Huy động thợ lặn Đặc công Hải quân tìm kiếm nạn nhân thứ 5 vụ rơi trực thăng Bell 505
Tối 6/4, Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, cho biết, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Quốc phòng đơn vị đã yêu cầu Bộ Tham mưu Quân khu 3, Biên phòng, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam huy động lực lượng, phương tiện tổ chức tìm kiếm cứu nạn vụ trực thăng Bell-505 (số hiệu VN-8650) rơi tại khu vực biển giáp ranh xã Gia Luận (huyện Cát Hải, TP Hải Phòng).
Xem thêm: Chuyến đi định mệnh của một gia đình
Xem thêm: Trục vớt xong chiếc trực thăng, đã tìm thấy hộp đen
Để thực hiện việc tìm kiếm cứu nạn 5 người, các đơn vị chức năng đã huy động 315 người (Biên phòng 72 người; Hải quân 115 người; Cảnh sát biển 18 người; lực lượng khác 92 người) và 34 phương tiện các loại.
Xem thêm: Nhà sản xuất trực thăng Bell-505 xin hỗ trợ công tác điều tra
Đến 9h22 ngày 6/4, các lực lượng đã tìm được 4 thi thể nạn nhân (gồm Đại tá Chu Quang Minh và 3 khách du lịch, trong đó có 2 nạn nhân đã xác định danh tính là ông Hồ Tá Lực và bà Nguyễn Thị Hội); trục vớt được các mảnh vỡ của máy bay, còn 1 người chưa tìm thấy.
Xem thêm: Tour đi trực thăng ở Hạ Long được bảo hiểm lên đến 30 triệu USD/vụ
Các lực lượng đang sử dụng thợ lặn của Đặc công Quân chủng Hải quân và lưới rê của ngư dân tìm kiếm nhưng chưa có kết quả.
Vào lúc 10h40 cùng ngày lực lượng chức năng đã tìm thấy một phần chân và giày của nạn nhân thứ 5.
Đến chiều qua, các lực lượng chức năng đã trục vớt được chiếc trực Bell-505 tại vùng biển giáp ranh quần đảo Cát Bà (Hải Phòng) và vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). Ngoài ra, tại khu vực gần hiện trường trục vớt chiếc trực thăng, một số ngư dân còn vớt được một số mảnh vỡ của máy bay, vật dụng của nạn nhân
Việt Nam yêu cầu gỡ bỏ nội dung sai sự thật trong phim về MH370
Chiều 6/4, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã trả lời câu hỏi của phóng viên TTXVN đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam về thông tin bộ phim tài liệu về quá trình tìm kiếm máy bay số hiệu MH370 của Malaysia có nội dung không chính xác, cho rằng Việt Nam không hợp tác trong việc hỗ trợ tìm kiếm máy bay.
Phó Phát ngôn Phạm Thu Hằng nêu rõ: Ngay sau khi xảy ra vụ việc máy bay MH370 của Hãng Hàng không Malaysia Airlines bị mất tích, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã khẩn trương, chủ động lên các phương án ứng phó, tích cực chia sẻ thông tin và phối hợp với phía Malaysia cũng như các quốc gia mong muốn triển khai tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên quy mô lớn, đồng thời hỗ trợ phóng viên nước ngoài tham gia đưa tin.
“Những nỗ lực của Việt Nam vào thời điểm đó đã được cộng đồng quốc tế và dư luận báo chí trong và ngoài nước ghi nhận. Cho tới nay, các cơ quan chức năng chưa hề đưa ra bất cứ một kết luận nào về vụ việc mất tích của máy bay MH370. Do đó, bộ phim tài liệu “MH370, chiếc máy bay biến mất” đưa ra những nhận định khi chưa có kết luận chính thức của các cơ quan chức năng là sai sự thật, không có cơ sở, không phản ánh đúng nỗ lực của các cơ quan chức năng của Việt Nam và khiến dư luận Việt Nam bất bình.
Chúng tôi yêu cầu công ty sản xuất và nhà làm phim phản ánh chính xác những đóng góp của Việt Nam trong công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn máy bay MH370 của Malaysia và gỡ bỏ, sửa đổi những nội dung không phù hợp,” Phó Phát ngôn Phạm Thu Hằng nhấn mạnh.
Bà Nguyễn Phương Hằng và 4 đồng phạm bị truy tố, vợ chồng Thủy Tiên và Đàm Vĩnh Hưng yêu cầu bồi thường 88 tỷ đồng.
Ngày 6/4, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND TP.HCM đề nghị truy tố bị can Nguyễn Phương Hằng (52 tuổi, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam) và 4 đồng phạm về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo điều 331 Bộ luật Hình sự.
Xem thêm: Đề nghị truy tố bị can Nguyễn Phương Hằng và 4 đồng phạm
Xem thêm: Bị can Nguyễn Phương Hằng khai lý do xúc phạm ca sĩ Vy Oanh
Cơ quan CSÐT Công an TP.HCM xác định, bị can Nguyễn Phương Hằng đóng vai trò chủ mưu. Các bị can Nguyễn Thị Mai Nhi (40 tuổi, trợ lý của Nguyễn Phương Hằng), Lê Thị Thu Hà (31 tuổi, nhân viên Công ty CP Ðại Nam), Huỳnh Công Tân (29 tuổi, Trưởng phòng Truyền thông Công ty CP Ðại Nam), Tiến sĩ luật Đặng Anh Quân (giảng viên Trường đại học Luật TP.HCM) có vai trò đồng phạm, giúp sức cho Nguyễn Phương Hằng thực hiện hành vi phạm tội.
Cùng ngày, Viện KSND TP.HCM đã nhận kết luận điều tra và hồ sơ vụ án đồng thời quyết định tạm giam bị can Nguyễn Phương Hằng thêm 19 ngày.
Liên quan đến vụ án, theo kết luận điều tra, bà Trần Thị Thủy Tiên (ca sĩ Thuỷ Tiên) và chồng là ông Lê Công Vinh yêu cầu Nguyễn Phương Hằng và đồng phạm bồi thường tổn thất về vật chất là 30,4 tỷ đồng; bồi thường tổn thất về tinh thần do các phát ngôn xúc phạm 2 vợ chồng là 14,9 tỷ đồng.
Xem thêm: Đàm Vĩnh Hưng, vợ chồng Thủy Tiên yêu cầu Phương Hằng bồi thường hơn 88 tỷ đồng
Ông Huỳnh Minh Hưng (ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng) yêu cầu bị can Hằng và đồng phạm xin lỗi công khai và bồi thường thiệt hại về vật chất 43 tỷ đồng do các phát ngôn của bà đã xúc phạm ông.
Cũng liên quan vụ án, ông Nguyễn Hữu Toàn (anh trai Nguyễn Phương Hằng) đã có đơn xin bảo lãnh cho bị can Hằng được tại ngoại. Theo ông Toàn, trong thời gian bị tạm giam, Nguyễn Phương Hằng từng được đưa đi cấp cứu, được chẩn đoán mắc bệnh u xơ tử cung, rối loạn tiền đình, trầm cảm... và sụt cân.
Ông Toàn cho rằng, Nguyễn Phương Hằng có nhiều đóng góp cho xã hội, nhiều lần tự viết đơn xin tại ngoại, cam kết không tái phạm, đã thành khẩn khai báo, địa chỉ cư trú rõ ràng, chưa có tiền án, tiền sự...
Bộ TT&TT chỉ ra 6 vi phạm của TikTok tại Việt Nam, sẽ xử lý nghiêm
Trong buổi họp báo chiều 6/4, đại diện Cục Phát thanh Truyền hình & Thông tin điện tử (PTTH&TTĐT), thuộc Bộ Thông tin & Truyền thông đã chỉ ra những vi phạm của TikTok tại Việt Nam và kế hoạch kiểm tra, xử lý nền tảng này trong thời gian tới.
Xem thêm: TikTok ảnh hưởng độc hại tới nền giải trí Việt trước ngày bị thanh tra
Theo đó, TikTok không có biện pháp kiểm soát hiệu quả những nội dung vi phạm liên quan đến chính trị, chống phá Đảng, Nhà nước; tin giả; nội dung nhảm nhí, độc hại, thậm chí là gây nguy hiểm với trẻ em.
Xem thêm: Quảng cáo bán dâm, chợ tình online tràn lan TikTok
Sử dụng thuật toán phân phối nội dung tự động để tạo xu hướng (trend) nhằm phát tán những nội dung giật tít, câu view, bất chấp đó là nội dung độc hại, phản cảm, gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng và giới trẻ.
Xem thêm: Con đòi cha mẹ cho chơi TikTok vì 'các bạn trend nào cũng biết'
Không có biện pháp kiểm soát hiệu quả để ngăn chặn hoạt động kinh doanh, buôn bán, quảng cáo hàng giả, hàng nhái….
Không quản lý hoạt động của các idol TikTok, nhiều idol TikTok có xu hướng sản xuất những nội dung nhảm nhí, thiếu văn hóa để nhắm vào sự hiếu kỳ của người xem, thậm chí còn tạo trend để thu lời từ những nội dung này.
Xem thêm: Bộ Công Thương, Tổng cục Thuế sẽ cùng tham gia thanh tra TikTok
Không có biện pháp kiểm soát hiệu quả các nội dung vi phạm bản quyền, đặc biệt là các nội dung trích từ phim.
Không có biện pháp quản lý để người dùng tự ý sử dụng hình ảnh riêng tư, cá nhân của người khác để tung tin giả, hoặc bôi nhọ, xúc phạm người khác.
Xem thêm: TikTok bị thanh tra những gì ở Việt Nam
Việc TikTok sử dụng thuật toán phân phối nội dung rất rộng ảnh hưởng tới người xem, mạng xã hội", đại diện Cục PTTH&TTĐT nhận định.
Thuật toán của TikTok được nhiều nhà nghiên cứu, chính phủ nhiều nước chỉ ra là có tính gây nghiện. Ngoài ra, thuật toán này còn tạo ra những trào lưu nguy hiểm, đánh vào thị hiếu, tác động và ảnh hưởng tới người dùng nói chung.
Xem thêm: Lên TikTok thấy ai cũng là CEO, kiếm tiền tỷ mỗi tháng
Cục cho biết đang phối hợp với các bộ, ngành để kiểm soát về vấn đề kinh tế, kỹ thuật. Cụ thể, có thể kiểm soát các hoạt động kinh doanh trên TikTok, hay chặn truy cập về mặt kỹ thuật.
Xem thêm: Tràn lan từ lóng gợi ý nội dung khiêu dâm, đồi trụy trên TikTok
Về kế hoạch trong thời gian tới, cơ quan này cho biết sẽ có nhiều biện pháp xử lý theo các quy định tại Nghị định 72/2013 và Nghị định 70/2021.