TP.HCM có thể xuất hiện thêm ca mắc đậu mùa khỉ
Theo bà Lê Hồng Nga, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), với mức độ giao lưu, tiếp xúc như hiện tại, việc TP.HCM xuất hiện thêm ca mắc đậu mùa khỉ xâm nhập là hoàn toàn có thể xảy ra. Hiện nay, hệ thống giám sát dịch bệnh của thành phố tiếp tục tăng cường, củng cố từ khu vực cửa khẩu, sân bay.
Xem thêm: Thông tin về sức khỏe 9 người tiếp xúc gần bệnh nhân đậu mùa khỉ ở TP HCM
Bà Nga phân tích thêm, bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ đầu tiên tại Việt Nam đi nước ngoài từ tháng 7 đến cuối tháng 9, nhập viện ngay sau khi về nước và có biểu hiện bệnh lý. Do đó, cơ quan y tế đánh giá, người này bị phơi nhiễm trong thời gian ở nước ngoài, những trường hợp tiếp xúc gần được lập danh sách theo dõi trong 21 ngày.
"Đến nay, thành phố chưa ghi nhận thêm ca bệnh đậu mùa khỉ mới từ những người tiếp xúc", bà Nga nói.
Liên quan đến ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên tại TP HCM, HCDC đã giám sát, điều tra dịch tễ có 9 người tiếp xúc gần. Trong đó có 4 nhân viên y tế và 5 người thân của bệnh nhân để theo dõi sức khỏe trong 21 ngày.
Đến 6-10 (sau 11 ngày) những người tiếp xúc gần không xuất hiện triệu chứng nghi ngờ. HCDC phối hợp với Trung tâm Y tế quận Bình Thạnh khử khuẩn tại nơi bệnh nhân sinh sống.
Chiều 6/10, Đoàn công tác Bộ Y tế do TS Nguyễn Lương Tâm, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ tại TP.HCM và thăm hỏi sức khoẻ bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ đầu tiên tại Việt Nam.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết, ngay sau khi có những thông tin về bệnh đậu mùa khỉ, Sở Y tế TP.HCM đã triển khai các hoạt động tập huấn cho nhân viên trong ngành về điều trị, phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.
Bộ Ngoại giao nói gì về việc có nhiều cán bộ ‘dính’ vụ ‘ chuyến bay giải cứu’?
Tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều 6/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết: "Quan điểm nhất quán của Bộ Ngoại giao là tất cả cán bộ ngoại giao đều phải tuân thủ nghiêm túc chủ trương, đường lối, chính sách và quy định của nhà nước. Tất cả các hành vi vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý theo quy định của pháp luật, không bao che, không có vùng cấm"- bà Lê Thị Thu Hằng nói.
Xem thêm: Bộ Ngoại giao nói về việc nhiều cán bộ bị khởi tố ở vụ chuyến bay giải cứu
Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo các đơn vị, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, nhân viên; đồng thời rà soát, hoàn thiện quy trình xử lý công việc, bảo đảm quy trình chặt chẽ, hiệu quả, minh bạch, tạo thuận lợi cho công dân.
Xem thêm: Mỗi chuyến bay giải cứu lãi hàng tỷ đồng
Mới đây Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố thêm 2 bị can là Nguyễn Hồng Hà, nguyên là cán bộ Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka (Nhật Bản) về tội "Nhận hối lộ"; bà Nguyễn Lê Ngọc Anh (34 tuổi), nguyên cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia, về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ"; ông Hoàng Anh Kiếm (44 tuổi), nghề nghiệp tự do, về tội "Đưa hối lộ".
Tính đến thời điểm này, đã có 22 người bị khởi tố sau 8 tháng công an vào cuộc điều tra vụ án liên quan đến các chuyến bay giải cứu xảy ra tại Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Giao thông Vận tải, Văn phòng Chính phủ và các đơn vị liên quan.
Xem thêm: Bắt thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng
Riêng tại Bộ Ngoại giao, trước đó cơ quan điều tra đã khởi tố Thứ trưởng Tô Anh Dũng; Cục trưởng Cục Lãnh sự Nguyễn Thị Hương Lan; Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự Đỗ Hoàng Tùng; Chánh Văn phòng Cục Lãnh sự Lê Tuấn Anh và Phó trưởng Phòng Bảo hộ công dân, Cục Lãnh sự Lưu Tuấn Dũng.
Đề nghị truy tố Chỉ tịch tập đoàn địa ốc Alibaba Nguyễn Thái Luyện
Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM ban hành kết luận điều tra bổ sung, chuyển hồ sơ sang VKSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Tập đoàn địa ốc Alibaba) cùng 22 đồng phạm về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "Rửa tiền".
Công an TP.HCM xác định tính đến ngày 20/1 đã có 4.361 nạn nhân gửi đơn trình báo, tố giác. Trong đó, Công an TP.HCM đã làm việc với 3.999 nạn nhân, còn 362 trường hợp không đến làm việc.
Xem thêm: Đề nghị truy tố Nguyễn Thái Luyện và đồng phạm
Hôm 12/8, TAND TP.HCM đã lên lịch xét xử vụ án sai phạm xảy ra tại Công ty địa ốc Alibaba, thời gian diễn ra phiên tòa dự kiến kéo dài trong 2 tháng. Sau đó, tòa ra quyết định trả hồ sơ cho VKSND TP.HCM đề nghị điều tra bổ sung.
Xem thêm: Nguyễn Thái Luyện và đồng phạm lừa đảo 4.316 người
Theo hồ sơ, Luyện đã sử dụng 10 pháp nhân trong tổng 22 pháp nhân đã thành lập để đứng tên chủ đầu tư của 58 "dự án ma". Sau đó, bị can thông qua Công ty Alibaba quảng cáo bán đất nền ở 3 tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu để lừa bán cho hàng nghìn khách hàng.
Để tạo lòng tin và thu hút khách hàng, Luyện đã đưa ra thủ đoạn bán hàng cam kết mua lại với giá cao hơn 30% sau 12 tháng hoặc 38% sau 15 tháng kể từ ngày nộp tiền; hoặc thuê lại với giá 2%/tháng kể từ ngày ký và thanh toán 95% giá trị hợp đồng.
Xem thêm: Vợ và em Nguyễn Thái Luyện 'rửa tiền' như thế nào tại Công ty Alibaba?
Quá trình điều tra bổ sung, các bị can Nguyễn Thái Luyện, Võ Thị Thanh Mai (vợ Luyện) và Bùi Minh Đức (Phó Giám đốc phụ trách đầu tư Công ty địa ốc Alibaba) khai Công ty Alibaba không chủ trương trả tiền hoa hồng cho những người giới thiệu các thửa đất, nhận chuyển nhượng từ chủ đất. Việc chi tiền, hạch toán này không được thể hiện trong sổ sách kế toán.
Ngoài ra, Luyện và Mai khai ngoài những bị can bị khởi tố, các nhân viên Công ty địa ốc Alibaba không biết và không tham gia giúp sức cho Nguyễn Thái Luyện và 22 đồng phạm thực hiện hành vi phạm tội.
TP. HCM không thiếu xăng dầu
Sáng 6-10, Sở Công Thương TP HCM đã có cuộc họp đột xuất với các doanh nghiệp xăng dầu trên địa bàn, sau khi Công ty CP Thương mại - Dịch vụ Cần Giờ (CAGICO) báo cáo đang gặp khó khăn về nguồn cung và có khả năng tạm ngưng hoạt động.
Cụ thể, CAGICO cho biết doanh nghiệp chỉ là thương nhân phân phối nên không thể nhập khẩu xăng dầu, phải thông qua các thương nhân nhập khẩu để mua và cung cấp cho hệ thống bán lẻ của mình.
Xem thêm: Sở Công Thương TP HCM họp đột xuất vì công ty xăng dầu báo hết hàng bán
Xem thêm: Lỗ 500 triệu/tháng, cây xăng tuyên bố đóng cửa, bỏ nghề
Tuy nhiên, thời gian gần đây thị trường trong nước và thế giới diễn biến phức tạp dẫn đến nguồn cung bị gián đoạn. Các đơn vị đầu mối đã ngừng cung cấp hàng cho doanh nghiệp trên.
"Do đó, chúng tôi không còn nguồn hàng để đáp ứng duy trì hệ thống bán lẻ của công ty và có thể sẽ tạm ngưng trong thời gian sắp tới", doanh nghiệp thông tin.
Hiện tại, Công ty CP Thương mại - Dịch vụ Cần Giờ có hệ thống bán lẻ xăng dầu gồm 17 cửa hàng trực thuộc và 36 đại lý.
Ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công Thương TP HCM, cho biết thời gian qua, do ảnh hưởng bão nên việc vận chuyển xăng dầu từ các nhà máy ở khu vực miền Trung vào TP HCM gặp khó khăn nhưng hiện đã được khắc phục. Một vài cây xăng có thiếu hàng cục bộ nhưng chỉ 1-2 giờ sau là có nguồn cung cấp trở lại.
Xem thêm: 'Hết thời', cây xăng rao bán khắp nơi
Ông Vũ khẳng định không có việc doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu thiếu hàng xin nghỉ bán, mà chỉ là thông báo khó khăn trong việc tìm nguồn hàng cung ứng.
Xem thêm: Cây xăng 'đòi' chiết khấu 700 đồng/lít để hoà vốn, trên 1.000 đồng mới có lãi
Theo Nghị định 83 và 95 về kinh doanh xăng dầu, cửa hàng xăng dầu chỉ được ngừng bán hàng sau khi được Sở Công Thương chấp thuận bằng văn bản.
Trước tình trạng một số cây xăng tại nhiều tỉnh treo biển hết hàng, nghỉ bán, Bộ Công Thương yêu cầu Vụ Thị trường trong nước cần bảo đảm ổn định thị trường, giá cả, nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống.
Giải cứu 14 người Việt là nạn nhân buôn người, bị giam cầm ở Philippines
Trước thông tin giới chức Philippines đã giải cứu 14 người Việt Nam là nạn nhân buôn người, bị giam cầm và bị cưỡng ép bán dâm tại thành phố Paranaque, Philippines, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết, Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines đã liên hệ với các cơ quan chức năng sở tại để xác minh vụ việc, tiếp xúc các công dân bị bắt giữ và triển khai biện pháp bảo hộ công dân cần thiết, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân Việt Nam.
Xem thêm: Giải cứu 14 người Việt là nạn nhân buôn người ở Philippines
Theo thông tin cập nhật từ Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines, ngày 5/10, 13 trong số 14 công dân Việt Nam đã được trả tự do. Hiện, một công dân đang được chăm sóc tại trung tâm bảo trợ phụ nữ và trẻ em tại Philippines do bị mắc COVID-19.