Đề xuất cho CQĐT áp dụng biện pháp khẩn cấp phong tỏa tài sản tham nhũng
Trong báo cáo tổng hợp gửi Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực… Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam kiến nghị cho phép cơ quan điều tra áp dụng biện pháp khẩn cấp phong tỏa tài sản ngay từ giai đoạn xác minh vụ việc, nhằm thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.
Xem thêm: Tổng Thanh tra Chính phủ nói về chống 'lợi ích nhóm', 'tham nhũng chính sách', 'sân sau'
Xem thêm: Thanh tra Chính phủ đề xuất đổi tên Cục Phòng, chống tham nhũng
MTTQ Việt Nam đánh giá việc thu hồi tài sản đạt nhiều kết quả tích cực song còn nhiều mặt hạn chế. Điển hình là khối lượng tài sản phải thu hồi trong các vụ án rất lớn nhưng tới thời điểm giải quyết, tài sản phải thu hồi còn lại rất ít hoặc không còn để đảm bảo thu hồi. Trong khi đó, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn, tẩu tán tài sản còn thấp.
Xem thêm: Chủ tịch nước: Còn nhiều vụ tham nhũng đang xử lý, sẽ sớm công bố
Về mặt chính sách pháp luật, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam kiến nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu sửa đổi, bổ sung theo hướng cho phép cơ quan điều tra áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm giữ, tạm ngừng giao dịch tài khoản, tạm thời kê biên tài sản/phong tỏa tài khoản ngay từ giai đoạn xác minh, giải quyết nguồn tin về tội phạm và trong một thời hạn cụ thể, trước khi áp dụng các quy định tại Bộ luật Hình sự hiện hành.
Xem thêm: Tổng Thanh tra Chính phủ nói về chống 'lợi ích nhóm', 'tham nhũng chính sách', 'sân sau'
Ngoài ra, đề nghị bổ sung cơ chế động viên, khuyến khích người phạm tội tự nguyện giao nộp lại tài sản đã chiếm đoạt, tự nguyện khắc phục hậu quả thiệt hại đã gây ra.
MTTQ Việt Nam cho rằng cần có sự phối hợp với cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cũng như các tổ chức quốc tế để xác minh, truy tìm tài sản, thực hiện việc tương trợ tư pháp về hình sự đối với tài sản, tài khoản người phạm tội tẩu tán ra nước ngoài.
Xem thêm: Park Chung-hee: Chống tham nhũng tới cùng và "kỳ tích sông Hán"
Với Chính phủ, MTTQ Việt Nam kiến nghị xem xét, nghiên cứu cơ chế khởi kiện đối với cá nhân, tổ chức gây ra thất thoát, thiệt hại tài sản đối với Nhà nước để yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Thường trực Tỉnh ủy Nghệ An yêu cầu báo cáo vụ án cô giáo Lê Thị Dung
Thường trực Tỉnh ủy Nghệ An yêu cầu các ngành báo cáo toàn diện vụ án liên quan đến bà Lê Thị Dung bị tuyên 5 năm tù do gây thất thoát ngân sách gần 45 triệu đồng.
Thường trực Tỉnh ủy Nghệ An đề nghị bảo đảm tính độc lập của tòa án theo thẩm quyền xét xử, thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập, tuân thủ theo pháp luật. Xét xử vụ án theo thủ tục phúc thẩm phải đúng quy định pháp luật, đúng người, đúng tội, chặt chẽ, đảm bảo công bằng, khách quan, thấu tình đạt lý, tạo được sự đồng thuận trong xã hội.
Xem thêm: Giám đốc trung tâm lĩnh 5 năm tù vì 45 triệu: Lãnh đạo Sở GD-ĐT Nghệ An nói gì?
Ông Trần Quốc Cường - Chánh văn phòng Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị này đã nhận được báo cáo của TAND huyện Hưng Nguyên về vụ án bị cáo Lê Thị Dung (nguyên GĐ Trung tâm GDTX) bị tuyên án 5 năm tù gây xôn xao dư luận.
Xem thêm: Vụ cô giáo lĩnh 5 năm tù vì 45 triệu đồng: Vì sao phải tạm giam?
Trong báo cáo, TAND huyện Hưng Nguyên cho biết đã tổ chức xét xử vụ án, áp dụng các điều luật và quyết định là của hội đồng xét xử.
TAND huyện Hưng Nguyên đã tiếp nhận đơn kháng cáo của bị cáo Lê Thị Dung. Sau khi có đơn kháng cáo từ bị cáo, sẽ diễn ra phiên tòa phúc thẩm vụ án theo đúng trình tự luật tố tụng.
Xem thêm: Những nội dung nguyên Giám đốc Trung tâm GDTX kháng cáo sau bản án 5 năm tù
Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An Trần Ngọc Sơn cho biết, trong vụ án này bị cáo Lê Thị Dung bị truy tố Khoản 2 và luật quy định mức án từ 5 đến 10 năm. Do bị cáo chỉ có 1 tình tiết giảm nhẹ nên không thể xét xử dưới khung hình phạt.
Ông Sơn nói thêm, trong phiên tòa xét xử phúc thẩm sắp tới, nếu xuất hiện tình tiết giảm nhẹ mới thì mức án sẽ thay đổi.
Áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu và tan dần
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều 7/5) áp thấp nhiệt đới đã suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực giữa Biển Đông.
Hồi 16 giờ, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở khoảng 13,1 độ vĩ bắc; 115,5 độ kinh đông. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 39km/giờ).
Dự báo trong 24 đến 48 giờ tới, vùng áp thấp di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km, cường độ tiếp tục suy yếu thêm.
Hôm nay, thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai đã yêu cầu các tỉnh ven biển từ Quảng Bình đến Kiêng Giang theo dõi diễn biến của áp thấp nhiệt đới; quản lý, kiểm đếm phương tiện ra khơi, thông báo cho chủ tàu thuyền hướng đi của áp thấp nhiệt đới để chủ động thoát khỏi khu vực nguy hiểm.
Theo cơ quan khí tượng, do ảnh hưởng của El Nino nên năm nay số lượng, cường độ bão, áp thấp nhiệt đới sẽ ít hơn giai đoạn 2020-2022 (trung bình mỗi năm có 12-13 cơn, trong đó 5-6 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam). Bão chỉ xuất hiện từ giữa tháng 6, trong đó từ tháng 8 đến tháng 10 có 6-7 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, tác động chủ yếu đến miền Bắc và miền Trung.
Hôm nay xét xử vụ Hoa hậu Thùy Tiên bị kiện đòi 2,4 tỷ đồng.
Theo thông tin từ TAND quận Gò Vấp, vụ Hoa hậu Thùy Tiên bị kiện đòi 2,4 tỷ đồng được Tòa đưa ra xét xử vào hôm nay.
Xem thêm: Diễn biến mới vụ hoa hậu Thùy Tiên bị khởi kiện đòi 2,4 tỷ đồng
TAND quận Gò Vấp, TP HCM đã gửi giấy triệu tập nguyên đơn Đặng Thùy Trang, bị đơn Nguyễn Thúc Thùy Tiên của vụ tranh chấp hợp đồng vay tài sản và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng từ giữa tháng 4.
Xem thêm:Bà Thuỳ Trang lên tiếng về kiến nghị xử phạt hành chính của hoa hậu Thùy Tiên
Xem thêm:Hoa hậu Thùy Tiên làm việc với Sở Thông tin Truyền thông tỉnh Lâm Đồng
Luật sư Nguyễn Quốc Phú và Trần Văn Hiếu là đại diện của bà Đặng Thùy Trang sẽ tham dự phiên tòa. Đại diện của Hoa hậu Thùy Tiên, Luật sư Ngô Huỳnh Phương Thảo, sẽ tham dự phiên tòa.
Từ tháng 11/2022, Tòa án nhân dân Quận Gò Vấp thông báo thụ lý vụ tranh chấp hợp đồng vay tiền giữa nguyên đơn là bà Đặng Thùy Trang và bị đơn là bà Nguyễn Thúc Thùy Tiên.
Xem thêm: Hoa hậu Thùy Tiên lần đầu tiết lộ chuyện bị quấy rối năm 6 tuổi
Trong đơn khởi kiện, bà Trang cho rằng tháng 6/2017, bà Tiên vay của bà Trang 1,5 tỷ đồng để tham gia cuộc thi Hoa khôi Nam Bộ 2017. Theo thỏa thuận, bà Tiên sẽ trả nợ bà Trang sau một năm kể từ khi nhận nợ nhưng cuối cùng không thanh toán. Bà Trang yêu cầu được bồi thường 2,4 tỷ (1,5 tỷ tiền nợ và 900 triệu đồng thiệt hại tinh thần).
Xem thêm: Mẹ Hoa hậu Thùy Tiên: 'Tôi không hề bỏ rơi con gái'
Trong tâm thư gửi đến công chúng hồi tháng 11/2022, Hoa hậu Thùy Tiên từng viết: "Ở tuổi 18-19, trước những người bước đến cuộc đời mình, tôi luôn nghĩ họ sẽ luôn dành sự thương yêu và lòng tốt vì vậy tôi đã không lo nghĩ bất kỳ điều gì. Tôi đặt bút ký bằng với tất cả niềm tin, tôi bị hại nhưng vẫn không hề hay biết ở thời điểm đó. Hợp đồng dù đã ký nhưng tôi xin khẳng định rằng chưa nhận bất cứ khoản tiền nào và cũng không hề nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào như lời bà Đặng Thùy Trang đã hứa".