Thời sự 24 giờ: Tranh luận nên hay không nên di dời ga Sài Gòn; Xét xử 13 cựu cán bộ công an phường Phú Thọ Hòa (Q. Tân Phú) 'ăn tiền' của tội phạm ma túy

Tổng hợp| 28/08/2023 06:00

Nhiều ý kiến trái ngược xung quanh đề xuất quy hoạch Ga Sài Gòn thành đầu mối trung chuyển khách. Hôm nay, TAND TP.HCM dự kiến xét xử 13 cựu công an Phường Phú Thọ Hòa (Q. Tân Phú) về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra từ 2018.

Xem xét ‘hình sự hóa’ hành vi trốn khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

Bộ Quốc phòng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Bạc Liêu về việc xử lý, ngăn ngừa hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Bộ luật Hình sự hiện hành chỉ xác định hành vi không chấp hành đúng quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ mà không quy định về lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

Xem thêm: Đại tướng Phan Văn Giang: Xem xét tăng số người thực hiện nghĩa vụ quân sự

Do đó, công dân không chấp hành lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự thì chỉ dừng lại ở việc xử lý hành chính mà không thể xử lý hình sự theo quy định.

Xem thêm: Bộ Quốc phòng xem xét lại quy định về cận thị, hình xăm khi tuyển quân

kham-16494104539371664782268.jpg
Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

Xem thêm: Không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, 2 công dân bị xử phạt 70 triệu đồng

Cử tri đề nghị xem xét trình Quốc hội bổ sung quy định cho phù hợp với tình hình thực tế, có chế tài răn đe đối với trường hợp không chấp hành lệnh gọi khám tuyển nghĩa vụ quân sự.

Bộ Quốc phòng xác nhận quá trình thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự còn có những vướng mắc.

Xem thêm: Tân binh bị trả về một tuần sau ngày nhập ngũ: Xử lý nghiêm!

Những năm qua, việc xử lý vi phạm trong sơ tuyển và khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự còn khó khăn và chưa bảo đảm nghiêm minh do hành vi không chấp hành lệnh khám sức khỏe chưa được quy định trong Bộ luật Hình sự.

Tiếp thu ý kiến của cử tri, Bộ Quốc phòng sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan liên quan, nghiên cứu, phối hợp các ban, bộ, ngành, địa phương báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 và Điều 332 Bộ luật Hình sự.

Tranh luận nên hay không nên di dời ga Sài Gòn

Liên danh Công ty CP Tư vấn thiết kế giao thông vận tải phía Nam và Trung tâm Tư vấn - Đầu tư phát triển giao thông vận tải vừa có báo cáo đầu kỳ quy hoạch các tuyến, ga đường sắt khu vực đầu mối TPHCM gửi Cục Đường sắt Việt Nam. Qua đó đề xuất chọn phương án xây dựng ga Sài Gòn thành ga trung tâm hành khách của TPHCM.

Xem thêm: Sài Gòn thuở phải 'cõng' xe lửa trên sông

Theo đó ga Sài Gòn được đề xuất quy hoạch là đầu mối trung chuyển khách (đường sắt tốc độ cao, metro, xe buýt), xây dựng thêm quảng trường, bến xe buýt, taxi, bãi xe cá nhân… Phương án xây dựng ga Sài Gòn được đề xuất với tổng diện tích ga dự kiến khoảng 6,85 ha, trong đó diện tích quảng trường ga là 2,3ha. Tại quảng trường có bố trí ga metro, bến xe buýt, taxi, bãi đỗ xe phục vụ việc thu gom và phân tán khách đi, đến ga khác.

Xem thêm: Con đường huyền thoại dẫn 'vàng trắng' về Sài Gòn

gasaigonhailong3-1693063723328_11zon.jpg
Ga Sài Gòn là điểm cuối  của hệ thống đường sắt Bắc - Nam

Xung quanh đề xuất trên gây ra cuộc tranh luận gay gắt nên hay không nên di dời. Thực tế, cuộc tranh luận này đã nổ ra từ nhiều năm trước nhưng vẫn chưa ngã ngũ.

Xem thêm: Người dân nói gì khi biến đường sắt thành đường hoa dài nhất Việt Nam?

Những ý kiến ủng hộ việc giữ lại ga Sài Gòn ở nội đô và nâng cấp ga này, cho rằng nếu di chuyển ra ngoại thành, người dân phải di chuyển bằng đường bộ ra ngoài để đón tàu, vô tình làm tăng mật độ đường bộ. Và để thuận tiện cần kết hợp mô hình từ ga Sài Gòn tới Dĩ An, Biên Hòa là đường sắt đô thị kết hợp đường sắt bắc - nam, và liên kết với hệ thống đường sắt đô thị vận chuyển hành khách tới các cụm công nghiệp của Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa, Long An...

Xem thêm: Ga Sài Gòn được đề xuất là đầu mối trung chuyển, có quảng trường hiện đại

Trong khi đó, những ý kiến phản đối đa phần giống nhau ở cách nhìn nhận là thành phố bây giờ đất chật người đông, tấc đất tấc vàng, huống hồ gì nhà ga lại nằm ngay khu đất vàng của thành phố, chưa kể đường ray của nó lại chiếm rất lớn quỹ đất của TP, gây cản trở lưu thông khi tàu lửa đi qua…

Xét xử 13 cựu cán bộ công an phường vụ 'ăn tiền' của tội phạm ma túy

Hôm nay (28/8), TAND TP.HCM sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm đối với 13 bị cáo nguyên là cán bộ Công an phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, gồm: Phạm Thanh Tuấn (cựu Trưởng công an phường), Lê Văn Quý và Lê Văn Hòa (đều là cựu Phó trưởng công an phường), Lê Đình Vũ, Nguyễn Đăng Chiến, Nguyễn Đức Hiền, Võ Quang Kế và Phạm Ngọc Vy (cựu cán bộ công an phường ) cùng 5 người khác về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Theo truy tố, từ 4/2018 đến 4/2020, Ban chỉ huy Công an phường Phú Thọ Hoà có chủ trương ngầm tổ chức cán bộ chiến sĩ tuần tra, kiểm soát địa bàn, nếu phát hiện những đối tượng liên quan đến hoạt động tàng trữ, mua bán, sử dụng trái phép chất ma tuý thì tạm giữ người, tang vật và ghi lời khai.

42-phu-tho-hoa-16755094411292014257010_11zon.jpg
Trụ sở Công an Phường Phú Thọ Hòa.

Tuy nhiên, lực lượng làm nhiệm vụ đã không thực hiện theo đúng quy định pháp luật mà tạo điều kiện cho đối tượng vi phạm gọi điện thoại cho người nhà mang tiền đến chung chi để giải cứu. Vụ việc “ăn tiền” của một số cán bộ công an phường Phú Thọ Hòa đã bị người dân tố cáo.

Sau khi nhận đơn tố cáo, CQĐT truy tìm và ghi lời khai được 30 đối tượng, trong đó có 29 người thừa nhận việc bị Công an phường Phú Thọ Hòa bắt vì có hành vi mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy và bản thân họ hoặc gia đình đã đưa tiền cho cán bộ tại trụ sở công an phường để được tha về.

Trước đó, tháng 10/2022, TAND TP.HCM trả hồ sơ vụ án, đề nghị điều tra bổ sung một số vấn đề như: Có bao nhiêu người bị câu lưu, thời gian câu lưu? Các bị cáo có biết người bị câu lưu là phạm tội không? Làm rõ động cơ, mục đích của từng bị cáo trong từng vụ việc. Điều tra hành vi "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ" của những đối tượng liên quan đến vụ án.

Đến tháng 12/2022, Cơ quan điều tra VKSND tối cao ra kết luận điều tra bổ sung cho rằng, không đủ căn cứ để khởi tố vụ án "Đưa hối lộ" và "Nhận hối lộ". Lý do, việc giao nhận tiền chỉ có lời khai một phía, không có tài liệu, chứng cứ, vật chứng khác để chứng minh.

Việc câu lưu các đối tượng tại trụ sở không quá quy định 24 giờ là để ghi lời khai, ghi lý lịch và test ma túy, sau đó thả về thuộc thẩm quyền "tạm giữ hành chính" của công an phường, nên cũng không đủ cơ sở xác định tội "Tha trái pháp luật người bị bắt".

Thủ tướng: 'Hạn chế giao vị trí đất thuận lợi để phát triển bất động sản'

Thủ tướng Phạm Minh Chính có công điện gửi 4 Bộ trưởng Giao thông vận tải (GTVT), Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, cùng Chủ tịch UBND các tỉnh, thành, về rà soát việc kết nối với các tuyến đường bộ cao tốc nhằm phát huy hiệu quả đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Theo người đứng đầu Chính phủ, việc kết nối giữa cao tốc và hệ thống đường bộ trên địa bàn các địa phương còn hạn chế nên chưa khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, không gian phát triển.

can-canhcao-tocbac-namnghe-an3-1692789488270-1693107556105_11zon.jpg

Theo chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, các địa phương cần nghiên cứu, ưu tiên bố trí vốn và chủ động huy động nguồn lực để đầu tư các tuyến đường của địa phương kết nối với cao tốc. Việc này nhằm tạo ra không gian phát triển mới của địa phương nhất là các khu đô thị, khu công nghiệp dịch vụ.

Đặc biệt, Thủ tướng quán triệt địa phương phải quản lý chặt chẽ, hiệu quả việc sử dụng, khai thác quỹ đất tại khu vực các nút giao và không gian phát triển mới gắn với cao tốc.

"Hạn chế tối đa việc giao các vị trí thuận lợi để phát triển bất động sản nhà ở; khắc phục triệt để tình trạng phát triển manh mún, không đồng bộ; không để tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm trong quá trình triển khai", Thủ tướng nhấn mạnh.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Thời sự 24 giờ: Tranh luận nên hay không nên di dời ga Sài Gòn; Xét xử 13 cựu cán bộ công an phường Phú Thọ Hòa (Q. Tân Phú) 'ăn tiền' của tội phạm ma túy
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO