Thời sự 24 giờ: Thủ tướng yêu cầu tổng kiểm tra xe hợp đồng

Tổng hợp| 01/11/2023 06:00

Thủ tướng Phạm Minh Chính có công điện yêu cầu Bộ trưởng GTVT chỉ đạo kiểm tra việc quản lý thiết bị giám sát hành trình của ô tô chở khách trên toàn quốc, tổng kiểm tra hoạt động của xe hợp đồng và có biện pháp xử lý nghiêm vi phạm.

Thủ tướng yêu cầu tổng kiểm tra xe hợp đồng sau vụ tai nạn 5 người chết

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi lời chia buồn đến các nạn nhân vụ tai nạn 5 người chết ở Lạng Sơn, đồng thời chỉ đạo Phó Chủ tịch Chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia cùng với đại diện Bộ Công an, Bộ GTVT về hiện trường để phối hợp khắc phục hậu quả.

Xem thêm: Lời khai của tài xế xe khách vụ tai nạn liên hoàn ở Lạng Sơn làm 5 người chết

39325844010904127752945873169566741807350339n-crop-1698730129889_11zon.jpg
Hiện trường vụ tai nạn làm 5 người chết sáng 31/10 tại Lạng Sơn.

Xem thêm: Vụ tai nạn 5 người chết: 'Tôi mở mắt ra thấy người bị thương nằm la liệt'

Thủ tướng cũng yêu cầu công an khẩn trương làm rõ nguyên nhân tai nạn và xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm; Lực lượng CSGT kiểm tra, rà soát việc xử phạt vi phạm về tốc độ đối với ô tô vận tải hành khách thông qua dữ liệu thiết bị giám sát hành trình.

Đối với ngành giao thông, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng GTVT chỉ đạo kiểm tra việc quản lý thiết bị giám sát hành trình của ô tô chở khách trên toàn quốc, tổng kiểm tra hoạt động của xe hợp đồng và có biện pháp xử lý nghiêm vi phạm.

Xem thêm: Xử lý xe khách vi phạm tốc độ, ‘nay tước phù hiệu, mai có thể xin cấp lại’

z46890483381278b8b4856b6862f688fff6297fa7c4099-1694584775092-8457.jpg
Chính phủ yêu cầu ngành giao thông và các đơn vị liên quan tổng kiểm tra xe hợp đồng trên toàn quốc.

Xem thêm: Theo chân xe hợp đồng trá hình

Liên quan đến vụ tai nạn thảm khốc xảy ra lúc 2h10 ngày 31/10 tại quốc lộ 1A thuộc dốc Rừng Cấm (huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn), theo báo cáo nhanh của Ủy ban ATGT Quốc gia, qua rà soát ban đầu, các tài xế không vi phạm nồng độ cồn. Các phương tiện trong vụ việc đều còn hạn kiểm định.

Xem thêm: Từ vụ xe Thành Bưởi gây tai nạn: Quá nhiều lỗ hổng trong quản lý xe hợp đồng!

Nguyên nhân được xác định là ô tô 16 chỗ gặp đoạn đường dốc, cua, trời tối không có đèn đường, đã đâm vào phần đuôi bên trái của ô tô đầu kéo mang BKS 98C-016.45 rồi văng sang bên trái đường. Cùng lúc này, ô tô đầu kéo khác đi đến, tiếp tục va chạm với xe 16 chỗ.

132 tỷ đồng hỗ trợ chưa đến tay nạn nhân vụ cháy: "Cũng không phải lâu đâu"

Sáng 31/10, Phó Chủ tịch UB Trung ương MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh đã trao đổi với báo chí liên quan đến số tiền trên 132 tỷ đồng ủng hộ các nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội chưa đến được tay người cần.

Xem thêm: Chậm chi tiền sau vụ cháy chung cư mini là thiếu trách nhiệm

Bà Ánh cho biết các cơ quan của phường Thanh Xuân và MTTQ thành phố đã hỗ trợ tức thời cho người dân, ví dụ gia đình có người tử vong được hỗ trợ 5-6 triệu đồng, hay gia đình có người bị thương mỗi người được hỗ trợ 3 triệu đồng.

Xem thêm: Tiền lãi từ 130 tỷ hỗ trợ nạn nhân vụ cháy chung cư mini được xử lý thế nào?

chay-chung-cu-mini-08562220.jpeg

Xem thêm: Ám ảnh đeo bám người sống sót trong vụ cháy chung cư mini

"Theo tôi thấy cũng không phải là lâu đâu. Sự cố xảy ra từ tháng 9, bây giờ cuối tháng 10, cần rà soát kỹ danh sách những người bị ảnh hưởng, phân loại các nhóm để đảm bảo mức hỗ trợ nên với thời gian hơn một tháng không phải là lâu", bà Ánh nói.

Bà cho biết thêm theo kế hoạch của Hà Nội, số tiền hỗ trợ này sẽ được chuyển tới những nạn nhân vụ cháy chung cư mini trong đầu tháng 11, để từ nay đến cuối năm, các gia đình bị ảnh hưởng sẽ có cuộc sống ổn định.

Xem thêm: Kỳ tích đến với bệnh nhân nặng nhất vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Trước đó, trả lời báo chí về việc này, đại biểu Quốc hội Trương Xuân Cừ (Hà Nội) nhìn nhận việc chậm chi tiền hỗ trợ cho các nạn nhân là "thiếu trách nhiệm". Ông cho rằng cần xây dựng cơ chế xử lý số tiền hỗ trợ nhanh nhất, kịp thời và hiệu quả nhất, không để số tiền ủng hộ lớn như vậy "nhàn rỗi".

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cũng đề nghị xem lại vướng mắc khiến số tiền hỗ trợ lớn này chưa thể giải ngân. Ông nhấn mạnh các cơ quan cần xem xét để sớm giải ngân, đưa tận tay số tiền ủng hộ đến các nạn nhân và gia đình trong vụ cháy chung cư mini ở quận Thanh Xuân.

Xem thêm: Cháy nhà và câu chuyện triết lý sống

Trước đó vào sáng 22/9, HĐND TP Hà Nội thông qua Nghị quyết cá biệt về hỗ trợ nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini ở quận Thanh Xuân. Tổng kinh phí dự kiến cho hỗ trợ các nạn nhân vụ cháy là 9,26 tỷ đồng dành cho 7 đối tượng liên quan, lấy từ ngân sách thành phố và ngân sách quận Thanh Xuân.

Với 56 nạn nhân tử vong, Hà Nội sẽ hỗ trợ cho đại diện thân nhân 50 triệu đồng/người; đồng thời hỗ trợ chi phí hỏa táng 10 triệu đồng/người, bao gồm chi phí vận chuyển theo thực tế, cùng các chi phí khác liên quan đến thủ tục gửi thi hài, hỏa táng, tổ chức tang lễ…

TP. HCM mua tin phòng, chống tham nhũng, trả tối đa 10 triệu đồng

Thành ủy TPHCM vừa ban hành Quy định về việc mua tin và xử lý thông tin phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn TPHCM.

Mỗi tin báo phản ánh về hành vi tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn sẽ được thành phố trả tối đa 10 triệu đồng, người cung cấp được bảo vệ để không bị trù dập.

Xem thêm: TPHCM: Còn e ngại, cả nể trong phòng, chống tham nhũng

10119258_0_104_2000_1229_1920x0_80_0_0_2c46da30c2fa21b31ed131ae826452f2.jpg
Thông tin phòng, chống tham nhũng được mua tối đa 10 triệu đồng.

Theo cơ quan này, việc mua tin không phải giao dịch dân sự mà là hình thức khuyến khích, động viên người cung cấp thông tin có giá trị cho việc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Xem thêm: Colombia muốn tìm hiểu mô hình chống tham nhũng của Việt Nam

Bên xử lý và mua tin là Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thành phố; các thành viên trong Ban Chỉ đạo; Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo là Ban Nội chính Thành ủy. Người bán tin là tổ chức, cá nhân đang sinh sống, làm việc và hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam trừ người hoặc đơn vị chuyên trách trong công tác chống tham nhũng, tiêu cực và cán bộ, công chức, nhân viên tại cơ quan, tổ chức khác có quyền tiếp nhận thông tin.

Xem thêm: Park Chung-hee: Chống tham nhũng tới cùng và "kỳ tích sông Hán"

Các thông tin được mua trực tiếp tại trụ sở Ban Tiếp công dân TP HCM (15 Nguyễn Gia Thiều, phường Võ Thị Sáu, quận 3) hoặc trụ sở Ban Nội chính Thành ủy TP HCM (137 Trương Định, phường Võ Thị Sáu, quận 3). Người dân cũng có thể gửi văn bản qua đường bưu điện, hoặc hộp thư điện tử: pctntc.thanhuy@tphcm.gov.vn. Thông tin có thể là văn bản giấy, file mềm, file ảnh, video, ghi âm.

Mỗi thông tin vụ việc, tổng số tiền người cung cấp thông tin được nhận không quá 10 triệu đồng. Ngoài ra, nếu nguồn tin cung cấp có giá trị phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, giúp ngăn ngừa thiệt hại hoặc thu hồi tiền, tài sản có giá trị sẽ có khen thưởng phù hợp.

Xem thêm: Đấu tranh chống tham nhũng phải trọng tâm, hiệu quả

Người bán tin được đảm bí mật, an toàn về thông tin cá nhân, bảo vệ khi có biểu hiện bị đe dọa, trả thù, trù dập và được thông báo về kết quả xử lý thông tin. Đồng thời, người phản ánh thông tin có nghĩa vụ cung cấp, bổ sung tài liệu liên quan và chịu trách nhiệm về tính xác thực của thông tin; bồi thường thiệt hại hoặc bị truy cứu trách nhiệm do hành vi cố ý tố cáo, phản ánh sai sự thật của mình gây ra.

Bộ GD-ĐT có nên làm sách giáo khoa?

Chiều 31/10, tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, vấn đề nhận được nhiều tranh luận của đại biểu là việc có nên để Bộ GD-ĐT làm một bộ sách giáo khoa.

Đại biểu Nguyễn Duy Thanh (Cà Mau) cho hay không tán thành về việc giao Bộ GD-ĐT biên soạn một bộ sách giáo khoa theo nghị quyết 88. Nói về lý do, ông chỉ ra về cơ sở pháp lý, việc này không phù hợp với nghị quyết 122/2020 của Quốc hội và Luật Giáo dục năm 2019.

Xem thêm: 'Có cần thiết bỏ ra 400 tỷ để làm thêm 1 bộ sách giáo khoa mới?'

a2-2135.jpeg

Xem thêm: Sách giáo khoa miễn phí, được không?

Theo ông, việc Bộ GD-ĐT đứng ra biên soạn sách giáo khoa dễ dẫn đến triệt tiêu xã hội hóa, quay lại tình trạng độc quyền, trái với chủ trương khuyến khích xã hội hóa và đi ngược lại xu hướng quốc tế.

Phó chủ nhiệm UB VH-GD Nguyễn Thị Mai Hoa lại cho rằng việc xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa là một trong những điểm nhấn thành công, khi triển khai đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông 2018.

Xem thêm: Sách giáo khoa các nước trên thế giới do nhà nước hay tư nhân biên soạn?

Bà Hoa nêu quan điểm không nên nghĩ việc Bộ GD-ĐT biên soạn một bộ sách giáo khoa, là không tin tưởng vào xã hội hóa. Tuy nhiên, cần có một bộ sách để hoàn toàn chủ động trong mọi tình huống khi cần thiết vẫn đảm bảo đến năm học mới có sách giáo khoa. Đồng thời thể hiện trách nhiệm của Nhà nước với biên soạn sách giáo khoa.

Xem thêm: Nếu Bộ GD&ĐT biên soạn 1 bộ SGK, chống độc quyền sẽ thất bại

Đại biểu Lưu Bá Mạc (Lạng Sơn) cho rằng thời điểm này chưa nên giao cho Bộ GD-ĐT biên soạn bộ sách giáo khoa, nên tập trung nghiên cứu, lựa chọn hiệu quả các bộ sách giáo khoa đã và đang sử dụng.

Ông nói việc biên soạn bộ sách giáo khoa mới tại thời điểm này là không thực sự cấp thiết. Trên cơ sở các bộ sách giáo khoa hiện tại, lựa chọn bộ sách giáo khoa phù hợp với năng lực giảng dạy của giáo viên, đồng thời phù hợp với năng lực học tập của học sinh từng trường, từng địa phương.

Xem thêm: Lãng phí sách giáo khoa

Ông nhấn mạnh việc Bộ tổ chức chủ trì biên soạn một bộ sách giáo khoa chỉ nên được thực hiện sau khi được tổng kết, đánh giá cụ thể, khách quan và khoa học. Từ đó giảm thiểu sự bất an, gia đình, nhà trường, xã hội, cũng giảm được sự lãng phí nguồn lực xã hội

Người từ Hà Nội thắng thầu thuê Thủy Tạ Đà Lạt giá hơn 15 tỷ đồng/năm.

Ngày 31/10, UBND TP Đà Lạt cho biết quyền thuê sử dụng nhà hàng Thủy Tạ (thuộc danh thắng cấp quốc gia hồ Xuân Hương) đã được cho thuê lại thông qua đấu giá.

Theo đó, một cá nhân tại Hà Nội đã trúng đấu giá quyền thuê sử dụng trong 10 năm, với mức giá 15,150 tỉ đồng/năm và phải nộp tiền một lần cho toàn bộ thời gian thuê khu đất. Mức giá này cao gấp 5 lần giá khởi điểm được công bố trước đó là 3,04 tỉ đồng/năm.

Xem thêm: Làm sao để tái lập vẻ đẹp nguyên sơ của Đà Lạt?

a1-87_20230529174922.jpg
Nhà hàng Thủy Tạ nằm trên đảo thuộc hồ Xuân Hương.

Xem thêm: Đà Lạt 'bê tông hoá'

Dư luận đánh giá mức giá thuê sau đấu giá là cao, bởi giá khởi điểm cũng đã quá cao so với chi phí thuê mặt bằng kinh doanh ở quanh khu vực trung tâm Đà Lạt.

Với kết quả phiên đấu giá nói trên, người sử dụng phải trả 1,26 tỉ đồng/tháng, tương đương 42 triệu đồng/ngày. Đây là mức giá rất cao, kể cả nếu đem so sánh với giá thuê mặt bằng ở các quận trung tâm tại TP.HCM và Hà Nội.

Xem thêm: Nhớ Đà Lạt những mùa sương giăng năm cũ

Nhà hàng Thủy tạ (số 1 Yersin cũ) nằm trên một trong hai đảo trong danh thắng quốc gia hồ Xuân Hương. Tổng diện tích khu đất này hơn 3.800 m2, trên đất có ngôi nhà hai tầng diện tích sàn hơn 260 m2; phần đất còn lại là bồn hoa, khuôn viên, sân bãi.

Trong thông báo lựa chọn tổ chức đấu giá trước đó, UBND TP Đà Lạt cho biết khu đất chỉ sử dụng thương mại, dịch vụ kinh doanh nhà hàng ăn uống. Người thuê phải giữ nguyên hiện trạng, không được xen cấy thêm công trình.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Thời sự 24 giờ: Thủ tướng yêu cầu tổng kiểm tra xe hợp đồng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO