Thời sự 24 giờ: Khởi tố thêm 2 công an vụ cháy quán karaoke An Phú làm 32 người chết

Tổng hợp| 29/11/2023 06:00

Cơ quan điều tra Công an tỉnh Bình Dương đã khởi tố thêm hai bị can liên quan đến vụ cháy quán karaoke An Phú hồi tháng 9/2022 làm 32 người chết, là: Vũ Trường Sơn, từng công tác tại Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH và Phạm Quốc Hùng, phó trưởng Công an phường Định Hòa (TP Thủ Dầu Một).

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng hội kiến Nhật hoàng Naruhito

Ngày 28/11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và phu nhân đã hội kiến Nhật hoàng Naruhito và Hoàng hậu.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cảm ơn về những tình cảm tốt đẹp và sự quan tâm sâu sắc mà Nhật hoàng, Hoàng Hậu, cũng như các thành viên Hoàng gia Nhật Bản đã dành cho nhân dân Việt Nam và mối quan hệ hữu nghị, hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong nhiều năm qua.

Xem thêm:  Việt Nam - Nhật Bản nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện

vnapotalchutichnuocvovanthuonghoikiennhavuanhatbannaruhito7102102-17011640981361725295562_11zon.jpg

Xem thêm: Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại Đà Nẵng: Hướng tới hợp tác hiệu quả cao hơn nữa với Việt Nam

Nhật hoàng Naruhito và Hoàng hậu bày tỏ vui mừng được đón tiếp Chủ tịch nước và phu nhân thăm chính thức Nhật Bản vào dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản; đồng thời cho rằng sự gắn kết và giao lưu trong lịch sử, sự tương đồng về các yếu tố văn hóa, con người là một trong những yếu tố căn bản để phát triển quan hệ Việt Nam -Nhật Bản sâu sắc, gắn kết chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực như hiện nay.

Xem thêm: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Thống đốc Tokyo thưởng thức bánh mì Việt Nam

Nhân dịp này, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thay mặt Nhà nước và nhân dân Việt Nam mời Nhật hoàng và Hoàng hậu sang thăm Việt Nam.

Xem thêm: Chủ tịch nước thăm Đại sứ quán và gặp gỡ đại diện các thế hệ người Việt Nam tại Nhật Bản

Chiều cùng ngày, tại hoàng cung, Nhật hoàng và Hoàng hậu đã chủ trì chiêu đãi thân mật Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và phu nhân Phan Thị Thanh Tâm.

Nên hay không nên xử lý người bỏ cọc đấu giá tài sản

Sáng 28/11, thảo luận về dự án luật Đấu giá tài sản sửa đổi, phần lớn các ý kiến cho rằng các vụ việc bỏ cọc đấu giá xảy ra thời gian qua đã và đang gây hệ lụy xấu cho xã.

Để ngăn chặn tình trạng này, nhiều đại biểu đề nghị nâng mức tiền đặt trước lên tối thiểu 20% giá trị tài sản; xây dựng chế tài xử phạt hành chính đối hành vi bỏ cọc đấu giá, cấm tham gia đấu giá ở các lần tiếp theo…

Xem thêm: Đấu giá biển số: Không ai tự dưng bỏ cọc 40 triệu đồng để rồi bị tai tiếng

loai-tai-san-nao-bat-buoc-phai-ban-thong-qua-dau-gia1578037284.jpg

Xem thêm: Trúng đấu giá 32 xe máy cũ 6,8 tỷ đồng rồi bỏ cọc: Như một trò đùa

Theo đại biểu Lê Tất Hiếu (đoàn Vĩnh Phúc), việc nâng mức tiền đặt trước một mặt có thể tạo ra rào cản đối với hành vi bỏ cọc đấu giá, nhưng ngược lại sẽ thu hẹp người tham gia đấu giá. Đưa ra giải pháp hài hòa hơn, ông Tiến đề nghị phạt hợp đồng đối với người trúng đấu giá đơn phương hủy bỏ hợp đồng mua tài sản đấu giá, mức phạt từ 30 - 50% giá trị hợp đồng.

Đại biểu Nguyễn Duy Thanh (đoàn Cà Mau) gợi ý tham khảo kinh nghiệm quốc tế, bổ sung quy định theo hướng xử lý hình sự đối với hành vi bỏ cọc đấu giá và có dấu hiệu thao túng, gây rối trật tự, ảnh hưởng xấu đến an ninh kinh tế.

Xem thêm: 'Quân xanh, quân đỏ' trong các phiên đấu giá tài sản ngày càng tinh vi

Ở chiều ngược lại, đại biểu Phạm Văn Thịnh (đoàn Bắc Giang) cho rằng cần cân nhắc việc áp dụng chế tài đối với hành vi bỏ cọc đấu giá. Ông đề xuất điều chỉnh quy định về mức tiền đặt trước. Ví dụ, khi nào bước giá được trả cao gấp 2 lần giá khởi điểm thì tiền đặt trước sẽ điều chỉnh cao hơn và lặp lại mỗi khi mức giá trả cao gấp 2 lần tiếp theo.

Xem thêm: Ngăn chặn nhiều cuộc đấu giá có dấu hiệu "thông đồng, dìm giá"

Ông cũng đề nghị rút ngắn thời hạn hoàn thành nghĩa vụ tài chính và hủy kết quả đấu giá. Quy định như hiện hành, lần lượt là 90 ngày và 120 ngày, là quá dài, tạo cơ hội cho các hành vi trục lợi.

Xem thêm: Cò đấu giá, "quân xanh - quân đỏ" tung sốt ảo làm lũng loạn giá đất

Đối với các đề xuất liên quan đến chế tài xử lý hành vi bỏ cọc đấu giá, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho hay sẽ tiếp tục nghiên cứu theo hướng sâu sắc hơn nữa. Những gì còn có thể siết chặt hơn trong các quy định pháp luật chuyên ngành thì sẽ tiếp tục góp ý, hoàn thiện.

Đề nghị Bộ Tài chính gỡ vướng 5 nhóm vấn đề cho cơ quan báo chí

Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng vừa ký công văn gửi Bộ Tài chính đề nghị điều chỉnh, bổ sung một số quy định về cơ chế tự chủ tài chính đơn vị sự nghiệp công lập, cơ chế đặt hàng, định giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước để tháo gỡ khó khăn cho cơ quan báo chí.

Nhóm vấn đề thứ nhất, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị sửa đổi, bổ sung Nghị định 60 quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

Xem thêm: Báo chí Việt Nam chuyển đổi số khác hẳn nước ngoài

bao-chi-1-1151.jpeg

Nhóm ý kiến thứ 2 về cơ chế giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm dịch vụ dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.

Nhóm ý kiến thứ ba liên quan đến pháp luật về giá. Bộ đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu sửa đổi, bổ sung nghị định quy định chi tiết thi hành luật giá, trong đó không quy định bộ quản lý ngành, lĩnh vực trách nhiệm thẩm định phương án giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Trung ương lĩnh vực thông tin và truyền thông.

Nhóm ý kiến thứ tư về chính sách thuế. Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng hiện nay các cơ quan báo chí in đã được nhà nước ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất là 10%. Bộ đề xuất nhà nước thống nhất áp dụng chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho tất cả các loại hình báo chí.

Nhóm ý kiến thứ năm về bố trí kinh phí hoạt động, mua sắm phương tiện tác nghiệp và hướng dẫn chế độ chi cho cơ quan báo chí. Bộ đề nghị Bộ Tài chính bố trí kinh phí cho các cơ quan chủ quản báo chí để giao nhiệm vụ, đặt hàng cơ quan báo chí thông tin, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, truyền thông chính sách, cung cấp thông tin thiết yếu.

Vì sao bỏ quê quán và vân tay trên thẻ căn cước?

Luật Căn cước sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2024. Thẻ CCCD cũng sẽ có tên gọi mới là thẻ căn cước, Trong đó có ảnh khuôn mặt; số định danh cá nhân; họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi đăng ký khai sinh; quốc tịch; nơi cư trú; ngày cấp thẻ và hạn sử dụng.

So với Luật Căn cước công dân 2014, thông tin về quê quán, vân tay đã được lược bỏ, không cần thể hiện trên thẻ căn cước. Thay vào đó, quê quán của công dân sẽ được tích hợp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Xem thêm: Đổi tên căn cước công dân, người dân có phải làm lại căn cước mới?

nld.mediacdn.vn-thumb_w-684-291774122806476800-2023-11-28-_anh-chup-man-hinh-2023-11-28-luc-120708-1701148041952754062845(1).png

Xem thêm: Thiết bị nào khai thác được thông tin tích hợp trên thẻ căn cước?

Theo cơ quan soạn thảo Luật, việc bỏ vân tay trên bề mặt thẻ để bảo đảm tính bảo mật trong quá trình sử dụng thẻ; bỏ thông tin quê quán để đảm bảo tính riêng tư, hạn chế việc phải cấp đổi thẻ và vướng mắc trong xác thực thông tin.

Thiếu tướng Phạm Công Nguyên, Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính (Bộ Công an) cho biết việc sửa thông tin trên bề mặt của căn cước công dân gắn chip tạo sự thuận lợi cho người dân. Bỏ thông tin về quê quán, mà thay vào đó bằng thông tin về nơi đăng ký khai sinh, bởi vì nơi đăng ký khai sinh là thông tin chính xác với bất kỳ con người nào và tính ổn định cao.

Theo Luật Căn cước mới, thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước gồm: Thông tin nhân dạng, thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói, nghề nghiệp... Trong đó, với thông tin ADN và giọng nói, chỉ thu thập khi người dân tự nguyện cung cấp hoặc trong quá trình quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

Khởi tố thêm 2 công an vụ cháy quán karaoke An Phú làm 32 người chết

Ngày 28/11, lãnh đạo Viện KSND tỉnh Bình Dương xác nhận cơ quan điều tra Công an tỉnh Bình Dương đã khởi tố thêm hai bị can là công an liên quan vụ cháy quán karaoke An Phú (phường An Phú, TP Thuận An) khiến 32 người chết hồi tháng 9/2022.

Xem thêm: Chân dung chủ quán karaoke An Phú vừa bị bắt sau vụ cháy làm 32 người tử nạn

Hai người bị khởi tố gồm Vũ Trường Sơn, từng công tác tại Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH và Phạm Quốc Hùng, phó trưởng Công an phường Định Hòa (TP Thủ Dầu Một).

Xem thêm: Karaoke không còn '1 vốn 4 lời'

anh-1c-3221-16861451684631733435162.jpg

Xem thêm: Karaoke sắp bị 'khai tử'?

Theo đó, cả hai bị khởi tố cùng về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Khi bị khởi tố, Công an tỉnh Bình Dương đã tước quân tịch đối với hai cán bộ này.

Cũng theo vị lãnh đạo này, hiện tại cơ quan điều tra đã hoàn tất điều tra vụ cháy quán karaoke An Phú và chuyển hồ sơ qua Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố các bị can.

Xem thêm: Những 'thiên đường' karaoke ở Hà Nội giờ ra sao?

Như vậy, đến nay Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương đã khởi tố 5 bị can.

Ngoài hai bị can nêu trên, hai người khác bị truy tố về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng gồm trung tá Nguyễn Duy Linh, đội trưởng Đội cảnh sát phòng cháy chữa cháy Công an TP Thuận An và đại úy Nguyễn Văn Võ (cán bộ).

Xem thêm: Quán karaoke đồng loạt thay vật liệu mới, tiếc nuối những phòng hát tiền tỷ

Bị can còn lại là Lê Anh Xuân (42 tuổi, ngụ TP.HCM, chủ quán karaoke An Phú) bị điều tra về tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Thời sự 24 giờ: Khởi tố thêm 2 công an vụ cháy quán karaoke An Phú làm 32 người chết
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO