Thời sự 24 giờ: Kiểm tra, xử lý cháy tại khu dân cư còn 'qua loa, chiếu lệ'; Khuyến cáo người dân không tụ tập trước tòa ở phiên xử Nguyễn Phương Hằng.

Tổng hợp| 19/09/2023 06:00

Trong báo cáo gửi Quốc hội, Chính phủ chỉ rõ công tác quản lý nhà nước về PCCC và cứu hộ, cứu nạn có nơi, có lúc bị buông lỏng, thiếu chặt chẽ, phó mặc cho các lực lượng chuyên trách.

Chính phủ: Cháy tại khu dân cư phức tạp, kiểm tra, xử lý có nơi còn 'qua loa, chiếu lệ'

Chính phủ đã có báo cáo gửi Quốc hội và nêu chi tiết việc thực hiện nghị quyết số 99 năm 2019 về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

Xem thêm: Nguyên Bí thư Hà Nội: Chung cư mini xây sai phép đều có 'chống lưng'

Số liệu cho thấy giai đoạn 2020 - 2022, lực lượng công an đã kiểm tra điều kiện bảo đảm an toàn PCCC và cứu nạn cứu hộ trên 2 triệu lượt cơ sở, phát hiện khoảng 1,4 triệu tồn tại, thiếu sót, ban hành khoảng 190.000 công văn kiến nghị chủ cơ sở khắc phục.

Xem thêm: 'Phát lộ' chủ nhân của hàng loạt chung cư mini sai phép ở Hà Nội

photo-1-169478034077644367615.jpg

Xem thêm: Từ vụ cháy chung cư mini: Nghĩa tình đồng bào và trách nhiệm chính quyền

6 tháng đầu năm 2023 đã tổ chức kiểm tra 124.000 lượt cơ sở; lập 124.000 biên bản kiểm tra; phát hiện 49.000 tồn tại, thiếu sót và kiến nghị khắc phục.

Xem thêm: Sai phạm xây dựng tại chung cư mini: Nghi vấn lập biên bản cho đủ hồ sơ

Cơ quan chức năng đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính 6.230 trường hợp; tạm đình chỉ 846 trường hợp; đình chỉ hoạt động 1.650 trường hợp.

Xem thêm: Cháy chung cư: Bé gái sống sót nhờ hàng xóm cứu, được hoa hậu nhận nuôi

"Cháy, nổ mặc dù đã được kìm giảm, nhưng cháy, nổ tại các khu công nghiệp, hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất kinh doanh, cơ sở tập trung đông người (quán karaoke, quán bar...) còn diễn biến phức tạp. Một số vụ cháy gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về người", Chính phủ nêu.

Xem thêm: Buổi chào cờ đặc biệt ở trường Khương Hạ

Báo cáo chỉ rõ các vụ cháy có nguyên nhân từ sự cố thiết bị điện (sau công tơ) tại các hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh vẫn chiếm tỉ lệ cao. Ý thức của một bộ phận người dân trong quản lý, sử dụng điện an toàn chưa cao.

Xem thêm: Hà Nội mặc niệm 56 nạn nhân vụ cháy chung cư mini

Đáng chú ý, báo cáo chỉ ra công tác quản lý nhà nước về PCCC và cứu hộ, cứu nạn có nơi, có lúc bị buông lỏng, thiếu chặt chẽ, phó mặc cho các lực lượng chuyên trách.

Xem thêm: Bí thư Hà Nội viết thư cảm ơn TPHCM hỗ trợ sau vụ cháy chung cư mini

Ngoài ra, công tác thanh kiểm tra, xử lý vi phạm chưa nghiêm, nhiều nơi làm "qua loa, chiếu lệ"; chưa quan tâm phân tích nguyên nhân các vụ cháy để rút kinh nghiệm, chỉ rõ trách nhiệm; chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe.

TAND TP. HCM lưu ý gì trước phiên xử bà Nguyễn Phương Hằng?

Dự kiến, ngày 21-22/9 TAND TP.HCM sẽ mở phiên tòa xét xử bà Nguyễn Phương Hằng và 4 đồng phạm về tội lợi dụng quyền tự do dân chủ…

Ông Phạm Ngọc Duy - chánh văn phòng TAND TP.HCM - cho biết vụ án bà Nguyễn Phương Hằng và đồng phạm được rất nhiều người quan tâm, theo dõi.

Xem thêm: Chỉ có quản lý bằng pháp luật hoạt động livestream mới đi vào nề nếp

Tuy nhiên, do trụ sở của TAND TP.HCM đang trong giai đoạn trùng tu, bên cạnh đó cùng ngày TAND TP.HCM cũng xét xử nhiều vụ án khác nên chỉ có thể sắp xếp chỗ ngồi, bố trí trông giữ xe cho những người được triệu tập đến tham dự phiên tòa, khu vực tác nghiệp cho báo chí.

Xem thêm: Thủy Tiên, Đàm Vĩnh Hưng nộp bằng chứng đòi bà Phương Hằng 74 tỷ đồng

ba-nguyen-phuong-hang20230918145510.jpg

Xem thêm: Đề nghị xem xét tư cách 'bị hại' của ông Đức Hiển trong vụ án bà Phương Hằng

Do đó, người dân quan tâm đến phiên tòa có thể theo dõi thông tin qua các phương tiện truyền thông đại chúng, tránh tụ tập đông người ở khu vực xung quanh trụ sở tòa án, ảnh hưởng đến việc lưu thông.

Báo chí tham gia đưa tin vụ án sẽ được bố trí khu vực tác nghiệp. Phóng viên tham dự phiên tòa phải mang theo giấy giới thiệu và thẻ nhà báo, đăng ký tác nghiệp tại TAND TP.HCM từ chiều 19-9. Mỗi cơ quan báo chí được đăng ký tối đa 2 người.

Xem thêm: Tại sao bà Nguyễn Phương Hằng không bị xử lý về tội vu khống?

Tòa án cũng triệu tập những người có quyền và nghĩa vụ liên quan: Võ Nguyễn Hoài Linh (nghệ sĩ Hoài Linh), bà Nguyễn Thị Mỹ Oanh (ca sĩ Vy Oanh), bà Ðặng Thị Hàn Ni (cựu nhà báo - luật sư, thạc sĩ luật), ông Huỳnh Minh Hưng (ca sĩ Ðàm Vĩnh Hưng), bà Trần Thị Thủy Tiên (ca sĩ Thủy Tiên) cùng chồng là Lê Công Vinh, ông Nguyễn Đức Hiển (phó tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM), bà Ðinh Thị Lan, bà Lê Thị Giàu, bà Trương Việt Hà, ông Huỳnh Uy Dũng (chủ tịch hội đồng quản trị Công ty CP Đại Nam), ông Nguyễn Đình Kim đến tham gia vụ án.

Bộ Tài chính không đồng ý thu phí bảo trì đường bộ qua xăng, dầu

Cử tri tỉnh Quảng Ninh vừa kiến nghị Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ để thay đổi cách thu phí bảo trì đường bộ. Theo đó, cho phép một số trường hợp được thu phí bảo trì đường bộ thông qua xăng, dầu, đảm bảo tính công bằng cho người dân và doanh nghiệp.

Xem thêm: Mỗi năm thu 9.000 tỷ đồng phí sử dụng đường bộ

Nguyên nhân thời gian qua, nhiều doanh nghiệp vận tải trên cả nước có xe vận tải chậm đăng kiểm từ 2-3 tháng nhưng phí bảo trì đường bộ không được giảm. Điều này làm tăng chi phí của doanh nghiệp.

Xem thêm: Thu phí đường bộ qua GPS và vệ tinh, bỏ barie có khả thi?

ac8j8205-16461272777221201639466.jpg

Bộ Tài chính cho hay, hiện phí sử dụng đường bộ thu theo đầu phương tiện hàng năm, phí nộp cho đơn vị đăng kiểm khi đăng kiểm xe.

Xem thêm: Cục Đường bộ Việt Nam lần thứ 4 kiến nghị về 'con đường đau khổ'

"Cách tính phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện đảm bảo bao quát được tất cả các phương tiện cơ giới đường bộ khi tham gia giao thông, tạo được sự công bằng trong thu phí sử dụng đường bộ", Bộ Tài chính đánh giá.

Xem thêm: Cử tri than phiền quốc lộ 6 cứ mưa là ngập

Khoản thu này đã được thực hiện từ năm 2013 đến nay, thống nhất trong cả nước, bao gồm cả đường bộ thuộc Trung ương quản lý và đường bộ thuộc địa phương quản lý. Theo Bộ Tài chính, thời gian qua, việc thực hiện Thông tư số 70 về thu phí không phát sinh vướng mắc.

Lễ truy điệu Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh

Trưa 18/9, lễ truy điệu Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, được cử hành trọng thể tại Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.

Xem thêm: Nguyễn Chí Vịnh - Một người thiết tha yêu Việt Nam

m4-1695016876745_11zon.jpg

Xem thêm: Tướng Vịnh, những góc khuất

Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đọc điếu văn: "Hôm nay, trong niềm tiếc thương vô hạn, Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Quốc phòng và gia đình tổ chức trọng thể lễ truy điệu và tiễn đưa Thượng tướng, GS.TS Nguyễn Chí Vịnh - Người đảng viên Đảng Cộng sản kiên trung, người cán bộ cao cấp của Đảng, Quân đội, một vị tướng có tầm nhìn chiến lược, bản lĩnh, mưu lược, nhạy bén, quyết đoán, quyết liệt..., có uy tín của Đảng, Quân đội và nhân dân".

Xem thêm: ‘Anh Năm Vịnh’ trong tôi

Điếu văn có đoạn: "Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh mất đi là tổn thất to lớn, để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với Đảng, Nhà nước, nhân dân với toàn thể cán bộ, chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam và gia đình".

Xem thêm: Ông Lê Kiên Thành: "Nguyễn Chí Vịnh như tôi biết"

Lễ an táng được tổ chức vào chiều cùng ngày, tại Công viên Nghĩa trang Thiên Đức, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Thời sự 24 giờ: Kiểm tra, xử lý cháy tại khu dân cư còn 'qua loa, chiếu lệ'; Khuyến cáo người dân không tụ tập trước tòa ở phiên xử Nguyễn Phương Hằng.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO