Thủ tướng Phạm Minh Chính lần đầu thăm Campuchia
Từ ngày 8-13/11/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ thăm chính thức Vương quốc Campuchia. Đây là chuyến thăm chính thức Campuchia đầu tiên của Thủ tướng Phạm Minh Chính trên cương vị Thủ tướng và là chuyến thăm đầu tiên của lãnh đạo chủ chốt Việt Nam tới Campuchia trong Năm hữu nghị Việt Nam-Campuchia 2022.
Xem thêm: Đoàn kết vì sự phồn vinh của mỗi nước
Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam và Campuchia không ngừng được vun đắp, phát triển kể từ khi chính thức được thiết lập cách đây 55 năm. Hai nước đang đẩy mạnh quan hệ theo phương châm “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”.
Xem thêm: Kinh tế là tiêu điểm trong chuyến thăm Campuchia của Thủ tướng
Chuyến thăm thêm một lần nữa khẳng định quan điểm nhất quán hai nước luôn nắm tay nhau đoàn kết, nỗ lực hợp tác vì sự phồn vinh ở mỗi nước.
TPHCM yêu cầu Ngân hàng SCB không né tránh khiếu nại của người dân
Văn phòng UBND TPHCM vừa có văn bản thông báo kết luận chỉ đạo của lãnh đạo UBND thành phố tại cuộc họp về tình hình liên quan đến Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB).
Lãnh đạo UBND TPHCM đề nghị Ngân hàng SCB phối hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TPHCM, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tư pháp cùng các cơ quan liên quan, chủ động bố trí địa điểm tiếp dân rộng rãi, thông thoáng. Ngân hàng SCB cần cung cấp thông tin, giải thích rõ ràng, ân cần, lịch sự, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng từng trường hợp để hỗ trợ, đối thoại, không né tránh.
Xem thêm: Ngân hàng SCB tiếp tục thông tin về trái phiếu doanh nghiệp
Ngoài ra, Ngân hàng SCB phải có cơ chế trao đổi thông tin nhanh chóng để báo cáo lãnh đạo thành phố, cơ quan chức năng. Lãnh đạo địa phương cần chỉ đạo cơ quan chức năng phối hợp xử lý kịp thời các tình huống phát sinh, vận động, giải thích cho người dân, giải quyết các vấn đề liên quan ngay từ cơ sở.
Trước đó, tối ngày 6/11, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) phát đi thông tin thêm về các vấn đề liên quan đến việc mua , bán trái phiếu doanh nghiệp của khách hàng .
Xem thêm: Ngân hàng SCB có Chủ tịch Hội đồng quản trị mới
SCB bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ với những lo lắng, áp lực của khách hàng trong những ngày vừa qua và cam kết sẽ nỗ lực làm việc với các bên có liên quan, trong khả năng và thẩm quyền theo quy định của pháp luật, để bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của khách hàng.
Xem thêm: Chứng khoán Tân Việt đảm bảo trả lãi và gốc trái phiếu cho nhà đầu tư
Hiện nay, SCB vẫn đang tiếp tục làm việc với Công ty Cổ phần Chứng khoán Tân Việt, tổ chức phát hành, Bộ Công an và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để trình bày các mong muốn, kiến nghị chính đáng nhằm giải quyết các vấn đề trên cơ sở thượng tôn pháp luật và bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của khách hàng. Trong quá trình các cơ quan chức năng xử lý vụ việc, SCB rất mong khách hàng bình tĩnh, thấu hiểu và tuân thủ các quy định của pháp luật để đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp, đồng thời không gây trở ngại đến hoạt động kinh doanh bình thường của SCB.
Bà Trương Mỹ Lan có thêm 2 luật sư bào chữa
Theo báo Người Lao Động, bà Trương Mỹ Lan - Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát - đã mời thêm 2 luật sư thuộc Đoàn luật sư TP Hà Nội tham gia bào chữa cho mình. Đó là các luật sư luật sư Nguyễn Huy Thiệp (Đoàn luật sư TP Hà Nội) và luật sư Giang Hồng Thanh.
Xem thêm: Hà Nội "đóng băng" tài sản hơn 760 pháp nhân liên quan vụ án Vạn Thịnh Phát
Trước đó, sau khi bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư An Đông và các tổ chức, đơn vị có liên quan, bị can Trương Mỹ Lan đã mời luật sư Phan Trung Hoài và luật sư Phan Minh Hoàng (Đoàn luật sư TP HCM) bào chữa cho mình.
Theo cáo buộc, bị can Trương Mỹ Lan cùng các bị can trong vụ án đã có hành vi gian dối trong việc phát hành, mua bán trái phiếu trái quy định của pháp luật để chiếm đoạt hàng ngàn tỉ đồng của người dân trong thời gian năm 2018-2019.
Xem thêm:Ai trả tiền cho người mua trái phiếu doanh nghiệp của bà Trương Mỹ Lan?
Tại họp báo Chính phủ chiều 29-10, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng kiêm Người phát ngôn Bộ Công an khẳng định hoàn toàn không có yếu tố hình sự hóa trong quan hệ kinh tế tại vụ án trên.
Hà Nội có dẹp được ‘cây xăng vỉa hè”?
Những ngày qua, UBND TP. Hà Nội yêu cầu 30 quận, huyện, thị xã giải quyết triệt để hoạt động bán xăng dầu bằng chai, lọ trên các tuyến đường; không để xảy ra tình trạng kinh doanh trái phép để trục lợi… Tuy nhiên, tình trạng này vẫn không có gì thay đổi, các cây xăng vỉa hè mọc lên khắp Hà Nội nhiều ngày nay.
Xem thêm: 'Cây xăng vỉa hè như cỏ dại, vừa cắt lại mọc um tùm'
Trong khi đó, nhiều cây xăng ở quận Hoàng Mai,Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Đống Đa... hoạt động cầm chừng, thậm chí đóng cửa. Người dân phải chạy khắp nơi tìm cây xăng, vất vả xếp hàng đổ xăng ngày cuối tuần.
Xem thêm: Người Hà Nội chạy khắp nơi tìm cây xăng, vật vã xếp hàng để đổ… 30.000 đồng
Sở Công Thương cho biết Hà Nội đang chịu sức ép lớn về nguồn cung khi phải phục vụ cả một số thị trường lân cận. Một số cây xăng nhập hàng từ thương nhân phân phối bị ảnh hưởng. Cơ quan chức năng khuyến cáo, người dân không nên mua tích trữ, mua đủ nhu cầu sử dụng và chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.
Xem thêm: Nhiều cây xăng tự phát mọc lên, giá mỗi lít đội lên gấp rưỡi
Ls. Đặng Văn Cường, trưởng văn phòng luật Chính Pháp, đoàn luật sư Hà Nội cho biết, kinh doanh xăng dầu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Người thực hiện hành vi kinh doanh xăng dầu mà không có giấy phép, không đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy chỉ có thể bị xử phạt hành chính. Nếu người bán gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.