Chính phủ đề xuất triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội
Để hỗ trợ nguồn vốn cho phát triển nhà ở xã hội, Chính phủ đề xuất triển khai Chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng tương đương khoảng 12% nhu cầu vốn để thúc đẩy thực hiện mục tiêu hoàn thành ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2030.
Xem thêm: Nghịch cảnh: Người dân mòn mỏi chờ, nhà ở xã hội vẫn... 'xa xỉ'
Chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay với lãi suất thấp hơn khoảng từ 1,5-2% so với lãi suất cho vay trung dài hạn VND bình quân của các ngân hàng thương mại nhà nước (bao gồm Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank) trên thị trường trong từng thời kỳ và các ngân hàng thương mại ngoài nhà nước có đủ điều gói tín dụng cụ thể.
Xem thêm: Triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội
Để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản trong thời gian tới, Chính phủ giao NHNN xem xét chỉ đạo các tổ chức tín dụng rà soát, phân loại dự án bất động sản để có các biện pháp xử lý giãn nợ gốc, lãi vay, cơ cấu lại nhóm nợ phù hợp, theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Xem thêm: Những lưu ý cần thiết khi mua nhà ở xã hội
Nỗ lực tiết giảm chi phí hoạt động để có dư địa giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế, trong đó có người mua nhà và các dự án bất động sản, góp phần tháo gỡ khó khăn về vốn tín dụng cho doanh nghiệp.
Xem thêm: Gói 120.000 tỷ đồng ưu đãi nhà ở xã hội lãi vay bao nhiêu?
Ngân hàng Nhà nước được Chính phủ giao chỉ đạo các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư dự án bất động sản, người mua nhà tiếp cận nguồn vốn tín dụng; tiếp tục dành vốn tín dụng cho các dự án bất động sản đủ điều kiện pháp lý, có khả năng tiêu thụ sản phẩm và đảm bảo kế hoạch trả nợ.
Huy động vốn làm cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình và Gia Nghĩa - Chơn Thành
Sáng 12/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, cơ quan, địa phương về phương án dự kiến đầu tư xây dựng các tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình và Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước).
Xem thêm: Kỳ lạ người dân trồng mai 'chạy' theo dự án
Theo Bộ GTVT , với chủ trương huy động nguồn lực ngoài nhà nước, tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình và Gia Nghĩa - Chơn Thành dự báo có lưu lượng và phương án tài chính có thể thu hút các nhà đầu tư tham gia. Vì vậy, thống nhất đề xuất của các tỉnh là triển khai dự án theo phương thức PPP, phối hợp nguồn vốn nhà nước và địa phương.
Xem thêm: Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng được nhân dân đồng tình ủng hộ
Về quy mô, tỉnh Ninh Bình, Thái Bình nghiên cứu các phương án mặt cắt ngang và đề xuất quy mô đầu tư 4 làn xe, hoàn chỉnh bề rộng mặt đường 24,75m. Tỉnh Bình Phước đề xuất đầu tư quy mô 4 làn xe, bề rộng mặt đường 19m.
Xem thêm: TP.HCM muốn chi ngàn tỷ mở rộng đường dẫn cao tốc phía Đông lên 8 làn xe
Bộ cũng thống nhất việc tách đầu tư công đối với đoạn tuyến cao tốc thuộc tỉnh Ninh Bình (dài 26km) và là cơ quan chủ quản đầu tư; đoạn qua Nam Định - Thái Bình (dài 62km) đầu tư theo phương thức PPP, giao tỉnh Thái Bình là cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện dự án.
Tuyến cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành (128,8km) tiếp tục thực hiện đầu tư theo phương thức PPP như đề xuất.
Thả hoa đăng tưởng nhớ 64 liệt sĩ Gạc Ma
Sáng 12/3, Ban liên lạc Bộ đội Trường Sa tại TP Đà Nẵng (giai đoạn 1984 - 1988) tổ chức lễ dâng hương, tưởng niệm 64 liệt sĩ hy sinh trong trận chiến Gạc Ma, bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa của Việt Nam ngày 14/3/1988.
Xem thêm: Thả hoa đăng tưởng nhớ 64 liệt sĩ Gạc Ma
Buổi lễ diễn ra trang nghiêm tại khu tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ phường Hòa Cường Bắc (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng).
Xem thêm: Cựu binh Gạc Ma từng nhận giấy báo tử không thể quên ngày 14/3/1988
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Văn Tấn, Trưởng Ban liên lạc bộ đội Trường Sa TP Đà Nẵng (giai đoạn 1984-1988) chia sẻ, đau thương, mất mát với thân nhân các gia đình liệt sĩ.
Xem thêm: Lần về phép cuối cùng rồi ra đi mãi của chiến sĩ Gạc Ma
Xem thêm: 'Những chiến sĩ trở về từ trận chiến Gạc Ma với đầy thương tích'
“Chủ quyền quốc gia là tối thượng, bất khả xâm phạm. 35 năm qua, sóng biển có thể xóa nhòa mọi dấu vết nhưng không thể xóa được ký ức bi tráng của người dân Việt Nam về những người lính quả cảm. Sự hy sinh của họ đã được dựng thành những tượng đài bất tử về tình yêu Tổ quốc. Thế hệ hôm nay và mai sau phải khắc cốt ghi tâm, không ai được phép lãng quên", ông Tấn nhấn mạnh.
Xem thêm: Trường Sa - Gạc Ma và những người nằm lại
Ngay sau lễ tri ân, đồng đội của các liệt sĩ Gạc Ma đã thả mô hình tàu HQ-604, hoa đăng, vòng hoa tưởng niệm xuống sông Hàn.
Gạc Ma đã đi vào trang sử bi tráng của dân tộc với hình ảnh những người lính siết chặt tay cầm cờ Tổ quốc mặc cho pháo đạn dội vào.
CSGT khẳng định ‘không làm thay việc đăng kiểm của Bộ GTVT’
Bắt đầu từ ngày 11/3, lực lượng CSGT đã tăng cường 167 người đến các trung tâm đăng kiểm để hỗ trợ đăng kiểm với 30 cảnh sát được chi viện cho Hà Nội và 20 người sẽ tăng cường vào TPHCM.
Trước những ý kiến trái chiều cho rằng, lực lượng CSGT đang từng bước làm thay việc đăng kiểm của Bộ Giao thông vận tải (GTVT).
Xem thêm: CSGT bắt đầu kiểm định ô tô, giảm tải ùn tắc đăng kiểm
Đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) khẳng định, thông tin này là hoàn toàn không chính xác, và việc tăng cường chỉ là tạm thời theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công an chứ lực lượng CSGT không làm thay Bộ Giao thông vận tải trong công tác đăng kiểm.
Xem thêm: Khởi tố, bắt tạm giam Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm 50-13D
Nói về tiêu chuẩn của cán bộ kiểm định CSGT đi tăng cường cho các trung tâm đăng kiểm đợt này, đại diện Cục CSGT cũng cho biết, các cán bộ kiểm định này đã được cấp Giấy chứng nhận cán bộ kiểm định xe Công an nhân dân. Trong số đó, có những cán bộ đã công tác trong lĩnh vực này cả chục năm và có cả cán bộ được đào tạo tại các trường đại học của ngành Giao thông vận tải về công tác kiểm định xe.
Xem thêm: Khởi tố, bắt tạm giam Phó TGĐ Công ty Tiên Phong Mai Văn Quân về tội đưa hối lộ
Ngoài ra, trước khi các cán bộ kiểm định bắt tay vào hỗ trợ các trung tâm đăng kiểm, Cục CSGT cũng đã mở lớp tập huấn cho 167 cán bộ, chiến sỹ tại tỉnh Hà Nam.
Phòng GD-ĐT Quận 12 (TP. HCM) ‘lấy ý kiến trẻ mẫu giáo, mầm non về Luật đất đai’
Sau khi dư luận dư luận thắc mắc về việc việc Trường THCS Lương Yên (Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) tổ chức lấy ý kiến tham gia của trẻ em vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi),đến lượt Phòng GD-ĐT Quận 12 (TP. HCM) cũng có văn bản gửi tới nhiều trường, nhóm lớp mầm non để ‘tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) trên địa bàn quận.
Văn bản của Phòng GD-ĐT Quận 12 ghi rõ gửi: Nhóm trẻ lớp mẫu giáo, lớp mầm non; Trường mẫu giáo, mầm non (công lập và ngoài công); Trường tiểu học (công lập và ngoài công lập), Trường THCS; Trường Chuyên biệt Ánh Dương; Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên.
Ông Khưu Mạnh Hùng - Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo khẳng định có sự nhầm lẫn khi hiểu văn bản trên. Theo ông Hùng, đơn vị này không lấy ý kiến trẻ mầm non, học sinh tiểu học, học sinh THCS... mà chỉ lấy ý kiến của cán bộ, nhân viên, giáo viên, người lao động của các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Trong đó, bao gồm cán bộ, giáo viên, nhân viên, chủ các nhóm lớp, nhóm trẻ mẫu giáo, nhóm trẻ mầm non.
Hiện Phòng GD-ĐT Quận 12 đã hoàn thiện xong phần lấy ý kiến người lao động trong các cơ sở giáo dục do phòng quản lý đối với dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) và đã tổng hợp gửi về Sở TN & Môi trường TPHCM.