Cục Di sản giải thích về ‘xếp hạng di tích quốc gia chùa Tam Chúc’
Xung quanh những tranh cãi khi Bộ VH,TT&DL mới đây đã ra quyết định xếp hạng 12 di tích quốc gia, trong đó có quần thể danh thắng Tam Chúc, ngày 11/3, ông Trần Đình Thành, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa đã lên tiếng giải thích.
Xem thêm: Cục Di sản lên tiếng về thông tin "xếp hạng di tích quốc gia chùa Tam Chúc"
Theo ông Thành, Bộ VH,TT&DL xếp hạng di tích quốc gia cho cả quần thể Tam Chúc (thị trấn Ba Sao, Kim Bảng, Hà Nam). Quần thể Tam Chúc được xếp hạng di tích quốc gia loại hình danh lam thắng cảnh, không phải kiến trúc nghệ thuật nên không liên quan đến công trình.
Xem thêm: Tiền công đức được quản lý như thế nào?
Việc xếp hạng không phải là để công nhận những hạng mục, công trình mới (như chùa Tam Chúc) được xây dựng cách đây vài năm tại khu vực này như một vài ý kiến đã thắc mắc.
Xem thêm: Quy định mới nhất về quản lý tiền công đức, tài trợ lễ hội
Theo Luật Di sản văn hóa, tiêu chí xếp hạng của loại hình này được quy định là khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, giá trị về khảo cổ học, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù…
"Chùa Tam Chúc hay những hạng mục mới xây không liên quan đến tiêu chí xếp hạng quần thể này. Đến thời điểm hiện tại, Chùa Tam Chúc mới cũng không được xếp hạng là di tích lịch sử hay văn hóa, nghệ thuật quốc gia", ông Thành nói.
Thêm dữ liệu ADN, giọng nói vào căn cước chỉ áp dụng với người có tiền án, tiền sự
Bộ Tư pháp vừa công bố tài liệu họp thẩm định Luật Căn cước công dân (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Căn cước công dân năm 2014.
Xem thêm: Lại tranh luận về đề xuất cấp thẻ Căn cước công dân cho người dưới 14 tuổi
Trong các nội dung cần thẩm định, Bộ Công an đã đề xuất bổ sung các nhóm thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu CCCD gồm: Thông tin sinh trắc học (mống mắt, ADN, giọng nói); thông tin về người không quốc tịch nhưng đã sinh sống ổn định, lâu dài tại Việt Nam (người gốc Việt được sinh ra tại Việt Nam hoặc người gốc Việt sinh ra tại nước ngoài, nhưng đã trở về Việt Nam sinh sống liên tục từ 5 năm trở lên).
Xem thêm: Cụ bà đi làm căn cước công dân, phát hiện mình 'đã chết' và bị chuyển giới
Theo lý giải của Bộ Công an, việc thu thập thông tin sinh trắc học về mống mắt, ADN, giọng nói chỉ áp dụng đối với một số người có tiền án, tiền sự. Mục đích để phục vụ công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật.
Bên cạnh đó, những thông tin sinh trắc học nêu trên sẽ do các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính (đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc…) thu thập trong quá trình xử lý vi phạm.
Sau đó, thông tin được chuyển cho cơ quan quản lý căn cước để cập nhật vào cơ sở dữ liệu công dân. Cơ quan quản lý căn cước công dân không trực tiếp thu thập thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói từ cá nhân.
CSGT bắt đầu hỗ trợ kiểm định ô tô
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công văn số 124 về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đăng kiểm xe cơ giới. Phó Thủ tướng giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139 quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.
Xem thêm: Chính phủ yêu cầu gỡ ngay vướng mắc trong hoạt động đăng kiểm
Xem thêm: Cục Đăng kiểm Việt Nam có Cục trưởng mới
Sáng 11/3, Cục CSGT (Bộ Công an) đã tăng cường 50 chiến sĩ hỗ trợ các trung tâm đăng kiểm bị quá tải trong đó 30 cán bộ làm nhiệm vụ tại các trung tâm ở Hà Nội và 20 cán bộ ở các trung tâm tại TP. HCM. Ngoài ra, 117 chiến sĩ khác được tập huấn để sẵn sàng làm nhiệm vụ.
Xem thêm: Khổ như đăng kiểm ở Hà Nội: Tài xế vạ vật, người dân xếp thùng "đuổi" xe
Theo chỉ đạo của Bộ Công an, Cục CSGT cũng tăng cường hạ tầng của các trạm đăng kiểm, tạo được sự kết nối và đồng nhất cơ sở dữ liệu của đăng kiểm với cơ sở dữ liệu tại cơ sở của CSGT.
Cục Xe - Máy (Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng), đơn vị phụ trách đăng kiểm ôtô cho lực lượng quân đội, đang làm việc với Cục Đăng kiểm Việt Nam để tăng cường lực lượng đăng kiểm viên giải quyết tình trạng quá tải ở Hà Nội, TP.HCM.
Xem thêm: Quân đội chuẩn bị lực lượng chi viện cho các trạm đăng kiểm
Đơn vị cũng sẽ gọi những nhân sự từng là đăng kiểm viên, nay đã chuyển công tác, trở lại tập huấn để hỗ trợ hoạt động đăng kiểm.
Làm rõ thông tin người nghèo được hỗ trợ... 4 lạng gạo
Bộ LĐ-TB&XH đã chỉ dạo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Định vào cuộc làm rõ thông tin phản ánh việc người nghèo, gia đình chính sách mỗi người được 4,18 lạng (0,418 kg) gạo hỗ trợ khiến dư luận bức xúc.
Xem thêm: Trưởng thôn 'ăn chặn' gần 5 tấn gạo của dân về... nấu rượu
Trước đó, nhiều người dân, cán bộ hưu trí ở xã Tây Giang (huyện Tây Sơn, Bình Định) xôn xao về việc chính quyền địa phương vừa tổ chức cấp bù số gạo hỗ trợ trong dịp Tết, đối tượng là người nghèo, gia đình chính sách trong 3 năm, theo chủ trương Chính phủ.
Trong quá trình cấp gạo hỗ trợ người dân, cán bộ UBND xã Tây Giang không dùng cân mà sử dụng xô để định lượng số gạo hỗ trợ, dẫn đến lượng gạo chuyển đến người dân không chính xác, sau cấp phát vẫn còn dôi dư.
Đáng lưu ý, số lượng gạo phát dư ra trong 3 năm liên tục nhưng chính quyền địa phương không báo cáo lên cấp trên để xử lý, dẫn đến việc gạo lưu lại trong kho bị hư hỏng.
Để sửa sai, một cán bộ địa phương đã bỏ tiền túi mua bù 808 kg và chính quyền xã Tây Giang vừa tổ chức cấp bù số gạo đó cho hơn 1.900 nhân khẩu là hộ nghèo, neo đơn, tính ra, trung bình mỗi nhân khẩu được nhận hơn 4 lạng gạo.