Thời sự 24 giờ: Thủ tướng yêu cầu bàn giao KCN cao Hòa Lạc về Hà Nội quản lý

Tổng hợp| 14/02/2023 06:00

Tại Hội nghị triển khai chương trình hành động của Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu Bộ Khoa học và Công nghệ sớm bàn giao KCN cao Hòa Lạc cho TP Hà Nội quản lý.

Hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ 2 tấn hàng hóa y tế

Đoàn Cứu nạn, cứu hộ (CNCH) của Bộ Công an tiếp tục tiếp cận các khu vực đổ nát, tìm kiếm các nạn nhân còn đang mắc kẹt.

Xem thêm: Chàng trai làm ba của hơn 200 đứa trẻ bụi đời

Ngoài việc hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ trong công tác tìm kiếm nạn nhân mắc kẹt trong các đống đổ nát sau trận động đất hôm 6/2, Đoàn cứu nạn, cứu hộ Bộ Công an Việt Nam còn tặng nước bạn 2 tấn hàng hóa y tế, gồm: Các loại thuốc cấp cứu, cơ số thuốc thiết yếu; vật tư y tế, lều trại dùng trong dã chiến; các phương tiện, hóa chất phòng chống dịch và thiết bị y tế sử dụng trong tình huống cấp cứu thảm họa.

Xem thêm: Đào trăm tấn bê tông, Cảnh sát Việt Nam đưa nạn nhân ra khỏi đống đổ nát ở Thổ Nhĩ Kỳ

z41055470502355412a12ab0115ae55c6236702e65f932-edited-1676267123085_11zon.jpg

Chiều 12/2, toàn bộ số hàng hóa y tế nói trên đã được trao cho AFAD. Đại diện AFAD cho biết sẽ điều phối số hàng hóa này về các bệnh viện và trung tâm hỗ trợ y tế, nơi đang rất thiếu thuốc men cũng như các thiết bị y tế cấp cứu.

Ngay trong chiều cùng ngày, Đoàn CNCH của Bộ Công an Việt Nam đã phối hợp cùng AFAD vận chuyển số hàng hóa về các khu vực được chỉ định, trong đó có bệnh viện lớn nhất của TP Adiyaman để phục vụ công tác cấp cứu và điều trị, số còn lại sẽ được chuyển ra các trại y tế lưu động.

Xem thêm: Mẹ mất vì Covid-19, cha bị ung thư, 2 con nguy cơ đói khổ, thất học

Nhận được sự viện trợ rất kịp thời của đoàn, ông Isamail Sahin - Phó Giám đốc cơ quan AFAD tại TP Adiyaman (Thổ Nhĩ Kỳ) đã gặp Đại tá Nguyễn Minh Khương - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (C07 - Bộ Công an), Trưởng đoàn CNCH của Bộ Công an Việt Nam, để gửi lời cảm ơn sâu sắc về sự giúp đỡ này của Bộ Công an, Chính phủ và nhân dân Việt Nam.

Có thêm 1 thành phố, 3 thị xã

Chiều 13/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý thành lập thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương; thị xã Thuận Thành, Quế Võ thuộc tỉnh Bắc Ninh; thị xã Tịnh Biên thuộc tỉnh An Giang..

Đối với Bình Dương, thành lập thành phố Tân Uyên trên cơ sở nguyên trạng gần 192km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số hơn 466.000 người, 10 phường và 2 xã của thị xã Tân Uyên.

ha-tang-tan-uyen-04-1-16558627449702134768234_11zon.jpg
Thị xã Tân Uyên (Bình Dương) chính thức lên thành phố.

Đối với tỉnh Bắc Ninh, thành lập thị xã Thuận Thành trên cơ sở nguyên trạng gần 119km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số gần 200.000 người của huyện Thuận Thành.

Thành lập thị xã Quế Võ thuộc tỉnh Bắc Ninh trên cơ sở nguyên trạng hơn 155km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số gần 220.000 người của huyện Quế Võ.

Đối với tỉnh An Giang, thành lập thị xã Tịnh Biên thuộc tỉnh An Giang trên cơ sở nguyên trạng gần 355km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số hơn 143.000 người của huyện Tịnh Biên.

Ngoài ra, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng đồng ý thành lập và điều chỉnh một số đơn vị hành chính tại các tỉnh Quảng Nam, Bến Tre, Đắc Lắc, Thái Nguyên…

Theo Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, việc điều chỉnh đơn vị hành chính sẽ dẫn đến cả triệu người thay đổi thông tin về nơi cư trú, do đó cần rà soát căn cước công dân, cơ sở dữ liệu ảnh hưởng ra sao để tạo thuận lợi nhất cho người dân.

Bắt cựu Chủ tịch HĐTV NXB Giáo dục Việt Nam

Ngày 13/2, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", xảy ra tại Công ty TNHH Một thành viên NXB Giáo Dục Việt Nam thuộc Bộ GD-ĐT; khởi tố bị can, bắt bị can để tạm giam, khám xét đối với 4 bị can, gồm:

Xem thêm: Đăng ký xét tuyển đại học năm 2023 dự kiến diễn ra trong tháng 7

bi-can-1676285688663_11zon.jpg
Bị can Nguyễn Đức Thái và Nguyễn Thị Thanh Thủy.

Nguyễn Đức Thái (61 tuổi) - nguyên Chủ tịch HĐTV và Nguyễn Thị Thanh Thủy (56 tuổi) - nguyên Trưởng ban Kế hoạch Marketing của Công ty TNHH Một thành viên NXB Giáo dục Việt Nam cùng về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Đinh Quốc Khánh (53 tuổi) - nguyên Phó Trưởng Ban Kế hoạch Marketing của Công ty TNHH Một thành viên Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam; Tô Mỹ Ngọc (43 tuổi) - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Cổ phần Giấy Phùng Vĩnh Hưng, cùng bị khởi tố, bắt tạm giam về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".

Xem thêm: Bảo vệ ngân hàng kể lại giây phút cầm ghế đối đầu tên cướp có súng

Kết quả điều tra xác định, ông Nguyễn Đức Thái đã lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao trong việc mua sắm giấy in phục vụ in ấn sách giáo dục, cùng với bà Nguyễn Thị Thanh Thủy và ông Đinh Quốc Khánh thông đồng với bà Tô Mỹ Ngọc vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu cung cấp giấy in, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng tài sản nhà nước.

Thủ tướng yêu cầu bàn giao KCN cao Hòa Lạc về Hà Nội quản lý

Tại Hội nghị triển khai chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30/2022 của Bộ Chính trị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu Bộ Khoa học và Công nghệ sớm bàn giao KCN cao Hòa Lạc cho TP Hà Nội quản lý.

KCN cao Hòa Lạc được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ từ năm 1998 và hiện đang thuộc quyền quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Xem thêm: Hà Nội ra quân dẹp nạn chiếm dụng vỉa hè, không có vùng cấm

3-edited-1667920708624-1676279121469_11zon.jpg
Một góc KCN cao Hòa Lạc.

Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, Chính phủ đã ưu tiên bố trí đủ vốn theo nhu cầu là 2.367 tỷ đồng để hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng toàn bộ diện tích Khu công nghệ cao Hòa Lạc theo quy hoạch và xây dựng một số hạ tầng kỹ thuật thiết yếu còn lại của khu này.

Sau hơn 2 thập kỷ thành lập cũng là hơn 12 năm từ khi tỉnh Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội, đến nay, Khu công nghệ cao Hòa Lạc vẫn còn nhiều đất hoang.

Bộ GTVT rà soát giấy phép kinh doanh toàn bộ các hãng hàng không

Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn vừa ký văn bản yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam rà soát giấy phép của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không.

Ngoài ra, Bộ GTVT cũng yêu cầu Cục Hàng không VN đề xuất phương án xử lý đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không không còn đáp ứng đủ điều kiện (nếu có) theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Rõ ràng được dự báo giảm, sao giá xăng lại bất ngờ bật tăng?

nhan-vien-tai-quay-thong-tin-cang-hkqt-noi-bai-luon-san-sang-ho-tro-hanh-khach-158_11zon.jpg

Hiện Việt Nam có 6 hãng hàng không đang khai thác gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways, Vasco, Vietravel Airlines cùng các hãng hàng không chung như Hải Âu, Hành Tinh Xanh, Ngôi Sao Việt, Bầu Trời Xanh, Sun Air, Bay Việt… Các hãng hàng không đang khai thác 249 tàu bay.

Theo quy định hiện hành, để kinh doanh vận tải hàng không, doanh nghiệp phải có Giấy phép kinh doanh vận tải hàng không, Giấy phép kinh doanh hàng không chung, đáp ứng các điều kiện về phương án bảo đảm có tàu bay khai thác, tổ chức bộ máy, vốn, phương án kinh doanh và chiến lược phát triển sản phẩm quy định theo quy định của pháp luật.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Thời sự 24 giờ: Thủ tướng yêu cầu bàn giao KCN cao Hòa Lạc về Hà Nội quản lý
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO