Vì sao phiên tòa xét xử ông Tất Thành Cang phải dời lịch?
Phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với ông Tất Thành Cang (nguyên Phó Bí thư thường trực Thành uỷ TP.HCM) và 9 thuộc cấp của ông Cang tại Văn phòng Thành uỷ và Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận (Công ty Tân Thuận) về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí” dự kiến diễn ra ngày 22/9 sẽ dời sang ngày 10/10/2022. Nguyên nhân là bị cáo Phan Thanh Tâm (cựu Phó chánh VP Thành ủy) vì lý do sức khỏe, và luật sư bị cáo có lý do khách quan nên không thể tham gia phiên tòa.
Xem thêm: Vì sao dời lịch xét xử ông Tất Thành Cang?
Trước đó, Công an TP.HCM đã ban hành kết luận điều tra bổ sung lần 3, chuyển hồ sơ sang VKSND TP.HCM đề nghị truy tố ông Tất Thành Cang và 9 thuộc cấp của ông Cang do liên quan đến vụ mua bán rẻ đất công 32 ha ở xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè và 169.229m2 đất của dự án khu dân cư Ven Sông Tân Phong (quận 7).
Theo kết luận điều tra, các cá nhân tại Công ty Tân Thuận (là công ty Nhà nước) và Văn phòng Thành uỷ TP.HCM đã có sai phạm nghiêm trọng trong vụ bán rẻ 32ha đất công ở xã Phước Kiển và 169.229m2 đất của Dự án khu dân cư Ven Sông Tân Phong cho Công ty CP Quốc Cường Gia Lai.
Xem thêm: Ông Tất Thành Cang: 'Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không phản bội lý tưởng của Đảng'
Tháng 8/20216, Công ty Quốc Cường Gia Lai đề nghị đầu tư theo tỷ lệ 75:25 hoặc xin nhận chuyển nhượng 100% dự án. Bị can Trần Công Thiện (nguyên Tổng giám đốc Công ty Tân Thuận, đã chỉ đạo thuộc cấp thuê Công ty Kiểm toán và Dịch vụ tin học TPHCM xác định giá bình quân là 1,05 triệu đồng/m2. Sau đó Công ty Tân Thuận xây dựng đơn giá chuyển nhượng là 1,25 triệu đồng/m2.
Xem thêm: Ông Tất Thành Cang được giảm 18 tháng tù
Đến tháng 6/2017, Công ty Tân Thuận chuyển nhượng 32ha Phước Kiển cho Công ty Quốc Cường Gia Lai với giá 1,29 triệu đồng/m2, gây thiệt hại cho Nhà nước 215,5 tỷ đồng.
Vụ trưởng Vụ Quan hệ Quốc tế thuộc Văn phòng Chính phủ bị bắt liên quan gì đến vụ “chuyến bay giải cứu”?
Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở và nơi làm việc đối với Nguyễn Thanh Hải (sinh năm 1971 tại Hà Nội; nghề nghiệp: Vụ trưởng Vụ Quan hệ quốc tế, Văn phòng Chính phủ) về tội "Nhận hối lộ", quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự.
Xem thêm: Bắt Vụ trưởng Vụ Quan hệ Quốc tế thuộc Văn phòng Chính phủ
Theo Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an, việc bắt ông Hải được thực hiện khi Cơ quan An ninh điều tra mở rộng điều tra vụ án "Đưa hối lộ, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Bộ Ngoại giao, Hà Nội và các tỉnh, thành phố.
Đến nay, vụ “chuyến bay giải cứu” đã được mở rộng điều tra và bắt giữ nhiều cán bộ tại Cục Lãnh sự. Cuối tháng 1, Bộ Công an khởi tố bà Nguyễn Thị Hương Lan (Cục trưởng Cục Lãnh sự), Đỗ Hoàng Tùng (Phó cục trưởng đơn vị này), Lê Tuấn Anh (Chánh văn phòng của Cục Lãnh sự) và Lưu Tuấn Dũng (Phó phòng Bảo hộ công dân) về tội "Nhận hối lộ".
Khởi tố Khởi tố vụ án bé trai bị thiêu rồi đưa tro cốt cho gia đình
Liên quan đến vụ “gửi con đi chữa bệnh, nhận lại hũ tro cốt”, ngày 20/9/2022, Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết đã khởi tố vụ án xâm phạm thi thể mồ mả, hài cốt, để điều tra dấu hiệu phạm tội trong vụ bé trai được người nhà gửi đi chữa bệnh nhưng bị người chăm nuôi dưỡng, chăm sóc đốt thi thể rồi cho vào hũ tro cốt trao lại cho gia đình.
Xem thêm: Khởi tố vụ án gửi con chữa bệnh nhận lại hũ tro cốt
Hai người bị xác định liên quan vụ án trên là ông Lê Minh Quang, 45 tuổi và bà Cao Thị Thu Bích, 39 tuổi, đang bị cảnh sát làm việc để phục vụ điều tra.
Xem thêm: Hành tung bí ẩn của người đàn ông bị tố 'nhận con chữa bệnh, trả lại tro cốt'
Trước đó, vợ chồng ông N. ở TP Huế có đơn tố giác gửi công an với nội dung, họ gửi con 3 tuổi cho ông Quang chữa bệnh chậm phát triển, tự kỷ nhưng nhận lại hũ tro cốt. Trong đơn, gia đình trình bày, họ biết ông Quang nhận nuôi, có khả năng chữa bệnh trẻ chậm phát triển và tự kỷ nên đã liên hệ nhờ giúp.
Tháng 3/2022, gia đình ông N. giao con trai cho ông Quang chữa bệnh. Chi phí chữa bệnh là 200 triệu đồng/tháng, buộc gia đình đặt cọc trước 3 tháng là 600 triệu đồng.
Xem thêm: Người cha đau đớn kể lại lý do giao con cho người lạ
Tới rạng sáng 25/3, ông Quang phát hiện bé trai đã tử vong. Tuy nhiên, ông không báo với chính quyền, gia đình mà cho thi thể nạn nhân vào trong thùng carton, dán băng keo rồi đưa lên ô tô. Trên xe, ông chuẩn bị thêm than, dầu, xăng cùng xô sắt, rồi mang đi thiêu, sau đó giao hũ tro cốt cho gia đình ông N.
Xem thêm: Ám ảnh lời kể của cháu bé 9 tuổi
Ngoài gia đình ông N, còn có thêm một gia đình khác tại Huế cũng làm đơn tố cáo ông Lê Minh Quang nhận chữa bệnh cho con trai với giá 50 triệu đồng/tháng nhưng lại đánh đập, bạo hành gây nhiều thương tích trên cơ thể.
Vụ phù phép ‘rau sạch’ vào siêu thi: thái độ và ứng xử với người tiêu dùng cũng phải sạch
Liên quan đến vụ phù phép rau chợ đầu mối thành ‘rau sạch’ của Công ty TNHH Nông sản Trình Nhi (còn gọi là Trình Nhi Foods, TNFoods) và đưa đến tiêu thụ tại một số cửa hàng thuộc WinCommerce, 3 Sạch và TikiNGON.
Trao đổi với Zing trưa cùng ngày, đại diện Tập đoàn Masan (đơn vị chủ quản chuỗi WinCommerce) cho biết đã lập tức ngừng nhập và loại toàn bộ hàng hoá của nhà cung cấp Trình Nhi khỏi quầy kệ.
Xem thêm: WinMart và Tiki phản hồi về rau sạch 'dởm'
Tương tự, ông Nguyễn Quách Nhi, Giám đốc kinh doanh ngành hàng thực phẩm và tiêu dùng nhanh TikiNGON khẳng định xin nhận trách nhiệm và cho biết sẽ tiến hành rà soát gắt gao lại một lần nữa chất lượng tất cả nhà phân phối hiện tại. Theo ông, doanh nghiệp đang nhanh chóng lấy mẫu, rà soát lại toàn bộ sản phẩm rau quả và thiết lập quy trình để gửi đi kiểm nghiệm độc lập các chỉ tiêu sinh hóa tại các trung tâm kiểm nghiệm lớn và uy tín hàng tháng.
Theo ghi nhận, các mặt hàng của Trình Nhi đã không còn xuất hiện trên quầy kệ của WinCommerce, 3 Sạch cũng như trên nền tảng thương mại điện tử Tiki. Bên cạnh đó, một số hệ thống phân phối thực phẩm khác như Big C, Tops Market, Go!, Co.opMart, Co.opFood... cũng không có hàng hóa của nhà cung cấp này.
Xem thêm: Vụ rau sạch 'biến hình' vào Winmart, Tiki ngon: Cần xử lý nghiêm!
Đây không phải lần đầu báo chí phản ánh "vấn nạn" nông sản đội lốt "thực phẩm sạch, chất lượng cao". Đã có hiện tượng, đối tượng lợi dụng vào việc mình được cấp giấy phép, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện để sản xuất rau an toàn để thu gom các loại rau không an toàn, từ các nơi khác mà không rõ nguồn gốc xuất xứ và chất lượng để đưa vào cung ứng cho hệ thống siêu thị. Sự việc này đã khiến nhiều người dân hoang mang, bởi với họ, rau trong siêu thị là "hy vọng" gần như duy nhất về độ an toàn thực phẩm.
Dư luận mong muốn các cơ quan quản lý về an toàn thực phẩm, quản lý lý thị trường phải có trách nhiệm vào cuộc, chủ động bảo vệ người tiêu dùng chứ không thể chỉ hô hào người dân làm “người tiêu dùng thông thái”. Các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc kiểm tra, xử lý nghiêm minh hiện tượng này.