Thời sự 24 giờ: Hôm nay xét xử bà Nguyễn Phương Hằng; Vụ bắt cóc sát hại bé 21 tháng: chưa có thông tin nghi phạm đã tự tử

Tổng hợp| 21/09/2023 06:00

Hôm nay, TAND TP.HCM mở phiên tòa xét xử bị báo Nguyễn Phương Hằng (Tổng Giám đốc Công ty CP Đại Nam) cùng 4 đồng phạm. Phiên tòa dự đoán thu hút sự quan tâm của dư luận.

Hôm nay xét xử bà Nguyễn Phương Hằng

Hôm nay, TAND TP.HCM mở phiên tòa xét xử bị báo Nguyễn Phương Hằng (Tổng Giám đốc Công ty CP Đại Nam) cùng 4 đồng phạm.

Các bị cáo bị đưa ra xét xử về tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Xem thêm: Một năm khuấy đảo MXH tới ngày vướng lao lý của bà Nguyễn Phương Hằng

nguyen-phuong-hang-40-7601-1676966575799689664198-1679625484000427921723-16824066533081536432020-1685588939291229499552-1695128250466798492714.jpg
Bị cáo Nguyễn Phương Hằng.

Xem thêm: Chỉ có quản lý bằng pháp luật hoạt động livestream mới đi vào nề nếp

Bị cáo Nguyễn Phương Hằng có 1 luật sư bào chữa là ông Hồ Nguyên Lễ. Bị cáo Đặng Anh Quân có 3 luật sư tham gia bào chữa là ông Nguyễn Ngọc Lâm, ông Nguyễn Tri Thắng và bà Lê Thị Quỳnh Anh.

Ông Huỳnh Công Tân, bà Nguyễn Thị Mai Nhi và bà Lê Thị Thu Hà không mời luật sư bào chữa.

Xem thêm: Trước phiên xét xử Nguyễn Phương Hằng và đồng phạm, TAND TP.HCM lưu ý gì?

Tòa án cũng triệu tập nghệ sĩ Hoài Linh, ca sĩ Vy Oanh, bà Ðặng Thị Hàn Ni, ca sĩ Ðàm Vĩnh Hưng, ca sĩ Thủy Tiên cùng chồng là cựu cầu thủ Lê Công Vinh, ông Nguyễn Đức Hiển - Phó TBT báo Pháp Luật TP.HCM, bà Ðinh Thị Lan, bà Lê Thị Giàu, bà Trương Việt Hà, ông Huỳnh Uy Dũng (Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đại Nam - chồng bà Hằng), ông Nguyễn Đình Kim đến tham dự phiên tòa với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.

Xem thêm: Tại sao bà Nguyễn Phương Hằng không bị xử lý về tội vu khống?

Ông Phạm Ngọc Duy, Chánh Văn phòng TAND TP.HCM nhận định, phiên xử vụ án có điểm "đặc biệt" vì bị cáo Phương Hằng và nhiều người có nghĩa vụ, quyền lợi liên quan là người nổi tiếng hoặc nghệ sĩ nên nhận được sự quan tâm lớn từ dư luận.

TAND TP.HCM khuyến cáo người dân người dân quan tâm đến phiên tòa có thể theo dõi qua phương tiện thông tin đại chúng, tránh tụ tập trước cổng trụ sở tòa án có thể ảnh hưởng đến việc lưu thông.

Công an tỉnh Hưng Yên nói chưa có thông tin nghi phạm bắt cóc bé 21 tháng tuổi, đã tự tử

Chiều tối 20/9, lãnh đạo Công an tỉnh Hưng Yên khẳng định, chưa có thông tin chính thức về việc nghi phạm bắt cóc và sát hại bé 21 tháng tuổi tại Gia Lâm (Hà Nội) đã nhảy cầu tự tử tại địa bàn tỉnh Hưng yên. Nếu có thì phải vớt được thi thể nghi phạm mới xác định được cụ thể.

Xem thêm: Tìm thấy thi thể cháu bé bị bắt cóc ở Hà Nội

cdnphoto.dantri.com.vn-tsh2-yavwlgsm9w4yf8nepvfde0-2023-09-20-_37982996917237574980681274321525904722882751n-1695216352583(1).jpeg
Hình ảnh nghi phạm Giáp Thị Huyền Trang qua camera.

Xem thêm: Danh tính nghi phạm bắt cóc bé gái ở Hà Nội để tống tiền rồi sát hại

Vụ bắt cóc và sát hại bé 21 tuổi gây rúng động dư luận chiều 20/9, bước đầu danh tính nghi phạm bắt cóc nạn nhân là Giáp Thị Huyền Trang (27 tuổi, quê huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang). Lãnh đạo Công an huyện Tân Yên cho biết, tại địa phương, Trang chưa có tiền án tiền sự.

Xem thêm: Cận cảnh hiện trường phát hiện thi thể cháu bé 21 tháng tuổi bị sát hại

Trang được gia đình bé gái thuê làm giúp việc. Chiều 19/9, nghi phạm bắt cóc bé gái rời khu đô thị cao cấp ở huyện Gia Lâm, Hà Nội. Hình ảnh từ camera giám sát cho thấy, thời điểm trên, Trang mặc áo dài tay màu tím, quần dài, đội mũ, đeo khẩu trang kín mặt và đi xe máy màu trắng.

Xem thêmVụ bé gái nghi bị bắt cóc, sát hại: Lời kể của người dân ở hiện trường

Sau khi bắt cóc cháu bé, nghi phạm đòi gia đình đưa 1,5 tỷ đồng, gia đình đã đưa 350 triệu đồng. nhưng đến sáng 20/9, thi thể bé gái được tìm thấy tại một ao nước ở thôn Đồng Quê, xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.

Xem thêm: Nhân chứng kể phút "giáp mặt" nghi phạm bắt cóc bé gái 21 tháng tuổi

Qua truy vết, lực lượng chức năng xác định đối tượng khi ở trên địa bàn xã Mễ Sở đã ghé vào một tiệm tạp hóa để mua quần áo mới.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị không hợp thức hóa chung cư mini

Trong buổi trao đổi về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 20/9, khi đề cập tới loại hình nhà ở cho thuê nhiều căn hộ (chung cư mini) sau vụ cháy khiến 56 người tử vong ở phố Khương Hạ (quận Thanh Xuân), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã đề nghị Ủy ban Pháp luật rà soát lại dự án Luật Nhà ở, dứt khoát không hợp thức hóa chung cư mini.

Cùng với đó, Hà Nội cũng cần có tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng, quy hoạch khác biệt so với địa phương khác.

Xem thêm: Hà Nội còn 2.000 chung cư mini, lo ngại thủ đô phát triển khó kiểm soát

chung-cu-miningoc-tan-1694599137427_11zon.jpg

Xem thêm: Xâm nhập 'thủ phủ' chung cư mini không phép ở ngoại thành Hà Nội

Tiếp thu nội dung trên, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đồng tình việc quy định tiêu chuẩn, tiêu chuẩn trong quy hoạch là rất quan trọng, đặc biệt sau vụ cháy chung cư mini vừa qua.

Xem thêm: Sai phạm xây dựng tại chung cư mini: Nghi vấn lập biên bản cho đủ hồ sơ

Theo ông Dũng, trong vụ việc này, giấy phép xây dựng cho chủ nhà xây 6 tầng nhưng thực tế đã xây thành 9 tầng, đây là hành vi vi phạm. Dù vậy, trong điều kiện hạ tầng giao thông chỉ có 2-3m ở khu vực này, ông Dũng cho rằng kể cả việc cho phép xây 6 tầng cũng "vô cùng bất cập", mà chỉ nên cho xây 2-3 tầng.

Xem thêm: Bỏ tiền tỷ mua chung cư mini chưa được 'khai sinh', không khác gì ở thuê dài hạn

Bí thư Hà Nội đề nghị giao cho thành phố quyết định những vấn đề về quy chuẩn, tiêu chuẩn quy hoạch cụ thể, vào những địa bàn cụ thể nhằm đảm bảo an ninh, an toàn lâu dài.

Xử lý tổ chức, cá nhân sau vụ cháy chung cư mini

Sau khi kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với 3 tổ chức Đảng tại quận Thanh Xuân, Hà Nội sẽ xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý Nhà nước về công tác phòng cháy, chữa cháy.

Xem thêm: Công bố nguyên nhân vụ cháy chung cư mini khiến 56 người tử vong

Thông tin trên được Giám đốc Công an Hà Nội, Trung tướng Nguyễn Hải Trung, trao đổi khi tiếp xúc cử tri các quận Bắc Từ Liêm và Tây Hồ trước kỳ họp thứ 6 của Quốc hội, ngày 20/9.

Xem thêm: Hoa hậu Bảo Ngọc nhận nuôi bé gái mất cả gia đình trong vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

chay-ccmn-1695180343343752381394.jpg

Xem thêm: Nữ bác sĩ bị nạn trong vụ cháy chung cư mini đã giơ được ngón tay ra hiệu

Về công tác phòng cháy, ông Trung khẳng định không thể "mất bò mới lo làm chuồng". Hà Nội và Bộ Công an đã có nhiều chỉ đạo liên quan đến công tác phòng cháy, chữa cháy nhưng có những vấn đề "bất khả kháng, chưa có giải pháp thỏa đáng".

Đồng thời, ông khẳng định công trình dù không phải thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy nhưng cũng phải có phương án về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Xem thêm: Hà Nội: Hàng loạt họng nước cứu hỏa 'vô dụng'

Cùng ngày, phát biểu tại phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết trong vụ cháy chung cư mini, giấy phép xây dựng cho chủ nhà xây 6 tầng nhưng thực tế đã xây thành 9 tầng, đây là hành vi vi phạm.

Xem thêm: Tiếp nhận gần 50 tỷ đồng hỗ trợ các nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini

Dù vậy, trong điều kiện hạ tầng giao thông chỉ có 2-3m ở khu vực này, ông Dũng cho rằng kể cả việc cho phép xây 6 tầng cũng "vô cùng bất cập", mà chỉ nên cho xây 2-3 tầng.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 dự kiến 11 môn thi

Tại Hội nghị tổng kết công tac tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2023 và triển khai nhiệm vụ thi năm 2024, ông Nguyễn Ngọc Hà, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho biết kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 dự kiến có 11 môn (bắt buộc - môn tự chọn) là Văn, Toán, Ngoại ngữ, Sử, Lý, Hóa, Sinh, Địa, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ. Trong đó, Ngữ văn thi theo hình thức tự luận; các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm.

a-1-trang-18-19-178-16877999978891010503932-1691568651183167333119.jpg

Nội dung đề thi bám sát mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới, chủ yếu là chương trình lớp 12. Đề thi theo hướng tăng cường đánh giá năng lực, phù hợp với quy định và lộ trình triển khai chương trình phổ thông mới.

Đại diện Cục Quản lý chất lượng cũng cho biết, giai đoạn 2025 - 2030, Bộ GD&ĐT thống nhất phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 trên giấy, đồng thời tăng cường ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin.

Giai đoạn sau 2030, phấn đấu để đến khi tất cả các địa phương trên toàn quốc có đủ điều kiện để tổ chức thi trên máy tính sẽ chuyển sang tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Washington D.C

Ngay sau khi đặt chân tới Washington D.C (Mỹ) vào sáng 19/9 theo giờ địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới trường ĐH Georgetown, một trong những trường đại học thuộc top đầu ở Mỹ, và có bài phát biểu về chính sách tại đây.

Xem thêm: Tổng thống Joe Biden đề cao quan hệ Việt - Mỹ tại phiên họp Liên Hợp Quốc

Nội dung đầu tiên được Thủ tướng khái quát là tình hình thế giới. Ông nhắc đến những yếu tố thuận lợi như hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo; cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cùng xu thế chuyển đổi số, chuyển đổi xanh… đã mở ra nhiều cơ hội mới.

Xem thêm: 'Việt Nam chọn chủ động thích nghi thay vì bị động chống đỡ'

img4089-16951394297632120966089-1695144724127_11zon.jpg

Xem thêmBộ trưởng Thương mại Mỹ: Các doanh nghiệp Mỹ sẽ đầu tư mạnh vào Việt Nam

Nhắc đến những vấn đề toàn cầu phải đối mặt, Thủ tướng nhấn mạnh chỉ có thể giải quyết bằng giải pháp toàn cầu, đó là đoàn kết quốc tế, đề cao chủ nghĩa đa phương.

Nói về những việc Việt Nam cần làm, Thủ tướng nhắc lại nỗ lực vươn lên của một đất nước chịu nhiều đau khổ, mất mát trong chiến tranh nhưng không chịu khuất phục, càng khó khăn càng nỗ lực.

Xem thêm: Mỹ có trách nhiệm hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh

Ông mong Mỹ hỗ trợ thiết thực các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Đồng thời, Thủ tướng khẳng định sẽ khuyến khích, tạo điều kiện các doanh nghiệp Mỹ đầu tư phát triển các dự án lớn, nhất là công nghiệp chế tạo và mở rộng chuỗi cung ứng tại Việt Nam.

Xem thêm: Nghị sĩ Quốc hội Mỹ: 'Việt Nam ngày càng có tiếng nói quan trọng'

Cũng trong ngày, theo giờ địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Gina Raimondo

Chiều 19/9 theo giờ địa phương (sáng 20/9 giờ Việt Nam), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp Hạ nghị sĩ Kevin McCarthy, Chủ tịch Hạ viện Mỹ và Hạ nghị sĩ Michael McCaul, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, tại thủ đô Washington D.C.

Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đề nghị hai bên tăng cường phối hợp, sớm đưa khuôn khổ quan hệ mới đi vào triển khai trên thực tế.

Xem thêm: Việt Nam đặt mục tiêu hình thành 50.000 kỹ sư ngành công nghiệp bán dẫn

Trong đó, Thủ tướng lưu ý chú trọng đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực như kinh tế - thương mại - đầu tư, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, hợp tác bán dẫn, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng, ứng phó với biến đổi khí hậu...

.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Thời sự 24 giờ: Hôm nay xét xử bà Nguyễn Phương Hằng; Vụ bắt cóc sát hại bé 21 tháng: chưa có thông tin nghi phạm đã tự tử
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO