Tổng giao dịch mua bán hóa đơn mà tướng Đỗ Hữu Ca nhận chạy án lên đến 7500 tỷ đồng
Liên quan đến việc Công an tỉnh Quảng Ninh bắt giữ và khởi tố tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" với tướng Đỗ Hữu Ca – nguyên Giám đốc Công an TP Hải Phòng, báo Người Lao Động dẫn nguồn tin cho biết "trùm" mua bán hóa đơn Trương Xuân Đước (SN 1971, trú tại khu Lũng Đông, phường Đằng Hải, quận Hải An, TP Hải Phòng) đã 4 lần mang tổng số tiền 35 tỉ đồng đến nhà ông Ca để nhờ "chạy án".
Xem thêm: Ông Đỗ Hữu Ca 4 lần nhận tổng 35 tỉ đồng tại nhà riêng từ ông "trùm" để nhờ chạy án
Xem thêm: Làm quy trình đình chỉ sinh hoạt Đảng 4 tháng đối với ông Đỗ Hữu Ca
Khi biết mình và vợ là Nguyễn Thị Ngọc Anh (SN 1979) đang nằm trong "tầm ngắm" của Công an tỉnh Quảng Ninh, do có mối quan hệ thân thiết từ thời ông Ca còn làm giám đốc Công an TP Hải Phòng, "trùm" mua bán hóa đơn Trương Xuân Đước đã nhờ nguyên giám đốc Công an TP Hải Phòng giúp "chạy án" với số tiền 35 tỉ đồng.
Nhận tiền từ "trùm" mua bán hóa đơn Trương Xuân Đước nhưng ông Đỗ Hữu Ca lại không đưa tiền cho ai.
Xem thêm: Ông Đoàn Văn Vươn và cuộc gặp đặc biệt với Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca
Thấy việc nhờ "chạy án" không thành, người thân của Đước sau đó đã làm đơn tố cáo hành vi nhận 35 tỉ đồng của ông Ca với cơ quan công an. Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh đánh giá hành vi của ông Ca có dấu hiệu phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nên xác lập chuyên án để đấu tranh.
Ngày 18/2, khi Công an tỉnh Quảng Ninh điều tra, thực hiện các bước tố tụng thì ông Ca đã giao nộp lại số tiền 35 tỉ đồng cho cơ quan công an.
Theo thông tin từ Công an tỉnh Quảng Ninh, kết quả điều tra vụ án liên quan đến "trùm" mua bán hóa đơn Trương Xuân Đước, đến nay xác định số mua bán hóa đơn giá trị gia tăng trái phép lên đến 7.500 tỉ đồng.
TPHCM khởi công dự án hồi sinh kênh Tham Lương
Sáng 23/2, UBND TPHCM và chủ đầu tư tổ chức lễ khởi công dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên (giai đoạn 2) tại quận Gò Vấp.
Đây là dự án trọng điểm thuộc đề án chống ngập và xử lý nước thải giai đoạn 2020-2045. Khi kết hợp cùng các dự án khác sẽ giúp hoàn thiện hệ thống thoát nước cho khu vực phía Tây và Bắc thành phố.
TP. HCM chỉ đạo chủ đầu tư và các đơn vị liên quan phấn đấu hoàn thành dự án vào năm 2025. Dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên có tổng mức đầu tư 8.200 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách trung ương 4.000 tỷ đồng, còn lại là ngân sách địa phương.
Dự án sẽ thực hiện nạo vét trên toàn tuyến kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên (31,46km), kè bờ toàn tuyến tổng (63,11km), xây dựng tuyến đường giao thông 2 bên bờ kênh (63,44km); đồng thời hoàn thiện hạ tầng thoát nước, công viên cây xanh, hệ thống chiếu sáng và 12 bến thuyền.
Thu nhiều chứng cứ chứng minh Công ty Luật TNHH Pháp Việt cưỡng đoạt tài sản
Liên quan đến việc đột kích Công ty Luật TNHH Pháp Việt (quận Tân Bình, TP HCM), Công an tỉnh Tiền Giang cho biết đã thu thập được nhiều tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi cưỡng đoạt tài sản với phương thức gọi điện thoại đe dọa, khủng bố đến các tổ chức, cá nhân của công ty này.
Xem thêm: Hàng ngàn nạn nhân bị dọa giết vợ, con
Thậm chí, các đối tượng còn đem quan tài, bình gas… để khủng bố, buộc các bị hại phải trả nợ xảy ra ở nhiều địa phương, như: Tiền Giang, Long An, Bình Dương, Sóc Trăng, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, TP HCM, Hà Nội và nhiều địa phương khác.
Xem thêm: Văn phòng luật rộng 300m2 ở TPHCM có 220 nhân viên làm nhiệm vụ đòi nợ
Ngày 14/2, với sự phối hợp của Cục Cảnh sát hình sự và Công an TP HCM, Công an tỉnh Tiền Giang đã huy động hơn 120 cán bộ, chiến sĩ tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở Công ty Luật TNHH Pháp Việt, thu giữ 233 CPU máy tính bàn, 4 laptop, trên 300 điện thoại di động và nhiều tài liệu liên quan đến hoạt động khủng bố, cưỡng đoạt tài sản; triệu tập làm việc 133 đối tượng có liên quan, phát hiện có nhiều dữ liệu điện tử, tin nhắn có nội dung liên quan đến việc đòi nợ.
Xem thêm: Công an TPHCM khởi tố 13 người cắt ghép hình ảnh, vu khống để đòi nợ
Trung bình mỗi tháng công ty nhận từ các ngân hàng, công ty tài chính 141.000 đến 241.000 hợp đồng vay tiền của các khách hàng chưa trả được để phân chia cho các nhân viên công ty đòi nợ bằng hình thức đe dọa, khủng bố. Công ty được trả từ 25%-35% trên tổng số tiền thu được.
Xem thêm: Những thủ đoạn ‘khủng bố’ đòi nợ của công ty tài chính ở TP.HCM
Cơ quan CSĐT đã khởi tố và ra lệnh tạm giam đối với 3 đối tượng, gồm: Trần Văn Châu và Hồ Quốc Hùng, phó giám đốc công ty; Nguyễn Đình Thành (trưởng phòng kiêm nhóm trưởng).
Đoàn cứu hộ, cứu nạn của quân đội Việt Nam về tới Sân bay Nội Bài
Chiều 23/2, đoàn Đoàn cứu hộ, cứu nạn của Quân đội Việt Nam từ Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) về đến sân bay Nội Bài.
Trong thời gian triển khai từ ngày 13 đến 22/2 tới tỉnh Hatay, lực lượng QĐND Việt Nam đã tổ chức tìm kiếm tại 31 điểm, phát hiện 15 vị trí có người trong đống đổ nát, trong đó 2 vị trí có dấu hiệu sự sống. Sau đó, đoàn đã bàn giao cho đơn vị cứu hộ địa phương sử dụng trang thiết bị hạng nặng đào bới và đưa được 28 thi thể nạn nhân ra ngoài.
Xem thêm: 10 ngày đi tìm sự sống của bộ đội Việt Nam ở Thổ Nhĩ Kỳ
Xem thêm: Mệnh lệnh từ trái tim
Ngoài ra, đoàn phối hợp với Đội cứu hộ của Bahrain và Mexico tổ chức tìm kiếm, xác định 3 vị trí có 10 nạn nhân thiệt mạng do động đất và bàn giao cho đơn vị cứu hộ địa phương. Đội Quân y khám, sơ cứu và cấp thuốc cho 7 nhân viên cứu hộ của các nước bị tại nạn trong khi tác nghiệp.
Mặt khác, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, lãnh đạo đoàn đến thăm và trao đổi kinh nghiệm cứu hộ, cứu nạn với 9 đội cứu hộ quốc tế, trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ, Italy, Pakistan...