Không phát hiện ma túy tại nơi ở của 4 tiếp viên Vietnam Airlines
Ngày 21/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM phối hợp với các đơn vị liên quan điều tra vụ hơn 11 kg ma túy được 4 nữ tiếp viên Vietnam Airlines mang từ Pháp về sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM.
Xem thêm: Góc nhìn điều tra viên về vụ tiếp viên Vietnam Airlines mang ma túy
Nguồn tin từ nhà chức trách cho biết cơ quan điều tra đã khám xét nơi ở của 4 tiếp viên này nhưng không tìm thấy thêm ma túy. Ngoài ra, nhà chức trách cũng đang làm rõ các nội dung được cho là lời khai của 4 nữ tiếp viên đang lan truyền trên mạng.
Xem thêm: Tiêu chuẩn chọn tiếp viên của các hãng hàng không quốc tế như thế nào?
Xem thêm: Tiếp viên bị gán ghép hình ảnh vụ xách ma túy, Vietnam Airlines nói gì?
Liên quan đến vụ án, Cục Hải quan TP.HCM khẳng định vụ án được phát hiện không phải là sự tình cờ. Đơn vị đã căn cứ thông tin tình báo, các nghiệp vụ kiểm soát hải quan, căn cứ các dấu hiệu nghi vấn về tuyến, đối tượng trọng điểm, kết quả thu thập thông tin, từ đó Cục Hải quan TP.HCM đã chỉ đạo phá án.
Xem thêm: Lập tổ công tác chống buôn lậu qua đường hàng không
Sáng 16/3, lực lượng chức năng phát hiện hơn 8 kg thuốc lắc và hơn 3 kg ketamin được ngụy trang trong các tuýp kem đánh răng, trong hành lý của các tiếp viên Võ Tú Quỳnh, Trần Thị Thu Ngân, Nguyễn Thanh Thủy và Đặng Phương Vân.
Cục Hải quan TP.HCM cho biết từ đầu năm đến nay, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã phát hiện 44 vụ vi phạm về lĩnh vực hải quan, trong đó bắt giữ 8 vụ vi phạm về ma túy, thu giữ 15 kg chất cấm các loại. Đơn vị ghi nhận có sự thay đổi từ những đối tượng ngoài xã hội có mối quan hệ phức tạp, đến nay xuất hiện nhóm đối tượng mới như tiếp viên hàng không.
Ông Nguyễn Viết Dũng thôi làm đại biểu HĐND tỉnh Quảng Nam
Tại kỳ họp thứ 13, HĐHD tỉnh Quảng Nam khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026, 54/56 đại biểu có mặt đã bỏ phiếu kín và kết quả 100% phiếu thống nhất cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu HĐND tỉnh đối với ông Nguyễn Viết Dũng - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Đất Quảng.
Theo tờ trình, ông Nguyễn Viết Dũng có đơn xin từ nhiệm đại biểu HĐND tỉnh Quảng Nam khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 theo nguyện vọng cá nhân.
Ông Nguyễn Viết Dũng - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Đất Quảng là người đã đánh nữ caddie (nhân viên sân golf) khiến dư luận bức xúc vào cuối năm ngoái.
Sau vụ việc, mới đây, ngày 14/3, Thị ủy thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam thông tin đã giao cho Chi bộ nơi ông Nguyễn Viết Dũng đang sinh hoạt tiến hành các bước kỷ luật Đảng đối với ông này. Ông Dũng cũng đã có đơn xin thôi chức Bí thư chi bộ tại Công ty CP Tập đoàn Đất Quảng.
Đề nghị tiếp tục quy định "đánh thuế cao với người có nhiều nhà, đất"
Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam vừa có báo cáo tổng kết kết quả lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Cơ quan này đã nhận được hơn 8,3 triệu ý kiến của các tổ chức, cá nhân góp ý cụ thể vào từng quy định trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Xem thêm: Luật Đất đai sửa đổi: Làm gì để đất thương mại không bị coi là ‘con nuôi’?
Xem thêm: "Đền bù 1 triệu nhưng bán đất 50 triệu là bất công vô cùng"
Một trong những quan điểm khác được đề cập trong Nghị quyết 18 của Trung ương là "quy định mức thuế cao hơn đối với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, đầu cơ đất, chậm sử dụng đất, đất bỏ hoang".
Xem thêm: Thu hồi đất dự án không khéo 'lấy của người nghèo chia cho người giàu'
Đối chiếu với mục tiêu này, Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho rằng dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) vẫn chưa giải quyết thỏa đáng vấn đề, thuế sử dụng đất chưa được quy định cụ thể, không thể hiện điểm mới, chưa đáp ứng yêu cầu mức thuế cao hơn đối với người sử dụng nhiều diện tích, nhiều nhà ở…
Xem thêm: Luật Đất đai sửa đổi: Có trị được bệnh đấu giá đất xong bỏ hoang?
Theo MTTQ Việt Nam, nội dung này được đông đảo nhân dân quan tâm nhưng hiện nay vẫn chưa được cụ thể hóa bởi quy định pháp luật trong dự thảo Luật.
Cử tri kiến nghị không giảm án bằng nộp tiền, Thanh tra Chính phủ nói gì?
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong vừa ký văn bản trả lời kiến nghị của cử tri sau kỳ họp thứ 4 và kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV.
Cụ thể, cử tri tỉnh Bình Phước bày tỏ không đồng tình với đề xuất khắc phục hậu quả bằng tiền mặt để giảm án hình sự trong xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế.
Xem thêm: Tổng Thanh tra Chính phủ hứa không triển khai thanh tra 'dồn' vào cuối năm
Trả lời cử tri, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết, việc khắc phục hậu quả bằng tiền để giảm án hình sự trong xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế được pháp luật quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự.
Xem thêm: Quan chức và những lần vội đền tiền để được... giảm án
Theo quy định, người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả là một trong những tình tiết để giảm trách nhiệm hình sự.
Còn tại điểm c, khoản 3 và khoản 4 Điều 40 của Bộ luật Hình sự quy định, người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn… thì hình phạt tử hình được chuyển thành chung thân.
Xem thêm: Nộp lại tiền tỷ - "Kim bài miễn tử" cho quan chức "nhúng chàm"?
Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, những năm qua nhiều biện pháp thu hồi tài sản đã được áp dụng. Trong đó có biện pháp khuyến khích người phạm tội tự nguyện giao nộp tài sản tham nhũng, khắc phục hậu quả, thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho Nhà nước.