Khởi tố, bắt giam kẻ bạo hành bé gái hơn 2 tháng tuổi
Liên quan vụ bạo hành bé gái hơn 2 tháng tuổi gây chấn thương sọ não ở TP Đà Lạt gây phẫn nộ dư luận mấy ngày qua, ngày 23/5, Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết, đã khởi tố vụ án, bắt khẩn cấp Trần Hoài Thương (33 tuổi) để điều tra về hành vi giết người.
Xem thêm: Vụ bạo hành bé 2 tháng tuổi: Dán băng keo quanh miệng, liên tục tát vào đầu
Bị can N.Đ.T.N. (22 tuổi, mẹ của bé gái bị bạo hành) được cho bảo lãnh tại ngoại nhưng vẫn bị điều tra các dấu hiệu phạm tội.
Xem thêm: Bé gái bị bạo hành chấn thương sọ não đang phải thở máy
Hồi tháng 2, N. ly thân chồng, tới sống tại phòng trọ trên đường Nguyễn Văn Trỗi, TP Đà Lạt. N có tình cảm với Thương và sống chung.
Gần đây, Thương hay bực tức vì bé gái hơn 2 tháng tuổi không chịu uống sữa, quấy khóc. Thương nhiều lần bạo hành đứa trẻ.
Xem thêm: Bắt kẻ bán ma túy cho Trần Hoài Thương
Ngày 20/5, Thương tát vào mặt, đầu bé gái khi cháu khóc và không chịu uống sữa. Người mẹ thấy con bị bạo hành nhưng không can ngăn, chỉ tới lúc đứa trẻ nguy cấp mới đưa đi cấp cứu. Người mẹ còn khai với bệnh viện rằng “con gái của cô gần nhà đánh cách đây một tuần”.
Qua thăm khám, bác sĩ chẩn đoán, bé gái tổn thương nội sọ, gãy xương cẳng tay, gãy xương đùi, gãy xương cẳng chân, suy thận, suy gan… Thấy bệnh nhi bị thương bất thường, Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng đã báo tới cơ quan chức năng.
Chỉ nên xem môn Văn là tiêu chí phụ xét tuyển ngành Y
Liên quan đến việc một số trường ĐH đưa môn Văn vào xét tuyển ngành Y, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn Hải Dương) đánh giá đây là là đổi mới, đột phá. Thế nhưng, bất kỳ sự đột phá nào cũng tiềm ẩn rủi ro, cần quản lý, giám sát chặt chẽ, tránh "trăm hoa đua nở", xuất hiện nhiều tổ hợp lạ vào ngành Y.
Xem thêm: 'Xét tuyển ngành Y bằng môn Văn là đột phá nhưng tiềm ẩn rủi ro'
Xem thêm: Bị "ném đá" vì dùng điểm ngữ văn xét tuyển ngành y, nhà trường nói gì?
"Thời gian quan, xã hội nổi cộm lên vấn đề y đức và cách ứng xử của các y bác sĩ với bệnh nhân. Đó là nguyên do khiến các trường quyết định đưa môn Văn vào xét tuyển", bà Nga nói.
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, ngưỡng đảm bảo chất lượng với học sinh xét tuyển vào ngành Y cần học lực trung bình 3 năm THPT từ 8.0 trở lên, đồng nghĩa chỉ các em giỏi mới đủ điều kiện nộp hơ sơ xét vào các trường Y Dược.
Xem thêm: Thủ khoa trường USSH: 'Tôi từng bị loại ngay lần đầu phỏng vấn xin việc'
Với học sinh học giỏi môn Sinh học, thì thông thường cũng sẽ học tốt khối tự nhiên các môn Toán, Hoá. Các môn này có sự liên kết chặt chẽ với nhau và được chứng minh qua nhiều nghiên cứu. Do đó, việc các trường đưa thêm môn Văn vào tổ hợp Toán, Sinh, Văn hay Hoá, Sinh, Văn là điều có thể chấp nhận được. Chỉ những cơ sở giáo dục nào xét tuyển ngành Y không có môn Sinh mới đáng lo ngại.
Xem thêm: Nữ sinh Y khoa thạo 5 thứ tiếng, học giỏi và hát hay thi Miss World Vietnam 2023
Trong đào tạo ngành Y, chất lượng sinh viên, chuyên môn là hai yếu tố quan trọng nhất. "Để thận trọng hơn, các trường chỉ nên coi môn Văn là tiêu chí phụ khi xét tuyển hồ sơ đầu vào", bà Nga nêu ý kiến.
Bộ TN-MT chỉ đạo ứng phó nắng nóng
Trước diễn biến thời tiết nắng nóng, Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu theo dõi sát diễn biến thời tiết, cảnh báo khí tượng thủy văn, đặc biệt là nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn; cảnh báo kịp thời nguy cơ mưa bão, lũ lớn bất thường.
Xem thêm: Gặt lúa dưới trời nóng 40 độ C, người đàn ông co giật giữa cánh đồng
Xem thêm: Nắng nóng gay gắt, đường phố Hà Tĩnh xuất hiện ảo ảnh
Kế hoạch giao tổng hợp diễn biến của thiên tai và công tác phòng, chống thiên tai; phối hợp với Văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường tuyên truyền, cung cấp đầy đủ thông tin về hiện tượng El Nino, tình trạng thiếu nước, hạn hán, xâm nhập mặn và các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm cho các cơ quan báo chí.
Xem thêm: Hàng tỷ người đối mặt mức nhiệt nguy hiểm, mối lo không của riêng ai
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia và các Đài Khí tượng Thủy văn khu vực theo dõi sát diễn biến thời tiết, tăng cường dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, đặc biệt là nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn. Giám sát, cảnh báo kịp thời các nguy cơ mưa, bão, lũ lớn bất thường có thể xuất hiện trong thời gian ảnh hưởng của El Nino.
Xem thêm: Người bán hàng rong, xe ôm 'phơi' nắng mưu sinh, bác sỹ cảnh báo sốc nhiệt
Cục Quản lý tài nguyên nước lập kế hoạch điều hòa, phân phối tài nguyên nước các nguồn nước liên tỉnh có nguy cơ bị thiếu hụt, cạn kiệt.
Xem thêm: Dân Ấn Độ bị 'cầm tù' vì nắng nóng ‘không thể chịu được’, nhiệt độ hơn 45 độ C
Cục Viễn thám quốc gia được giao ứng dụng công nghệ để quan trắc nguồn nước, giám sát hạn hán, xâm nhập mặn và tác động, ảnh hưởng của El Nino; cung cấp cho Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu thông tin dữ liệu để giám sát nguồn nước trên các lưu vực sông, đặc biệt là các lưu vực sông xuyên biên giới; dữ liệu nhiệt độ, độ cao, hàm lượng muối bề mặt biển trên toàn bộ Biển Đông phục vụ nghiên cứu El Nino…
Cựu Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai được đề nghị giảm án
Ngày 23/5, HĐXX TAND cấp cao tại Hà Nội tiếp tục xét xử phúc thẩm vụ án xảy ra tại BV tỉnh Đồng Nai, Công ty CP Tiến bộ Quốc tế (AIC) và các đơn vị có liên quan.
Xem thêm: Đề nghị buộc bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn bồi thường hơn 100 tỷ đồng
VKS đề nghị tòa buộc cựu Tổng giám đốc AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn bồi thường hơn 100 tỷ đồng, 2 cựu Phó tổng giám đốc AIC Trần Mạnh Hà và Hoàng Thị Thúy Nga mỗi người 15 tỷ đồng. VKS nhận định việc tuyên buộc AIC phải bồi thường là phù hợp nên không có căn cứ chấp nhận kháng cáo của Công ty AIC.
Xem thêm: Cựu Phó Tổng giám đốc AIC khai cùng Nguyễn Thị Thanh Nhàn gặp gỡ lãnh đạo tỉnh
VKS đề nghị HĐXX chấp nhận 1 phần kháng cáo của bị cáo Phan Huy Anh Vũ, giảm 1 phần hình phạt cho Vũ về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”; giữ nguyên hình phạt về tội “Nhận hối lộ”.
Đối với bị cáo Huỳnh Tuấn Anh và Lê Thị Hương, VKS đề nghị giữ nguyên mức án cũ nhưng cho hưởng án treo. Đối với 2 bị cáo còn lại có đơn kháng cáo là Lê Chí Tuân, Vũ Quang Ngọc, VKS đề nghị HĐXX giảm nhẹ một phần hình phạt cho họ.