Chủ tịch nước sẽ thăm chính thức Nhật Bản
Bộ Ngoại giao thông tin Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và phu nhân sắp có chuyến thăm đầu tiên đến Nhật Bản từ ngày 27 đến 30/11 "theo lời mời của Nhà nước Nhật Bản".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định: ‘Chúng tôi tin tưởng chuyến thăm của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sẽ góp phần làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, đưa quan hệ hai nước phát triển lên tầm cao mới, thực chất, hiệu quả và lâu dài trên mọi lĩnh vực, vì hòa bình, ổn định, và phát triển mỗi nước cũng như tại khu vực và trên thế giới’.
Xem thêm: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đến San Francisco, bắt đầu chuyến công tác Mỹ
Xem thêm: Ý nghĩa chuyến công du Mỹ của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng
Trong cuộc họp báo ngày 14/11, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Matsuno Hirokazu đã công bố thông tin về chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước và phu nhân.
Dự kiến trong thời gian ở Nhật Bản, Chủ tịch nước và phu nhân sẽ có cuộc gặp với Nhật hoàng và Hoàng hậu Nhật Bản, Thủ tướng Kishida Fumio.
Xem thêm: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm lại trường xưa, thầy giáo cũ nhân 20/11
Đây sẽ là chuyến thăm Nhật Bản đầu tiên của Chủ tịch nước trên cương vị mới. Chuyến thăm diễn ra đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
Ông Lưu Bình Nhưỡng bị bắt giam vì liên quan đến vụ án nào?
Ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bị cáo buộc vai trò đồng phạm của nhóm giang hồ cưỡng đoạt tiền của nhiều doanh nghiệp khai thác cát.
Công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Lưu Bình Nhưỡng, 60 tuổi, khi ông vừa xuống sân bay Nội Bài tối 14/11, về hành vi Cưỡng đoạt tài sản.
Xem thêm: Ông Lưu Bình Nhưỡng bị khởi tố liên quan vụ án nào?
Xem thêm: Công an khám xét ngôi nhà liên quan đến ông Lưu Bình Nhưỡng ở Thái Bình
Lực lượng chức năng cũng thực hiện công tác khám xét nơi ở và nơi làm việc của ông Nhưỡng ngay sau đó, kéo dài trong nhiều giờ; thu giữ nhiều đồ vật, tài liệu có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Động thái này được đưa ra trong quá trình điều tra mở rộng vụ án Phạm Minh Cường, 37 tuổi (thường gọi là Cường "quắt", có 3 tiền án) về tội Cưỡng đoạt tài sản. Nhà chức trách cáo buộc Cường và đồng phạm đã tự xác lập quyền sử dụng trái phép các bãi triều để cưỡng đoạt tiền của một số doanh nghiệp khai thác cát.
Xem thêm: Trùm giang hồ Cường ‘quắt’ là ai?
Theo nhà chức trách, Cường nói việc khai thác cát ảnh hưởng việc nuôi thủy hải sản tại bãi triều để gây sức ép, buộc doanh nghiệp phải miễn cưỡng trả tiền theo khối lượng cát khai thác được hoặc bán lại với giá rẻ. Với thủ đoạn trên, từ năm 2020 đến năm 2022, nhóm Cường đã chiếm đoạt nhiều tỷ đồng.
Công an tỉnh Thái Bình đánh giá đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, gây bức xúc trong nhân dân, ảnh hưởng nghiêm trọng môi trường đầu tư của tỉnh... và đang tiếp tục mở rộng điều tra.
Ông Lưu Bình Nhưỡng là tiến sĩ Luật kinh tế, từng là đại biểu Quốc hội khóa 14 (2016-2021) thuộc đoàn đại biểu tỉnh Bến Tre, ủy viên Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội. Hồi tháng 9/2018, ông Nhưỡng được Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó trưởng Ban dân nguyện cho đến nay.
Thủ tướng yêu cầu không để người dân đói, rét vì ngập lụt
Thủ tướng có công điện về việc tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ tại khu vực Trung Bộ. Từ ngày 12/11 đến nay, tại khu vực Trung Bộ đã xảy ra mưa lớn kéo dài, gây ngập lụt, sạt lở đất, thiệt hại về tài sản, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của người dân.
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, tại thừa Thiên Huế đã xảy ra mưa đặc biệt lớn, tổng lượng mưa trong 24 giờ (từ ngày 14 đến 15/11) khoảng 800 - 900mm.
Xem thêm: Toàn cảnh ngập lụt tại Huế và Hội An
Xem thêm: Lật ghe ở Huế khiến mẹ tử vong, con mất tích
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ đêm nay đến 17/11, ở Trung Bộ, nhất là Thừa Thiên Huế còn tiếp tục có mưa to đến rất to.
Do đó, Thủ tướng yêu cầu chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh, thành phố tiếp tục chỉ đạo, huy động lực lượng tổ chức rà soát, kịp thời phát hiện, chủ động sơ tán, di dời ngay người và phương tiện ở những khu vực nguy hiểm, không bảo đảm an toàn.
Xem thêm: Người dân vùng ngập ở Huế lên mạng xã hội nhờ hỗ trợ sơ tán
Tổ chức cứu trợ khẩn cấp lương thực, nhu yếu phẩm đối với các hộ dân có nguy cơ thiếu đói, nhất là những hộ dân buộc phải sơ tán do ngập lụt, sạt lở, các hộ dân ở khu vực bị ngập sâu chia cắt, không để người dân bị đói, rét, không có chỗ ở.
Xem thêm: Đường phố biến thành 'sông', dân Huế bì bõm trong 'biển' nước
Xem thêm: Người dân Hội An tất bật dọn dẹp sau lũ, chuẩn bị đón khách trở lại
Thủ tướng cũng giao Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương theo chức năng quản lý nhà nước được giao phối hợp địa phương chỉ đạo vận hành hiệu quả, bảo đảm an toàn các hồ chứa thủy lợi, thủy điện. Chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn đối với sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, hệ thống điện tại khu vực bị ngập lũ.
Xem thêm: Du khách chèo thuyền, uống cà phê ngắm mùa nước lụt ở Hội An
Bộ GD-ĐT phối hợp địa phương chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn cho giáo viên, học sinh, trang thiết bị, dụng cụ và đồ dùng học tập. Bộ GTVT chỉ đạo phối hợp với địa phương bảo đảm an toàn giao thông, kịp thời khắc phục sự cố, bảo đảm giao thông thông suốt, nhất là trên các trục giao thông chính.
Không thể kéo dài thời gian giải ngân hơn 2.500 tỷ cho sân bay Long Thành
Chiều 15/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết số 53/2017 về báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư sân bay Long Thành.
Theo kế hoạch đầu tư công 2020, dự án này tới cuối 2022 mới giải ngân được 16.697 tỷ đồng, còn hơn 2.510 tỷ chưa giải ngân hết. Vì vậy, Chính phủ đề xuất kéo dài thời gian giải ngân số vốn này tới hết năm 2024 để hoàn thành dự án.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, theo Luật Đầu tư công, kế hoạch đầu tư công 2020 -2021 chỉ được giải ngân tương ứng đến hết năm 2021 và 2022. Tức là, hơn 2.510 tỷ đồng còn lại chưa giải ngân hết đã bị hủy dự toán theo quy định.
về nguyên tắc, UBND tỉnh Đồng Nai phải nộp toàn bộ số vốn chưa giải ngân hết của năm 2020, 2021 về ngân sách Trung ương. Do đó, số tiền hơn 2.510 tỷ đồng (gồm hơn 1.543,623 tỷ đồng thuộc kế hoạch vốn năm 2021 và 966,75 tỷ kế hoạch vốn năm 2020) đã hủy dự toán theo quy định.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Lê Quang Mạnh cho hay, dự toán đã hủy rồi thì “không có cách gì kéo dài được”.
Vì sao Công ty Thành Bưởi bị thu hồi giấy phép kinh doanh vô thời hạn?
Ngày 13/11, Sở GTVT TP.HCM đã có quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô không thời hạn với Công ty TNHH Thành Bưởi.
Theo Sở này, lý do thu hồi căn cứ vào điểm a, khoản 6, điều 19 nghị định 10 của Chính phủ: "Cung cấp bản sao không đúng với bản chính hoặc thông tin sai lệch trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh".
Xem thêm: Phó Giám đốc Công ty Thành Bưởi đối diện với án phạt nào?
Xem thêm: Từ vụ Thành Bưởi: Đừng quản lý kiểu có tai nạn mới mạnh tay xử lý
Trước đó sở đã lập đoàn kiểm tra việc chấp hành quy định kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô với Thành Bưởi.
Kết quả kiểm tra phát hiện hàng loạt vi phạm của nhà xe này như không thực hiện đúng quy trình bảo đảm an toàn giao thông theo quy định, kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, kinh doanh vận tải khách du lịch không thực hiện đúng quy định về đón, trả khách tại trụ sở chính, trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện…
Ngày 3/11, Thanh tra Sở ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính với công ty này, số tiền phạt là 91 triệu đồng và hình thức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh vận tải 3 tháng đối với công ty.
Xem thêm: Thành Bưởi doanh thu gần 500 tỷ đồng nhưng lỗ khủng
Sở đang tiếp tục rà soát, thông tin đến các cơ quan, Công an TP.HCM và các địa phương để xảy ra tình trạng nhà xe dừng đón, trả khách sai quy định nhằm phối hợp xử lý.
Cũng trong ngày 13/11, Sở GTVT TP.HCM có quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô không thời hạn đối với 21 đơn vị kinh doanh vận tải. Trong đó có một số đơn vị như Công ty cổ phần AST Group, Công ty du lịch Công Vàng, Công ty dịch vụ vận tải HAT, Công ty TNHH Vận tải Thành Công, Công ty vận tải Huỳnh Thiện Phúc, Vận tải Quốc Cường, Công ty hóa chất Bảo Long, Công ty Thương mại dịch vụ Hồng Cầm, HTX The X Car…
Xem thêm: Ngoài Thành Bưởi, 21 nhà xe khác tại TPHCM phải nộp lại giấy phép
Lý do là các nhà xe không kinh doanh vận tải trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh, hoặc ngừng kinh doanh vận tải trong thời gian 6 tháng liên tục. Sở yêu cầu các đơn vị nộp lại giấy phép kinh doanh vận tài trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày quyết định có hiệu lực.