Khởi tố tướng Đỗ Hữu Ca, làm rõ việc nhận 35 tỷ đồng chạy án
Ngày 22/2, Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh này đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, ra lệnh tạm giam đối với Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca, nguyên Giám đốc Công an TP Hải Phòng, về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Xem thêm: Tướng Đỗ Hữu Ca bị cáo buộc nhận 35 tỷ đồng "chạy án"
Xem thêm: Lộ diện "trùm" mua bán hóa đơn trái phép
Cùng ngày, Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết đang điều tra vụ án hình sự "Trốn thuế", "Mua bán trái phép hóa đơn chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước". Quá trình điều tra, cơ quan công an phát hiện một nhóm đối tượng thành lập các công ty "ma" để mua bán trái phép hóa đơn và trốn thuế.
Xem thêm:Đoàn Văn Vươn, từ vụ cưỡng chế đất dậy sóng Hải Phòng đến thương hiệu vịt biển nức tiếng
Cơ quan điều tra cũng làm rõ hành vi nhận tiền chạy án cho một số đối tượng trong vụ án của Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca. Theo đó, nguồn tin của báo Dân Trí cho biết ông Đỗ Hữu Ca đã nhận 35 tỷ đồng của "trùm buôn hóa đơn" tên là Trương Xuân Đước (52 tuổi, ngụ TP Hải Phòng) với mục đích "chạy án" khi người này đang bị Công an tỉnh Quảng Ninh điều tra.
Căn cứ kết quả điều tra, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Quảng Ninh đã bắt giữ, khởi tố, tạm giam các bị can gồm: Trương Xuân Đước (52 tuổi), Nguyễn Thị Ngọc Anh (44 tuổi, vợ Đước), Trương Văn Nam (33 tuổi), cả 3 đều trú tại TP Hải Phòng, về tội "Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ nộp ngân sách nhà nước".
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Hồng Minh vi phạm đến mức phải xem xét kỷ luật
Tại kỳ họp thứ 26 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét kết quả giải quyết tố cáo ông Bùi Hồng Minh, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy ông Bùi Hồng Minh trên các cương vị công tác của mình đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh và công tác cán bộ; có nguy cơ mất vốn đầu tư.
Để xảy ra các vi phạm, khuyết điểm nêu trên có trách nhiệm của Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng Công ty Xi măng Việt Nam nhiệm kỳ 2015-2020 và một số tổ chức, cá nhân có liên quan.
Vi phạm của Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng Công ty Xi măng Việt Nam và đã ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng và ngành xi măng Việt Nam, đến mức phải xem xét kỷ luật
Ông Bùi Hồng Minh (sinh năm 1971, quê quán ở huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng từ ngày 1/6/2021.
Trước khi được bổ nhiệm là Thứ trưởng Bộ Xây dựng, ông Minh từng đảm nhiệm chức vụ: Tổng giám đốc Tổng công ty Xi măng Việt Nam, Thành viên Hội đồng thành viên Tổng công ty Xi măng Việt Nam; Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Xi măng Việt Nam.
Thanh tra 4 công ty bảo hiểm liên kết ngân hàng
Bộ Tài chính thông tin về các giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý, giám sát hoạt động thị trường bảo hiểm.
Theo đó, cơ quan này nhận định hoạt động phân phối sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance) phát triển nhanh và có những đóng góp nhất định vào tổng doanh thu của thị trường bảo hiểm Việt Nam (khoảng 20% tổng doanh thu phí của bảo hiểm nhân thọ và khoảng 14% tổng doanh thu phí của bảo hiểm phi nhân thọ).
Xem thêm: Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ rà soát lại hoạt động
Xem thêm: Ngân hàng thu hàng nghìn tỷ đồng từ bán bảo hiểm ra sao?
Tuy vậy, Bộ đánh giá việc phát triển nhanh dẫn đến phát sinh một số bất cập trong việc quản lý chất lượng dịch vụ bảo hiểm qua kênh ngân hàng. Hiện tượng một số nhân viên ngân hàng ép khách hàng mua bảo hiểm khi vay vốn hoặc tư vấn không đầy đủ khiến một số khách hàng nhầm lẫn giữa sản phẩm bảo hiểm và sản phẩm ngân hàng hoặc việc yêu cầu mua bảo hiểm gắn với các khoản vay.
Xem thêm: Bộ Tài chính yêu cầu xử lý việc 'ép' khách hàng mua bảo hiểm
Trong năm 2022, Bộ Tài chính đã thực hiện thanh tra chuyên đề về phân phối bảo hiểm qua ngân hàng đối với 4 doanh nghiệp bảo hiểm và đang trong quá trình hoàn thiện kết luận thanh tra. Nếu có vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Trong năm 2023, Bộ phối hợp với Ngân hàng Nhà nước thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động phân phối bảo hiểm qua ngân hàng. Dự kiến sẽ được thực hiện tại cả doanh nghiệp bảo hiểm và các ngân hàng đối tác phân phối sản phẩm bảo hiểm.
Cục CSGT: không có chuyện ăn trái cây, uống siro bị xử phạt vi phạm nồng độ cồn
Tại hội nghị bảo đảm trật tự an toàn giao thông 2023, thiếu tướng Lê Xuân Đức, Phó Cục trưởng Cục CSGT (Bộ Công an) giải đáp băn khoăn của tài xế về ngưỡng xử lý đối với vi phạm nồng độ cồn.
Xem thêm: Vụ 6 cựu cán bộ CSGT-TT bị bắt: Dùng máy đo nồng độ cồn không phải do Bộ Công an cấp
hiện nay Bộ Y tế lấy căn cứ xác định nồng độ cồn bằng xét nghiệm máu. Trong khi đó, từ khi sinh ra cơ thể con người có lượng men nhất định, đây là điều bình thường. Còn lực lượng CSGT đo nồng độ cồn qua hơi thở bằng hai bước.
Xem thêm: Hàng trăm thiết bị đo nồng độ cồn của CSGT nguy cơ... lệch chuẩn
Xem thêm: Đòi xem chuyên đề của Cảnh sát 141, tài xế chây ỳ không đo nồng độ cồn
Bước thứ nhất, máy đo nồng độ cồn ở chế độ định tính (xác định có cồn hay không), sau đó CSGT mới đo định lượng để xác định hàm lượng làm căn cứ xử phạt. Do đó, Phó Cục trưởng Cục CSGT khẳng định, không có chuyện CSGT xử lý sai những trường hợp không có nồng độ cồn.
Cơ quan liên quan cũng đã nhiều lần thử nghiệm, kết quả cho thấy việc ăn hoa quả, uống siro, không ghi nhận nồng độ cồn trong hơi thở.
Theo vị lãnh đạo Cục CSGT, quá trình xử lý vi phạm, lực lượng CSGT thực hiện theo kinh nghiệm quốc tế. Trước khi lập chốt kiểm tra, CSGT đã điều tra cơ bản về khu vực có nhiều tuyến đường tập trung nhà hàng, quán ăn để bố trí lực lượng.
Bên cạnh đó, các tổ kiểm soát cũng thường xuyên thay đổi địa bàn tránh việc người vi phạm né tránh chốt.