Sớm xây cao tốc, phá thế độc đạo ở Lâm Đồng
Văn phòng Chính phủ ngày 2/8 thông báo chỉ đạo của Phó thủ tướng Trần Lưu Quang sau chuyến kiểm tra khắc phục sạt lở đất trên đèo Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Ông Quang lưu ý địa phương khi hoàn thiện hồ sơ và triển khai dự án cao tốc phải tính toán yêu cầu tiêu thoát nước, phòng chống sạt lở, thích ứng với thiên tai, biến đổi khí hậu.
Xem thêm: Ba cảnh sát hy sinh ở Lâm Đồng được truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba
Tỉnh Lâm Đồng đánh giá mức độ an toàn, nguy cơ ở khu vực sạt lở để lên phương án khắc phục. Những vị trí có nguy cơ sạt phải cảnh báo, hạn chế người và phương tiện qua lại. Người dân sống ở khu vực này được hướng dẫn kỹ năng ứng phó hoặc di dời đến nơi ở mới.
Phó thủ tướng Trần Lưu Quang chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải và các đơn vị tạo điều kiện ưu tiên sớm xây cao tốc, phá thế độc đạo của đường hiện hữu ở Lâm Đồng.
Xem thêm: Người dân đội mưa, nghẹn ngào đón linh cữu CSGT hy sinh trên đèo Bảo Lộc
Xem thêm: Hỏa tốc kiểm tra đèo Mimosa và đường Hoa Đỗ Quyên ở Đà Lạt
Hai đoạn cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương dài 140 km, dự kiến khởi công quý IV năm nay. Hai đoạn thuộc dự án cao tốc Dầu Giây - Liên Khương với tổng chiều dài hơn 200 km.
Chính phủ đã giao UBND tỉnh Lâm Đồng thực hiện đoạn từ huyện Tân Phú (Đồng Nai) đến TP Bảo Lộc và TP Bảo Lộc đến Liên Khương (huyện Đức Trọng). Đoạn từ Dầu Giây đến Tân Phú do Bộ Giao thông Vận tải phụ trách.
Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương khi hoàn thành sẽ giảm tình trạng kẹt xe, tai nạn giao thông qua đèo Bảo Lộc, giảm tải cho quốc lộ 20.
Xem thêm: Gia cảnh nam thanh niên tử nạn trong vụ sạt lở đèo Bảo Lộc
Ngày 2/8, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Ngọc Phúc đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan khẩn trương xử lý sự cố sụt lún, sạt trượt đất tại khu vực thi công hồ chứa nước Đông Thanh, huyện Lâm Hà, gây ảnh hưởng đến nhiều hộ dân và hơn 50.000m2 đất sản xuất của người dân.
Xem thêm: Sụt lún quanh hồ thủy lợi ở Lâm Đồng
Theo thống kê nhanh của UBND huyện Lâm Hà, tình trạng sụt lún, sạt trượt đất trên đã ảnh hưởng đến 9 hộ dân với 53.800m2 đất sản xuất nông nghiệp. Trong đó, 5 hộ chịu ảnh hưởng trực tiếp (4 hộ có nhà ở, một hộ không có nhà), 4 hộ khác có nguy cơ bị ảnh hưởng do các vết nứt lan rộng và 500m đường giao thông tránh ngập có nguy cơ sụt lún, sạt trượt.
UBND huyện Lâm Hà đã chỉ đạo các đơn vị tiến hành di dời 4 hộ dân có nhà bị ảnh hưởng đến nơi an toàn đồng thời thống kê tài sản, thiệt hại của một số hộ dân để có phương án hỗ trợ (nếu có). Hiện tại, các hộ dân bị ảnh hưởng đã tạm thời ổn định cuộc sống.
Đề nghị Philippines xử lý nghiêm vụ người biểu tình xé quốc kỳ Việt Nam
Trong buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 3/8, trả lời báo chí về việc Trung Quốc tiến hành cuộc huấn luyện quân sự bao trùm một phần quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nhấn mạnh: “Việc Trung Quốc đưa một phần của quần đảo Hoàng Sa vào khu vực tập trận quân sự ở Biển Đông từ ngày 29/7 đến ngày 2/8 đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này và đi ngược lại tinh thần tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển đông (DOC)”.
Xem thêm: Việt Nam phản ứng việc Trung Quốc tập trận bao trùm một phần quần đảo Hoàng Sa
Xem thêm: Tư liêu phương Tây miêu tả hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam
Bà Phạm Thu Hằng cho biết động thái này của Trung Quốc chỉ “gây phức tạp tình hình, không có lợi cho quá trình đàm phán hiện nay giữa Trung Quốc và ASEAN về bộ quy tắc ứng xử giữa các bên ở biển Đông (COC) cũng như việc duy trì môi trường hoà bình, ổn định và hợp tác ở biển Đông”.
Xem thêm: 200 năm trước - vua Gia Long thân chinh đến Hoàng Sa
Trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc ngày 1/8, một nhóm người xé cờ Việt Nam trước trụ sở Đại sứ quán Việt Nam tại Manila, Philippines, người phát ngôn cho biết: "Lá cờ đỏ sao vàng là quốc kỳ thiêng liêng của Việt Nam. Hành động phá hoại lá quốc kỳ của Việt Nam là xúc phạm tình cảm của nhân dân Việt Nam và cần phải bị lên án nghiêm khắc.
Xem thêm: Lên án nghiêm khắc hành vi phá hoại quốc kỳ Việt Nam tại Philippines
Việt Nam yêu cầu phía Philippines xử lý nghiêm vụ việc, có các biện pháp ngăn chặn hữu hiệu không để hành vi trên tái diễn, gây ảnh hưởng đến quan hệ đối tác chiến lược đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước".
Sạt lở nghiêm trọng ở nhiều nơi vì mưa lớn kéo dài
Trong những ngày qua, do ảnh hưởng từ mưa lớn kéo dài, liên tục nhiều địa phương trong cả nước xảy ra tình trạng sạt lở, sụt lún nghiêm trọng.
Tại Lâm Đồng, sau khi giải phóng xong hoàn toàn hiện trường vụ sạt lở tại đèo Bảo Lộc khiến 3 CSGT và một người dân thiệt mạng, đã xảy ra vụ sụt lún nghiêm trọng tại khu vực thi công hồ chứa nước Đông Thanh, huyện Lâm Hà, gây ảnh hưởng đến nhiều hộ dân và hơn 50.000m2 đất sản xuất của người dân.
Xem thêm: 4 yếu tố gây sụt lún bờ kè nội đô TPHCM
Xem thêm: Nước lũ cô lập hàng chục hộ dân, nhà máy thủy điện bị xói lở mạnh
Theo thống kê nhanh của UBND huyện Lâm Hà, tình trạng sụt lún, sạt trượt đất trên đã ảnh hưởng đến 9 hộ dân với 53.800m2 đất sản xuất nông nghiệp. Trong đó, 5 hộ chịu ảnh hưởng trực tiếp (4 hộ có nhà ở, một hộ không có nhà), 4 hộ khác có nguy cơ bị ảnh hưởng do các vết nứt lan rộng và 500m đường giao thông tránh ngập có nguy cơ sụt lún, sạt trượt.
Xem thêm: Đất nứt toác sau 2 tiếng nổ lớn: Vết nứt ngày càng lan rộng
UBND huyện Lâm Hà đã chỉ đạo các đơn vị tiến hành di dời 4 hộ dân có nhà bị ảnh hưởng đến nơi an toàn.
UBND tỉnh Lâm Đồng cũng chỉ đạo kiểm tra nhanh tình trạng tại đèo Mimosa và Đỗ Quyên nhằm đảm bảo an toàn khi mưa lớn vẫn kéo dài nhiều ngày qua.
Xem thêm: Đất nứt toác sau 2 tiếng nổ lớn: Vết nứt ngày càng lan rộng
Tại Đắc Lắc, Ngày 3/8, ông Lê Ngọc Hùng - Phó Chủ tịch UBND huyện Ea H'leo (tỉnh Đắk Lắk) - cho biết Cục Đường bộ Việt Nam, đơn vị quản lý tuyến đường tránh Ea H'leo, đã phối hợp địa phương đặt biển cảnh báo tại các khu vực có sạt lở do mưa lớn kéo dài trên tuyến đường này. Đoạn đường bị sụt lún dài khoảng 20-25m, tạo thành hố sâu. Bờ kè hai bên đường cũng bị nước mưa xói mòn làm trôi đất, đá, tiềm ẩn nguy cơ sạt lở, mất an toàn cho người tham gia lưu thông.
Xem thêm: Nguyên nhân ban đầu gây sạt lở đường Hồ Chí Minh: Có phần do mưa lớn (?!
Tạị Đắk Nông, sạt lở nghiêm trọng xảy ra tại TP Gia Nghĩa và huyện Tuy Đức.
Tại Lai Châu, ảnh hưởng của đợt mưa lớn từ ngày 31/7 đến 3/8 đã khiến kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên tuyến Quốc lộ 4H đoạn Pắc Ma, huyện Mường Tè (Lai Châu) đi huyện Mường Nhé (Điện Biên) bị hư hỏng nặng nề.
Xem thêm: Mưa lũ 'nuốt' gần nửa mặt đường quốc lộ ở Lai Châu
Tại Km198+289 Quốc lộ 4H (địa phận bản Tè Xá, xã Mù Cả, huyện Mường Tè, Lai Châu), mưa lớn kéo dài gây lũ lớn trên suối Nậm Ma. Mực nước dâng cao, dòng chảy xiết, lưu lượng nước đổ về rất lớn gây sạt lở taluy âm vào 1/2 mặt đường nhựa dài khoảng 50m, sâu 25m.
Sẽ có thêm hàng triệu lao động thuộc diện đóng BHXH bắt buộc
Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đề xuất bổ sung 5 nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, từng bước mở rộng diện bao phủ an sinh: Chủ hộ kinh doanh (có đăng ký kinh doanh); Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương; Người lao động làm việc không trọn thời gian (người lao động làm việc theo chế độ linh hoạt).
Theo thống kê, hiện nay có 5 triệu hộ kinh doanh, trong đó có gần 2 triệu hộ có đăng kí. Đến 31/12/2022, cả nước có 405.032 người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, trong đó người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố là 270.346 người.
Bên cạnh đó, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi giao Chính phủ quy định việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các đối tượng khác phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ.
Việc bổ sung các đối tượng trên đảm bảo phù hợp với những quy định mới của Bộ luật Lao động, gia tăng quyền lợi khi các nhóm đối tượng này tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Từ đó, thể hiện định hướng từng bước mở rộng diện bao phủ đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc đảm bảo tính khả thi trong tổ chức thực hiện.