Xử lý hơn 100 người đăng tin sai sự thật về vụ tấn công ở Đắk Lắk
Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, từ 12/6 đến 17/6, các đơn vị thuộc công an tỉnh đã phát hiện, xử lý hơn 100 trường hợp đăng tải các thông tin sai sự thật liên quan đến vụ tấn công 2 trụ sở xã ở huyện Cư Kuin.
Xem thêm: Vạch trần bộ mặt thật của nhóm "Người Thượng vì công lý - MSFJ"
Các trường hợp vi phạm chủ yếu chia sẻ lại thông tin từ các trang mạng xã hội như Facebook, TikTok nhằm mục đích "câu like", tăng tương tác.
Xem thêm: Vụ tấn công trụ sở xã ở Đắk Lắk: Vợ ôm mặt khóc, đưa chồng đi đầu thú
Xem thêm: Lời kể của người dân dũng cảm cứu cán bộ Công an xã ở Đắk Lắk
Phần lớn các trường hợp sau khi được giải thích đã tự gỡ bỏ bài đăng và cam kết không tái phạm. Một số trường hợp cá biệt đã bị cơ quan chức năng xử phạt theo quy định.
Xem thêm:
Trước trình trạng này, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Đắk Lắk khuyến cáo người dân khi sử dụng mạng xã hội cần kiểm tra nguồn tin, tính chính xác, không tin, nghe theo lời các đối tượng xấu.
Xem thêm:
Tính đến ngày 17/6, 62 nghi phạm đã bị các lực lượng chức năng bắt giữ, thu giữ nhiều vũ khí quân dụng, súng tự chế, dao, vật liệu nổ…
Đồng loạt khởi công 3 tuyến cao tốc ở phía Nam
UBND TP HCM và UBND các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đắk Lắk đã phối hợp cùng Bộ Giao thông Vận tải tổ chức lễ khởi công đồng loạt 3 dự án giao thông quan trọng, gồm: Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TP HCM; Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1 và Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.
Xem thêm: Người dân tất bật dọn và chuyển đồ trước ngày khởi công dự án Vành đai 3
Xem thêm: Giá bồi thường đất làm dự án vành đai 3 qua TP Thủ Đức ở mức nào?
Lễ khởi công được kết nối trực tuyến từ điểm cầu chính tại TP HCM (khởi công Dự án đường Vành đai 3) kết nối với các điểm cầu tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (khởi công Dự án Biên Hòa - Vũng Tàu) và Đắk Lắk (khởi công Dự án Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột).
Việc khởi công các dự án cao tốc này sẽ góp phần nối dài cao tốc cả nước, mục tiêu đến năm 2030 phấn đấu có khoảng 5.000km.
Xem thêm: Dự án đường Vành đai 3 TPHCM trước ngày khởi công
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 3 dự án trọng điểm đồng loạt tổ chức khởi công hôm nay có tổng chiều dài 247km, tổng vốn đầu tư 115.000 tỉ đồng. Đây là chuỗi dự án trọng điểm của ngành giao thông.
Đặc biệt, cả 3 dự án này đều được áp dụng cơ chế đặc thù, như: đẩy mạnh phân cấp phân quyền, giao cho các địa phương; áp dụng cơ chế huy động tổng lực các nguồn lực, trong đó có nguồn vốn phân bổ từ Trung ương và địa phương, tăng thu, tiết kiệm chi, nguồn vốn đầu tư trung hạn, các nguồn vốn hợp pháp khác, vốn cho chương trình phục hồi sau đại dịch; áp dụng chỉ định thầu rút ngắn thời gian khởi công dự án.
Áp giá trần vé máy bay nội địa, thịt heo không thuộc diện bình ổn giá
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc vừa thay mặt Chính phủ ký báo cáo gửi UBTV Quốc hội về tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự án Luật Giá (sửa đổi).
Cụ thể, thống nhất không đưa mặt hàng sữa dành cho người cao tuổi và thịt lợn (heo) vào danh mục hàng hóa bình ổn giá tại dự thảo luật. Thống nhất việc định giá dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa theo hình thức giá tối đa (giá trần) như dự thảo luật đã trình Quốc hội cho ý kiến.
Xem thêm: Thịt "nuôi cấy" - tương lai của ngành công nghiệp chăn nuôi?
Xem thêm: Sản xuất kiểu may rủi, rớt giá người chăn nuôi thiệt nhất
Cùng với đó, thống nhất việc định giá sách giáo khoa theo hình thức giá tối đa (giá trần) như dự thảo luật đã trình Quốc hội cho ý kiến.
Trước đó, thảo luận tại hội trường ngày 23/5, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng thịt lợn (heo), sữa cho người cao tuổi trong diện hàng bình ổn giá của Nhà nước là không phù hợp. Thay vào đó, danh mục hàng bình ổn giá nên là danh sách mở, không nên cố định trong luật và giao Bộ Tài chính quyết mặt hàng nào sẽ bình ổn.
Xem thêm: Giá sách giáo khoa lớp 4, 8, 11 cao: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam nói gì?
Giá dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa là vấn đề được một số đại biểu Quốc hội quan tâm, cho ý kiến. Trong đó có ý kiến đề nghị nên bỏ quy định về khung giá, đưa mặt hàng này thực hiện hoàn toàn theo cơ chế thị trường.
Xem thêm: 'Không xử lý hiện tượng 'đi đêm', sẽ có vụ Việt Á trong ngành giáo dục'
Về sách giáo khoa, có ý kiến đề nghị quy định khung giá đối với sách giáo khoa bởi theo Luật Giá hiện hành, sách giáo khoa không phải là mặt hàng do Nhà nước định giá.
Xem thêm: Định giá sách giáo khoa, GS Nguyễn Minh Thuyết nói doanh nghiệp... ngã ngửa
Thực tế, sách giáo khoa là mặt hàng có phạm vi ảnh hưởng rất rộng, giá mặt hàng này tác động trực tiếp đến người dân, trong đó có người thu nhập thấp. Vì vậy, cần thiết phải kiểm soát, điều tiết giá để bảo đảm không tác động tiêu cực đến người tiêu dùng.