Thời sự 24 giờ: Mỗi quan chức, cán bộ nhận bao nhiêu tiền trong vụ ‘chuyến bay giải cứu’ ?

Tổng hợp| 06/04/2023 06:00
Đọc bài báo này

Cung cấp bởi  

Logo vbee Image
0:00

Có tổng cộng 54 người bị truy tố trong vụ 'chuyến bay giải cứu', trong đó có 21 người là quan chức, cán bộ đương thời ở 4 bộ ngành, Văn phòng Chính phủ và địa phương bị cáo buộc nhận hối lộ tổng cộng gần 180 tỷ đồng.

Mỗi quan chức, cán bộ nhận bao nhiêu tiền trong vụ ‘chuyến bay giải cứu’ ?

Theo kết luận điều tra vụ ‘chuyến bay giải cứu’ do Cơ quan an ninh điều tra - Bộ Công an ban hành, có tổng cộng 54 người bị truy tố với các tội danh đưa hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Trong số này có 21 người là các quan chức, cán bộ đương thời xảy ra vụ việc, của 4 bộ ngành, Văn phòng Chính phủ và 2 địa phương bị cáo buộc nhận hối lộ với tổng số tiền lên đến gần 180 tỷ đồng.

Xem thêm: Danh sách 21 bị can bị truy tố tội nhận hối lộ trong vụ 'chuyến bay giải cứu'

znews-photo.zingcdn.me-uploaded-pwivovlb-2023_04_03-_abc-1-.jpg
Các bị can Tô Anh Dũng, Phạm Trung Kiên, Vũ Anh Tuấn.

Đứng đầu về số tiền bị cáo buộc nhận tiền hối lộ là Phạm Trung Kiên – chuyên viên Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, cựu thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, với 42,6 tỷ đồng qua 251 lần nhận hối lộ. Trong đó, lần ông Kiên nhận số tiền lớn nhất là 1,35 tỷ đồng từ một chủ doanh nghiệp ngay tại trụ sở Bộ Y tế.

Xem thêm: Cựu thư ký thứ trưởng Bộ Y tế 251 lần nhận tiền

CQĐT xác định ông Kiên đã thỏa thuận với những đại diện doanh nghiệp phải chi 50-200 triệu đồng mỗi chuyến bay, hoặc từ 500.000 đồng đến 2 triệu đồng/1 khách đối với chuyến bay combo. Ngoài ra, ông Kiên yêu cầu doanh nghiệp chi 7-15 triệu đồng với mỗi khách lẻ, tùy từng thời điểm để được Bộ Y tế chấp thuận cho hồi hương.

Xem thêm: Cựu Cục trưởng Lãnh sự nhận 25 tỷ của doanh nghiệp thực hiện chuyến bay giải cứu

Có nhiều cán bộ bị truy tố nhất là Bộ Ngoại giao, trong đó bà Nguyễn Hương Lan (Cục trưởng Cục Lãnh sự) bị cáo buộc nhận 25 tỷ đồng. Cục phó Cục Lãnh sự Đỗ Hoàng Tùng nhận 12,2 tỷ đồng. Cựu Thứ trưởng Tô Anh Dũng nhận 21,5 tỷ đồng. Ông Vũ Hồng Nam – cựu Thứ trưởng, cựu Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản nhận 1,8 tỷ đồng.

chuyen-bay-giai-cuu-11251406_11zon.jpg

Xem thêm: Chiêu 'vòi tiền' doanh nghiệp của cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự

Ngoài ra, chỉ riêng 8 chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ Malaysia về nước, nhóm cán bộ của Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia khi đó đã đút túi đến 11,6 tỷ đồng. Trong đó có Trần Việt Thái, khi đó là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Malaysia.

Xem thêm: 8 chuyến bay giải cứu, nhóm cựu cán bộ ĐSQ Việt Nam tại Malaysia đút túi 11,6 tỷ

Ông Vũ Anh Tuấn, cựu cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an cũng bị cáo buộc nhận hối lộ 27,3 tỷ đồng.

Tại Văn phòng Chính phủ, ông Nguyễn Quang Linh, cựu trợ lý của nguyên Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng nhận 4,2 tỷ đồng. Các bị can Nguyễn Thanh Hải (Vụ trưởng Vụ Quan hệ quốc tế) và chuyên viên của Vụ là Nguyễn Tiến Thân mỗi người nhận 3,7 tỷ đồng, bà Nguyễn Mai Anh – chuyên viên, nhận 3 tỷ đồng.

Xem thêm: Lời khai 'đưa tiền hối lộ cho người khác' của cựu trợ lý Phó Thủ tướng

Ở cấp địa phương, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chử Xuân Dũng bị cáo buộc nhận 2 tỷ đồng và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Văn Tân nhận 5 tỷ đồng.

Xem thêm: Vai trò của 8 cán bộ đại sứ quán Việt Nam trong vụ "chuyến bay giải cứu"

Cựu Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn cũng bị cơ quan an ninh điều tra xác định có hành vi môi giới hối lộ nhận 42,8 tỷ đồng để ‘chạy án’.

Rơi trực thăng chở du khách ngắm Vịnh Hạ Long, 5 người gặp nạn

Tối 5/4, Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng), thông tin về việc một máy bay trực thăng gặp nạn.

Cụ thể, máy bay Bell-505, số hiệu VN-8650 của Công ty Trực thăng Miền Bắc thuộc Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam (Binh đoàn 18) do Đại tá Chu Quang Minh điều khiển, thực hiện dịch vụ du lịch ngắm cảnh Vịnh Hạ Long từ trên cao, chở 4 khách du lịch người Việt Nam mất liên lạc lúc 17 giờ 15 cùng ngày.

Xem thêm: Toàn cảnh vụ rơi máy bay Su-22 tại Yên Bái

3380278121810922914005374910527093132394362n-1680702132454_11zon.jpg
Máy bay BELL 505.

Ngay khi máy bay mất tín hiệu, Công ty Trực thăng miền Bắc đã phối hợp với Bộ đội Biên phòng và lực lượng quân sự địa phương khẩn trương tìm kiếm, cứu nạn.

Xem thêm: Toàn cảnh vụ rơi máy bay 'tử thần' ở Nepal

Đến 19 giờ 18 phút, lực lượng tại hiện trường báo cáo đã vớt được 2 thi thể cùng một số mảnh vỡ, nghi là của máy bay tại vị trí mép bờ, tọa độ 20051'51.2"N-107001'13.4"E.

Xem thêm: Kiến nghị mở dịch vụ bay trực thăng ngắm TPHCM 3 ngày/tuần

Trên website tructhang.vn, dịch vụ khám phá trực thăng ngắm cảnh Vịnh Hạ Long đưa nhiều thông tin về dòng máy bay BELL 505. Đây là dòng trực thăng hạng nhẹ, được thiết kế phần đầu bằng kính trong suốt, giúp du khách ngắm vịnh từ trên cao, được Công ty Trực thăng Miền Bắc nhập khẩu nguyên chiếc mới 100% từ Mỹ; cất/hạ cánh tại bãi đỗ trực thăng Tuần Châu, ngay cạnh Cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu. Mỗi chiếc Bell 505 có thể chở được 5 người, trong đó có 1 phi công và 4 hành khách.

Chủ tịch TP. Hội An khẳng định vẫn thực hiện ‘mua vé vào phố cổ’

Liên quan đến quy định phải mua vé nếu vào thăm phố cổ Hội An, Chủ tịch UBND TP Hội An (tỉnh Quảng Nam) Nguyễn Văn Sơn cho biết, muốn xây dựng lại đề án kiểm soát hoạt động bán vé để đảm bảo công bằng giữa du khách mua vé và du khách không mua vé.

Xem thêm: Du khách vào phố cổ buộc phải mua vé, kể cả đi dạo: Lãnh đạo Hội An lên tiếng

dsc_2198.jpg

Ông Sơn cho rằng, mục đích cuối cùng là kiểm soát khách đoàn và du khách lẻ đến phố cổ Hội An, giúp nâng cao chất lượng dịch vụ cho du khách. Theo đó, việc mua vé khi tham quan khu phố cổ đã diễn ra từ lâu. Thành phố sẽ thu phí các đoàn khách đi theo tour, một số khách chi tiền vé trong tour nhưng đơn vị lữ hành không mua vé khiến khách thiệt thòi.

Xem thêm: Khách tới phố cổ Hội An uống cà phê, ăn bánh mì mà thu phí 80.000đ là bất công

Chủ tịch UBND TP Hội An nhấn mạnh, phương án của thành phố sẽ phân luồng “mềm” ngay từ lúc vào khu soát vé. Thành phố sẽ họp người dân, các doanh nghiệp lữ hành để có phương án cuối cùng và cụ thể. Việc thu phí sẽ phân loại từng trường hợp cụ thể để có sự công bằng giữa du khách và người dân, cũng như người thăm thân.

Thông tin từ UBND TP Hội An, cho đến nay, nhận thức về mục đích của việc bán vé tham quan của một vài cá nhân, đơn vị vẫn chưa đầy đủ, thiếu thông tin, việc thực hiện quy chế tham quan chưa đảm bảo, vẫn còn tình trạng cá nhân, đơn vị không mua vé, không đưa chương trình tham quan Di sản văn hoá thế giới - Khu phố cổ Hội An vào trong chương trình và kinh phí tour để bán cho du khách.

Quán Karaoke ở Hà Nội sắp được mở cửa đón khách

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn vừa ký văn bản gửi Sở Văn hoá và Thể thao cùng các quận, huyện về việc tiếp tục thực hiện các thủ tục cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke.

Xem thêm: Chuỗi quán karaoke thuê mặt bằng 3-4 tỷ/năm, sửa chữa chục tỷ rồi đóng cửa chờ

Cụ thể, ông Lê Hồng Sơn giao các quận, huyện niêm yết công khai thủ tục hành chính cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke và cấp giấy phép điều chỉnh giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke theo đúng quy định.

Xem thêm: Đầu tư tiền tỷ mở quán karaoke, hoạt động được 9 ngày thì bị đóng cửa

static-images.vnncdn.net-files-publish-2023-2-19-_z4119674346395-0dc8f49d9d1c65640b71dccc0d14f2ed-384.jpg

Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội được giao nhiệm vụ hướng dẫn, tập huấn, thống nhất nghiệp vụ cấp, điều chỉnh giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke cho UBND các quận, huyện.

Xem thêm: 'Dài cổ' chờ quy định, kinh doanh karaoke tính đóng cửa hàng loạt do thua lỗ

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội còn giao Sở Văn hoá và Thể thao theo dõi, kiểm tra theo quy định đối với việc giải quyết các thủ tục hành chính nêu trên.

Tính đến cuối năm 2022, trên địa bàn TP Hà Nội có khoảng 1.500 cơ sở kinh doanh karaoke, quán bar, vũ trường. Trong đó có 733 cơ sở do cơ quan công an quản lý, 805 cơ sở do UBND cấp xã quản lý.

Xem thêm: Karaoke, "mỏ vàng" hơn 6 tỷ USD và bài toán có nên đánh đổi

Qua quá trình rà soát điều kiện phòng cháy chữa cháy, đã ban hành hơn 570 quyết định tạm đình chỉ, gần 570 quyết định đình chỉ hoạt động cơ sở kinh doanh karaoke, quán bar, vũ trường.

Từ đầu năm 2023 đến nay, nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke đã chi tiền tỷ để khắc phục những bất cập trong PCCC.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Thời sự 24 giờ: Mỗi quan chức, cán bộ nhận bao nhiêu tiền trong vụ ‘chuyến bay giải cứu’ ?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO