiếm đoạt 2 khu đất của ông tại TP HCM trị giá hàng trăm tỉ đồng bằng thủ đoạn cho vay tiền rồi lập hợp đồng giả cách chuyển nhượng, sau đó biến giả thành thật...
Bộ Y tế trấn an về ca nhiễm COVID-19 gia tăng?
Trước tình hình ca nhiễm mới COVID-19 có chiều hướng gia tăng trong những ngày qua, chiều 13/4, Bộ Y tế đã tổ chức buổi cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh.
Theo thống kê từ ngày 5/4 đến ngày 12/4, cả nước đã ghi nhận 900 ca mắc mới, trung bình có 112 ca mới/ngày, tăng so với 7 ngày trước đó. Số ca nhập viện cũng có xu hướng gia tăng. Số bệnh nhân nặng ghi nhận trong tuần là 10 ca, trung bình 1-2 ca nặng/ngày.
Xem thêm: Ca COVID-19 tăng mạnh, Bộ Y tế chỉ rõ nguyên nhân
GS-TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết số ca mắc COVID-19 có xu hướng gia tăng nhanh nhưng dịch vẫn trong tầm kiểm soát.
Xem thêm: Ghi nhận nhiều F0 là học sinh, các trường lên kế hoạch ứng phó thế nào?
Hai địa phương gia tăng số ca mắc là Lào Cai và Hà Nội. Trong đó, Lào Cai có 2 ổ dịch đã được khống chế, còn ở TP Hà Nội cũng thực hiện nhiều biện pháp ngăn chặn dịch bệnh, giảm lây nhiễm.
Về diễn biến số ca mắc trong tháng 4 tăng cao đột biến so với 3 tháng trước, ông Lân cho biết để đánh giá tình hình dịch COVID-19, cần dựa trên 3 yếu tố: virus SARS-CoV-2, môi trường sống, hành vi của người dân và các biện pháp đáp ứng.
Xem thêm: Số ca Covid-19 bất ngờ tăng mạnh, có cần tiêm lại vắc xin?
Biến thể Omicron vẫn đang chiếm ưu thế trên thế giới, thống kê có thể tạo ra trên 500 biến thể phụ, có đặc tính lây lan nhanh nhưng chưa có bằng chứng rõ ràng về tăng các ca nặng. Những nơi có số ca nặng tăng là do số mắc tăng tương ứng. Tại miền Bắc, thời điểm giao mùa cũng là yếu tố thuận lợi làm gia tăng ca mắc.
Xem thêm: Sở GD&ĐT Hà Nội bác thông tin 'học trực tuyến khi có học sinh mắc Covid-19'
Việc nới lỏng toàn bộ các biện pháp phòng chống, việc giao lưu đi lại sau 3 năm dịch gia tăng mạnh, thêm vào đó, một bộ phận người dân có tâm lý chủ quan đã tiêm vắc-xin, nên không thực hiện biện pháp phòng bệnh cá nhân như đeo khẩu trang, khử khuẩn là yếu tố làm tăng số ca mắc.
Tuy nhiên, Việt Nam đang ở cấp độ dịch 1- tất cả đều màu xanh. Cấp độ này không chỉ đánh giá trên số mắc mà còn dựa trên ca nặng, độ bao phủ vaccine và đáp ứng đảm bảo thu dung điều trị.
Đề nghị kỷ luật nhiều cán bộ tỉnh Lào Cai và Lâm Đồng
Trong các ngày 12 và 13-4, Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKT) đã họp kỳ thứ 28 và có đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật các ông: Nguyễn Văn Vịnh, Doãn Văn Hưởng, Nguyễn Thanh Dương, Lê Ngọc Hưng, Mai Đình Định, Nguyễn Ngọc Ánh là các cán bộ tỉnh Lào Cai và Lâm Đồng.
UBKT Trung ương nhận thấy Ban cán sự đảng UBND tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2011 - 2016 đã vi phạm các nguyên tắc, quy chế, quy định của Đảng; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để UBND tỉnh và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng pháp luật Nhà nước trong hoạt động liên quan đến khoáng sản; một số cán bộ, đảng viên kê khai tài sản thiếu trung thực, không đầy đủ, vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.
Trách nhiệm đối với những vi phạm, khuyết điểm nêu trên thuộc về Ban cán sự đảng UBND tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2011 - 2016 và các ông: Nguyễn Văn Vịnh –nguyên Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh, ông Doãn Văn Hưởng - nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy và phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Nguyễn Thanh Dương – nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Lê Ngọc Hưng - nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cùng nhiều cán bộ chủ chốt khác của tỉnh…
UBKT Trung ương nhận thấy Ông Nguyễn Ngọc Ánh - Tỉnh ủy viên, Chánh Thanh tra tỉnh Lâm Đồng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tiêu cực, nhận hối lộ, vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận bức xúc trong xã hội .Từ đó UBKT Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật ông Nguyễn Ngọc Ánh.
Netflix đã gỡ bỏ tập 1 bộ phim tài liệu về máy bay MH370
Sau khi Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ TTTT) có có văn bản yêu cầu Công ty Netflix gỡ bỏ những nội dung vi phạm pháp luật trên bộ phim tài liệu “MH370: Chiếc máy bay mất tích” (MH370 -The Plane That Disappeared), ngày 12/4/2023, Netflix đã báo cáo việc thực hiện rà soát các nội dung phản ánh.
Xem thêm: Việt Nam yêu cầu gỡ bỏ nội dung sai sự thật trong phim về MH370
Theo đó, nền tảng này sau đó đã thực hiện gỡ bỏ toàn bộ tập 1 Bộ phim tài liệu “MH370: Chiếc máy bay mất tích” (MH370 -The Plane That Disappeared) trên kho nội dung của Netflix tại Việt Nam.
Theo Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử, trong thời gian tới, nếu Netflix tiếp tục vi phạm những quy định bị cấm theo pháp luật Việt Nam, Cục sẽ phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước liên quan xử lý nghiêm theo quy định.