Ngân hàng Nhà nước không siết tín dụng vào bất động sản
Tại Hội nghị về công tác tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản (BĐS) do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức sáng 8/2, Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú nhấn mạnh BĐS là một trong những ngành đóng góp lớn cho nền kinh tế.
Xem thêm: Lãnh đạo Vingroup, Sungroup, Novaland đề xuất gì trong cuộc họp với NHNN?
Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú tái khẳng định NHNN chưa nói và cũng chưa bao giờ có văn bản nào chỉ đạo việc siết tín dụng vào BĐS. Quan điểm chỉ đạo điều hành của NHNN là kiểm soát chặt chẽ chính sách tín dụng vào những lĩnh vực có tỷ lệ rủi ro cao.
Xem thêm: Sau hội nghị tín dụng bất động sản, lãi suất sẽ giảm ngay trong nay mai?
NHNN chỉ quản lý rủi ro của chính những tổ chức tín dụng đầu tư khi cho vay vào những lĩnh vực có nguy cơ rủi ro là kinh doanh, đầu cơ, những dự án có phân khúc giá trị lớn. Các DN có điều kiện năng lực tài chính, có kinh nghiệm xây dựng, các dự án có hiệu quả đều được các ngân hàng xem xét cho vay.
Xem thêm: Đất đai và chuyện ‘con đẻ, con nuôi’
Thời gian tới, để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp BĐS, tổ chức, cá nhân khi tiếp cận tín dụng, góp phần phát triển thị trường BĐS lành mạnh trên cơ sở đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp đồng bộ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện cho các ngành, lĩnh vực kinh tế trong đó có lĩnh vực bất động sản tăng trưởng, phát triển ổn định, bền vững.
Hai Phó Chủ tịch tỉnh Bình Dương bị Thủ tướng kỷ luật
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký các quyết định của Thủ tướng Chính phủ thi hành kỷ luật đối ông Mai Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Dương và ông Nguyễn Lộc Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương.
Thủ tướng Chính phủ quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức Khiển trách đối với ông Mai Hùng Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Ban cán sự đảng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2021 - 2026 do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật về Đảng.
Thủ tướng Khiển trách đối với ông Nguyễn Lộc Hà, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2021 - 2026, do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác
Trước đó, UBKTTW xác định Ban cán sự đảng UBND tỉnh đã vi phạm quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để UBND tỉnh và một số tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong đấu thầu, mua sắm sinh phẩm, hóa chất, vật tư y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch. Đồng thời thi thi hành kỷ luật khiển trách Ban cán sự đảng UBND tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2021-2026 và một số người khác, trong đó có hai cá nhân trên.
Hôm nay xét xử ‘bà trùm’ thao túng các gói thầu y tế
TAND TP HCM mở phiên xét xử vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại Sở Y tế TP Cần Thơ, gây thiệt hại cho nhà nước gần 33 tỉ đồng. Dự kiến, phiên xử kéo dài đến ngày 20-2.
Xem thêm: Toàn cảnh phiên xử vụ AIC: Nỗi hổ thẹn muộn màng
Vụ án có 20 bị cáo, trong đó Bùi Thị Lệ Phi, Cao Minh Chu (2 cựu Giám đốc Sở Y tế TP Cần Thơ giai đoạn từ tháng 5-2011 đến 1-2020), Hoàng Thị Thuý Nga (cựu Chủ tịch Hội đồng sáng lập NSJ Group) được xác định có vai trò chủ mưu.
Xem thêm: Những buổi gặp gỡ và nhận quà từ AIC đẩy loạt quan chức Đồng Nai dính lao lý
Hoàng Thị Thuý Nga được biết đến như "bà trùm" thao túng các gói thầu y tế khiến quan chức nhiều tỉnh, thành vướng lao lý. Bà Nga từng là Phó Tổng giám đốc Công ty AIC, cấp dưới của Nguyễn Thị Thanh Nhàn (cựu Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty AIC).
Xem thêm: Cựu Giám đốc Sở Y tế Cần Thơ nhận 3 tỷ đồng tiền 'đi đêm'
Sau đó, bà Nga tách ra thành lập NSJ Group và liên tục trúng các gói thầu về thiếu bị y tế, giáo dục… nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Tính riêng lĩnh vực y tế, NSJ Group trúng hàng loạt gói thầu với trị giá cả nghìn tỉ đồng.
Trong vụ sai phạm đấu thầu trang thiết bị y tế xảy ra tại Sở Y tế TP Cần Thơ, Hoàng Thị Thuý Nga bị cáo buộc thông đồng với Bùi Thị Lệ Phi, Cao Minh Chu thống nhất việc mua bán máy móc, thiết bị. Sau đó, bà Nga tiếp tục móc nối với đơn vị thẩm định giá – Công ty BTC Value làm sai lệch hồ sơ đấu thầu; lợi dụng mối quan hệ với đơn vị tư vấn lựa chọn nhà thầu – Công ty Mediconsult để chỉnh sửa nội dung mời thầu trước khi phát hành. Hành vi của các bị cáo gây thiệt hại lớn cho nhà nước.
Quá trình điều tra, cơ quan chức năng xác định Hoàng Thị Thuý Nga đã "lại quả" cho Bùi Thị Lệ Phi 3,2 tỉ đồng, cho Cao Minh Chu 200 triệu đồng.
Chuyển sân bay quân sự Biên Hòa, Thành Sơn sang lưỡng dụng
Cục Hàng không Việt Nam vừa có báo cáo gửi Bộ GTVT về kết quả rà soát, hoàn chỉnh hồ sơ Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Điểm mới nhất trong dự thảo lần này là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng không kiến nghị bổ sung quy hoạch 2 cảng hàng không quốc nội, gồm Thành Sơn tại tỉnh Ninh Thuận (thời kỳ 2021- 2030: công suất 1,5 triệu lượt hành khách/năm; tầm nhìn đến năm 2050: công suất 3 triệu lượt hành khách/năm) và Biên Hòa tại tỉnh Đồng Nai (thời kỳ 2021-2030: công suất 5 triệu lượt hành khách/năm; tầm nhìn đến năm 2050: công suất 10 triệu lượt hành khách/năm).
Sân bay Biên Hòa (Đồng Nai) và Thành Sơn (Ninh Thuận) được xây dựng trước năm 1975. Nhiều năm qua, hai sân bay được phục vụ cho mục đích quân sự, huấn luyện bay bảo vệ vùng trời.
Trước đó, hai tỉnh Đồng Nai và Ninh Thuận đã đề xuất quy hoạch sân bay quân sự Biên Hòa, Thành Sơn cho mục đích dân sự nhằm giúp hai địa phương phát triển kinh tế, xã hội, nhất là Ninh Thuận đang là điểm hấp dẫn với khách du lịch.
Tuy nhiên, trước đề xuất này, một số chuyên gia hàng không thời điểm đó nhấn mạnh rằng, với mỗi sân bay cần phải có nghiên cứu đầy đủ về quy mô, năng suất. Các nghiên cứu, tính toán này phải dựa trên cơ sở thực tiễn chứ không thể cứ đề xuất.
Đặc biệt, đối với hai sân bay này, các chuyên gia cũng chỉ ra bất cập là khoảng cách từ sân bay này tới sân bay kia rất gần.
Cụ thể, sân bay Long Thành cách sân bay Biên Hòa 30km, tương tự khoảng cách từ sân bay Phan Thiết đến Cam Ranh chỉ trên 190km, còn sân bay Thành Sơn nếu được xây dựng sẽ bị kẹp ở giữa…