Công bố cáo trạng truy tố bổ sung người bố và dì ghẻ hành hạ con đến chết
VKSND TP.HCM vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bổ sung đối với Nguyễn Võ Quỳnh Trang (27 tuổi, quê Gia Lai) và Nguyễn Kim Trung Thái (37 tuổi, ngụ quận 1, TP.HCM).
Theo đó, VKS vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố Nguyễn Võ Quỳnh Trang về tội "Giết người", "Hành hạ người khác" và Nguyễn Kim Trung Thái về tội "Hành hạ người khác", "Che giấu tội phạm".
Xem thêm: Hoãn phiên tòa sơ thẩm xử 'dì ghẻ’ hành hạ bé gái 8 tuổi đến chết
Trước đó, tại phiên xét xử sơ thẩm lần 1 hồi cuối tháng 7 vừa qua, Tòa Gia đình và Người chưa thành niên (TAND TP.HCM) đã quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Theo đó, Tòa đề nghị xác định tỷ lệ thương tích của cháu V.A. vào các ngày 7, 10, và 12/12/2021, nhằm xem xét xử lý các bị cáo hành vi “cố ý gây thương tích”. Bên cạnh đó, các luật sư đề nghị HĐXX xem xét và xác định Thái đồng phạm tội danh "giết người" với bị cáo Trang.
Xem thêm: "Dì ghẻ" Nguyễn Võ Quỳnh Trang vừa khai vừa khóc
Tuy nhiên, ngày 26/8, Phân viện Khoa học Hình sự - Bộ Công an tại TP.HCM đã có trả lời, từ chối thực hiện giám định thương tích của bị hại V.A. trong các ngày 7, 10 và 12/12/2021, với lý do là hồ sơ bệnh án của bị hại V.A. tại bệnh viện Vinmec (quận Bình Thạnh) không thể hiện thương tích bị gây ra trong các ngày nói trên.
Xem thêm: Giám định thương tích bé gái 8 tuổi bị ‘dì ghẻ’ hành hạ tới chết bằng cách nào?
Luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội - bảo vệ cho bị hại) cho biết, các luật sư sẽ tiếp tục kiến nghị đối với vụ việc này. Theo đó, các luật sư sẽ tiếp tục kiến nghị thay đổi tội từ “Hành hạ người khác sang” tội “Giết người” đối với Nguyễn Kim Trung Thái.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xem lại lịch học của học sinh TP HCM từ 7 giờ
Ngày 8/11, Văn phòng Chính phủ cho biết mới đây, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng, các Phó Thủ tướng tình hình thông tin, báo chí, dư luận xã hội liên quan đến tài liệu giáo dục địa phương và việc bố trí thời gian học ở các cơ sở giáo dục phổ thông.
Xem thêm: Chuyên gia cảnh báo gì khi nhiều trẻ phải dậy đi học từ 5 giờ sáng
báo cáo cũng cho biết nhiều trường học ở TP HCM hiện đang bố trí lịch học từ lúc 7 giờ, do đó học sinh phải có mặt tại trường từ lúc 6 giờ 45. Một bộ phận lớn phụ huynh đang cho rằng, lịch học như vậy là quá sớm và cũng gây cả áp lực cho giáo viên, cần lùi thêm thời gian để học sinh có thời gian nghỉ ngơi...
Xem xét báo cáo của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan có giải pháp hỗ trợ kịp thời các địa phương triển khai thực hiện tài liệu giáo dục địa phương; bố trí thời gian học của các cơ sở giáo dục bảo đảm phù hợp, hiệu quả.
Xem thêm: Phụ huynh xoay xở đủ đường để "chiều" theo giờ học sớm của con
Đồng thời, Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các địa phương thực hiện tuyển dụng giáo viên bảo đảm đúng chủ trương, quy định của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Cứu giúp 305 công dân Sri Lanka gặp nạn trên vùng biển Vũng Tàu
Ngày 8/11, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã họp bàn và giao nhiệm vụ cho Bộ đội biên phòng tỉnh tiếp nhận các công dân Sri Lanka gặp nạn trên vùng biển Vũng Tàu.
Trước đó, ngày 6/11, tàu cá Lady R3 (Myanmar) hành trình từ Myanmar đi Canada, trên tàu có 305 công dân Sri Lanka. Khi cách biển Vũng Tàu khoảng 28 hải lý về phía Đông Nam thì tàu gặp nạn cần cứu trợ khẩn cấp trong điều kiện thời tiết có gió Đông Bắc giật cấp 7.
Nhận tin báo, Trung tâm tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 3 (TP Vũng Tàu) đã tìm cách liên lạc với tàu cá Lady 3 và thông báo cho các phương tiện lân cận hỗ trợ.
Chiều cùng ngày, tàu Helios Leader (hành trình từ Nhật Bản đi Singapore) nhận được thông tin cứu nạn đã đến hiện trường đưa các công dân lên tàu và di chuyển vào đất liền, bàn giao cho tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Đến trưa 8/11, tàu Helios Leader đã đưa các công dân Sri Lanka vào vùng biển Bãi Trước để bàn giao cơ quan chức năng. Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tiếp nhận, tổ chức công tác lưu trú và chăm sóc những công dân Sri Lanka cho đến khi ổn định trở về nước.
Theo báo Thanh Niên, UBND TP.Vũng Tàu, Ban chỉ huy quân sự thành phố cùng lực lượng chức năng đã đến khảo sát nơi lưu trú tại trụ sở cũ của Bộ đội biên phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nơi sẽ tiếp nhận hơn 100 công dân bị nạn để ở.
Thượng tá Nguyễn Hoàng Út, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự TP.Vũng Tàu cho biết sẽ tổ chức cán bộ, chiến sĩ của đơn vị phối hợp với lực lượng chức năng của thành phố dọn dẹp, đưa mùng mền vào cơ sở để cho các công dân bị nạn lưu trú. Tại cơ sở này đã có sẵn giường nằm, quạt máy.
Cháu bé sơ sinh bị bỏ rơi một ngày trong rừng đã tử vong
Hôm qua, lãnh đạo Bệnh viện Phụ Sản Nhi Đà Nẵng thông tin, Dù được các y, bác sĩ của đơn vị tích cực cứu chữa, nhưng bé gái bị bỏ giữa rừng ở Quảng Nam đã không qua khỏi.
Xem thêm: Xót xa bé sơ sinh bị bỏ rơi giữa rừng, giòi bám đầy người
Trước đó, khoảng 9 giờ sáng ngày 6/11, một cặp vợ chồng đi làm rừng ở khu vực thôn 7 (xã Quế Mỹ, huyện Quế Sơn) thì bất ngờ phát hiện một bé gái sơ sinh bị bỏ rơi trong một cái thùng carton, trên người không hề có mảnh gì che thân.
Khi phát hiện, tại khu vực rốn, cổ, bẹn, nách của cháu bé có hàng trăm con giòi làm tổ lúc nhúc, cơ thể tím tái hết sức xót xa.
Xem thêm: Bé trai 2 tuổi bị bỏ rơi ở con ngõ nhỏ Hà Nội, bao người xót xa
Cháu bé ngay sau đó đã được cặp vợ chồng đưa đến Trạm Y tế xã Quế Mỹ cách đó khoảng 3 km. Lãnh đạo Trạm Y tế xã Quế Mỹ nhanh chóng sơ cứu ban đầu, vệ sinh cho cháu bé và điện báo cho TTYT huyện Quế Sơn đưa xe đến đón bé đi cấp cứu.
Tại TTYT huyện Quế Sơn, các y bác sĩ cho bé thở oxy, dùng kháng sinh, tiêm uốn ván và tiếp tục vệ sinh cho cháu bé.
Xem thêm: Mẹ đơn thân bỏ rơi cặp song sinh ven đường Vành đai 3
Khi thấy cháu bé có dấu hiệu bị suy hô hấp, TTYT huyện Quế Sơn quyết định chuyển cháu bé ra Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng để tiếp tục điều trị.
Chùa cổ 300 tuổi ở Thanh Hóa bị xâm hại nghiêm trọng
UBND TP Thanh Hóa và Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Thanh Hóa vừa kiểm tra, làm rõ thông tin chùa Quan Thánh thuộc Khu di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia núi An Hoạch bị tô vẽ, xâm hại.
Bà Phạm Thị Việt Nga - Phó chủ tịch UBND TP Thanh Hóa cho biết, sau khi phát hiện ra sự việc, thành phố đã kiểm tra, yêu cầu Chủ tịch UBND phường An Hưng báo cáo, giải trình chi tiết về vụ việc.
Xem thêm: Vụ chùa cổ 300 năm tuổi bị xâm hại: 'Sự việc rất nghiêm trọng'
Bà Nga cho rằng, đây là sự việc rất đáng tiếc, việc tự viết lại các bia chữ Hán tại di tích khi không được các cơ quan chuyên môn cho phép là một việc xâm hại đến yếu tố gốc của di tích.
chùa Quan Thánh thuộc cụm di tích danh lam thắng cảnh núi An Hoạch (núi Nhồi, xã Đông Hưng, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích cấp quốc gia năm 1992.
Xem thêm: Di tích lịch sử trên 700 năm tuổi 'kêu cứu'
Hiện tại, hơn 10 tấm bia chữ Hán và các bức phù điêu trên vách núi tại chùa Quan Thánh đang bị tô vẽ, xâm hại nghiêm trọng. Cụ thể, các tấm bia chữ Hán được tô vẽ màu nền vàng, chữ màu đỏ. Thậm chí, có một tấm bia tạc trên vách núi còn bị khoan, đục, đóng đinh khiến hai góc chữ trên tấm bia bị biến dạng. Ngoài ra, còn có một số bức phù điêu như ngựa, voi, các vị thần linh… được tạc trên vách núi cũng tô màu sắc sặc sỡ.