Thời sự 24 giờ: Ông Nguyễn Xuân Phúc thôi chức Chủ tịch nước

Tổng hợp| 18/01/2023 06:00

Tại cuộc họp bất thường chiều 17/1, Ban Chấp hành Trung ương thống nhất để ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, an ninh nhiệm kỳ 2021-2026, theo nguyện vọng cá nhân.

Trung ương đồng ý ông Nguyễn Xuân Phúc thôi chức Chủ tịch nước

Tại cuộc họp bất thường chiều 17/1, Ban Chấp hành Trung ương thống nhất để ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, an ninh nhiệm kỳ 2021-2026, theo nguyện vọng cá nhân.

Theo thông cáo phát ngay sau cuộc họp, Trung ương đánh giá ông Nguyễn Xuân Phúc là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước, được đào tạo cơ bản, trưởng thành từ cơ sở và được Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị các khóa tín nhiệm phân công giữ nhiều chức vụ lãnh đạo quan trọng của Đảng và Nhà nước.

0ad8f41f33a0ee9441d462f210ff8943-1673669908960-1673935609982_11zon.jpg

Trên cương vị Thủ tướng nhiệm kỳ 2016-2021, ông đã có nhiều nỗ lực trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống dịch COVID-19 đạt kết quả quan trọng. Tuy nhiên, ông chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi để nhiều cán bộ, trong đó có hai Phó thủ tướng, ba bộ trưởng có vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả rất nghiêm trọng. Hai Phó thủ tướng đã xin thôi giữ các chức vụ, hai bộ trưởng và nhiều cán bộ bị xử lý hình sự.

"Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng và nhân dân, ông Phúc đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công, nghỉ công tác và nghỉ hưu", thông cáo nêu.

Ông Nguyễn Xuân Phúc 69 tuổi, quê Quảng Nam, trình độ cử nhân kinh tế. Tháng 8/2011, ông được bổ nhiệm làm Phó thủ tướng, 5 năm sau được Quốc hội bầu làm Thủ tướng.

Tại Đại hội 13 đầu năm 2021, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là một trong hai "trường hợp đặc biệt" Bộ Chính trị khóa 12 tái cử. Tháng 4/2021, ông Phúc được bầu làm Chủ tịch nước.

Đến lượt nguyên Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam bị khởi tố

Ngày 17/1, ông Trần Kỳ Hình - nguyên Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam,đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM khởi tố về hành vi "Nhận hối lộ".

Xem thêm: 'Luật bất thành văn' khi đưa xe ô tô đi đăng kiểm

Trung tướng Tô Ân Xô - Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, quá trình mở rộng điều tra, cho thấy từ năm 2014 đến tháng 8/2021, ông Hình với vai trò là Cục trưởng đã trực tiếp hoặc thông qua bị can Trần Anh Quân (Quyền Trưởng Phòng Kiểm định phương tiện cơ giới) nhận tiền hối lộ của một số Giám đốc Trung tâm đăng kiểm để ký duyệt cấp Mã số đăng kiểm và Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động đăng kiểm, mặc dù các Trung tâm này chưa đủ các điều kiện theo quy định.

Xem thêm: Chủ xe ô tô quá hạn đăng kiểm lo bị phạt nặng

tran-ky-hinh-crop-1673949651205_11zon.jpg

Xem thêm: Đi xe không đăng kiểm có thể bị phạt tới 22 triệu đồng

Mặt khác, trong thời gian đảm nhận chức vụ Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Trần Kỳ Hình đã buông lỏng quản lý, thiếu kiểm tra giám sát, trực tiếp nhận tiền hối lộ (định kỳ hàng tháng, quý) nhằm bỏ qua sai phạm của các Trung tâm đăng kiểm trong việc nhận tiền hối lộ của chủ xe, đối tượng môi giới để cấp giấy chứng nhận đăng kiểm đối với các phương tiện xe cơ giới không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

Xem thêm: Bộ trưởng GTVT: Sai phạm ở Cục Đăng kiểm như ung thư di căn nhiều năm

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM cùng khởi tố bị can đối với Hoàng Hữu Thịnh (31 tuổi) - nhân viên Trung tâm đăng kiểm 73-02D), Trương Duy Đức (41 tuổi) - nhân viên Trung tâm Đăng kiểm 15-05D, Hồ Ngọc Nam (34 tuổi) - nhân viên kĩ thuật của của Công ty TNHH Việt Net và Trần Thế Khánh Hổ (34 tuổi) - nhân viên kĩ thuật của của Công ty TNHH Việt Net về tội "Sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật".

Tính đến ngày 17/1, Công an TPHCM đã khởi tố 89 bị can, trong đó có Đặng Việt Hà, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam.

Giải cứu bé trai 11 tuổi ở Đà Lạt bị kẹt tay vào cửa cuốn

Sáng 17/1, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết, đơn vị vừa giải cứu thành công một cháu bé bị kẹt tay vào cửa cuốn trên địa bàn TP Đà Lạt.

Trước đó, khoảng 6 giờ cùng ngày, cơ quan chức năng nhận được tin báo về trường hợp cháu bé 11 tuổi (trú tại đường Nguyễn Đình Quân, Phường 5, TP Đà Lạt) trong lúc đùa nghịch đã bị kẹt tay vào cửa cuốn, không gỡ ra được.

Xem thêm: Bé 1 tuổi uống nhầm nước khử trùng, mẹ xử lý thông minh được bác sĩ khen ngợi chuyên nghiệp

giai-cuu-chau-belam-dong2023cong-an-cung-cap-1673930567315_11zon.jpg

Xem thêm: Hãi hùng cảnh bé trai bị bỏng do đổ cồn vào lửa: Từ vụ việc này, cha mẹ cần đặc biệt chú ý dạy con những điều sau

Tại hiện trường, tay trái của cháu bé bị kẹt sâu phần góc cửa cuốn, gần sát khu vực bánh răng dây xích. Vị trí cháu bé được phát hiện mắc kẹt nằm phía bên trên cửa cuốn, gần với trần nhà.

Xem thêm: Cha mẹ có thể hối hận cả đời nếu SƠ Ý để 5 vật dụng này rơi vào tay của trẻ nhỏ: Mù lòa, bỏng, ngộ độc và kinh khủng hơn thế nữa

Lực lượng chức năng buộc sử dụng các phương tiện phá cửa, nhanh chóng đưa tay cháu ra, tránh để lâu có thể dẫn tới tổn thương nghiêm trọng.

Khoảng 10 phút sau, lực lượng cứu nạn cứu hộ đã gỡ được tay trái của cháu ra, tiến hành sơ cứu vết thương và bàn giao cho gia đình.

Vụ Công ty Alibaba lừa đảo: Nguyễn Thái Luyện và vợ kháng cáo kêu oan

Ngày 17/1, TAND TPHCM cho biết đã nhận đơn kháng cáo của 14/23 bị cáo trong vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Rửa tiền, xảy ra tại Công ty cổ phần địa ốc Alibaba (Công ty Alibaba), trong đó có Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Alibaba) và vợ là Võ Thị Thanh Mai (Giám đốc tài chính).

Xem thêm: CEO Alibaba Nguyễn Thái Luyện lãnh án chung thân

ali5-1672111879654_11zon.jpg

Xem thêm: Mỗi tháng phải trả 16 triệu đồng tiền lãi sau khi mua đất của Alibaba

Nguyễn Thái Luyện cho rằng những dự án mình lập ra đều có thật, tất cả thửa đất trong dự án đều có giấy chứng nhận quyền sử dụng, ghi rõ nguồn gốc đất... Công ty Alibaba mua đất nông nghiệp, sau đó tách thửa, phân lô và được các cơ quan chức năng đồng ý. Thực tế đã được cơ quan chức năng địa phương làm thủ tục tách thửa, trong đó có nhiều thửa đã là đất thổ cư. Công ty Alibaba tổ chức bán hàng đều diễn ra công khai, minh bạch, không gian dối khi cung cấp thông tin về các thửa đất bán cho khách hàng...

Xem thêm: Hàng ngàn nạn nhân nhận được gì sau phiên xử Nguyễn Thái Luyện và đồng phạm?

Bị cáo Võ Thị Thanh Mai kháng cáo kêu oan cả 2 tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Rửa tiền. Trong khi đó, tại phiên tòa sơ thẩm, Mai chỉ kêu oan tội Rửa tiền.

Ngoài ra, 12 bị cáo còn lại có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt gồm: Nguyễn Quang Sơn, Trương Thị Hồng Ngọc, Trang Chí Linh, Nguyễn Lê Hoàng Lan, Bùi Minh Đức, Nguyễn Huỳnh Tú Trinh, Nguyễn Thị Vân Anh, Huỳnh Thị Ngọc Như, Nguyễn Thái Lĩnh, Trần Huy Phúc, Phan Ngọc Nguyên và Nguyễn Thái Lực.

Xem thêm: Cụ ông 78 tuổi bán nhà để mua dự án của Alibaba

Theo hồ sơ vụ án, từ tháng 5/2016, Luyện thành lập Công ty Alibaba với vốn điều lệ 1 tỷ đồng. Tiếp đó, Luyện thành lập 22 pháp nhân, giao cho người thân và nhân viên đứng tên, trong đó sử dụng 12 công ty với tư cách là chủ đầu tư 58 dự án bất động sản không có thật tại Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Thuận; tự phân lô, tách thửa trái pháp luật; quảng cáo gian dối để bán cho hàng nghìn người.

Bằng các thủ đoạn này, Chủ tịch Công ty Alibaba cùng đồng phạm đã chiếm đoạt gần 2.400 tỷ đồng của 4.560 khách hàng.

    Nổi bật Việt Báo
    Đừng bỏ lỡ
    Thời sự 24 giờ: Ông Nguyễn Xuân Phúc thôi chức Chủ tịch nước
    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO