Thời sự 24 giờ: Đề xuất thu phí nhà trong ngõ bỗng hóa mặt tiền nhờ mở đường?; Huế cấm mua bán chim phóng sinh trong khuôn viên chùa

Tổng hợp| 31/08/2023 06:00

Tại Hội nghị ĐBQH hoạt động chuyên trách lần thứ 4 xem xét, cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi), có ý kiến đề xuất nên thu phí đối với chủ sử dụng đất do đất đã tăng giá trị nhờ đầu tư cơ sở hạ tầng do Nhà nước thực hiện.

Thừa Thiên Huế: Cấm mua bán chim phóng sinh trong khuôn viên chùa

Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có văn bản gửi Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp, tuyên truyền cho phật tử không mua bán chim phóng sinh.

Theo công văn này thì tình trạng săn bắt các loài chim hoang dã ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Xem thêm: Phóng sinh và phóng tử

7cfddc8745827e42b4ab9b4ab4700b60.jpg

Xem thêm: Phóng sinh sai cách là tạo nghiệp

Ngoài việc săn bắt chim hoang dã bán cho các nhà hàng hoặc nuôi làm cảnh thì việc săn bắt phục vụ cho hoạt động phóng sinh theo tín ngưỡng Phật giáo càng trở nên phổ biến.

Những hoạt động săn bắt chim hoang dã sẽ làm tận diệt các loài, ảnh hưởng đến sự cân bằng của hệ sinh thái tự nhiên.

Xem thêm: Phóng sinh chim, cá: Phúc đức hay thất đức?

Sở NN&PTNT đề nghị Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp thực hiện tuyên truyền để thay đổi nhận thức của Phật tử về phóng sinh, tuyệt đối không mua các cá thể chim để phóng sinh vì đây là hoạt động tiếp tay cho các hành vi săn bẫy chim hoang dã trái phép.

Xem thêm: Nhà chùa xin hãy đừng tổ chức nghi lễ phóng sinh nữa

Sở cũng đề nghị, không cho phép các người dân vào khuôn viên các chùa để mua bán chim phóng sinh. Khi phát hiện mua bán chim hoang dã liên hệ số điện thoại đường dây nóng (08.4477.3030) để phối hợp tiếp nhận, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm.

Đề xuất thu phí nhà trong ngõ bỗng hóa mặt tiền nhờ mở đường?

Sáng 30/8, Hội nghị ĐBQH hoạt động chuyên trách lần thứ 4 xem xét, cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Đại biểu Lê Thanh Hoàn (đoàn Thanh Hóa) đề nghị cần có chính sách thu phí cơ sở hạ tầng. Đây là một loại phí thu đối với chủ sử dụng đất do đất đã tăng giá trị nhờ đầu tư cơ sở hạ tầng do Nhà nước thực hiện.

Xem thêm:

20230509083448-f9ca_wm.jpg

Ông Hoàn cho rằng, chủ sử dụng đất phải trả phí cho cơ sở hạ tầng công cộng mà họ được hưởng lợi trực tiếp. Bởi lẽ, việc xây dựng cơ sở hạ tầng thường do Nhà nước thực hiện và không phải là kết quả đầu tư của tư nhân.

Xem thêm:

Thực tế nhiều dự án nhà ở được hưởng lợi từ việc đầu tư của Nhà nước vào cơ sở hạ tầng, người mua nhà thường gián tiếp phải trả giá nhà tăng theo những tiện ích công cộng đó. Tuy nhiên, người được hưởng lợi lại không phải là Nhà nước mà chỉ là các chủ đầu tư dự án.

Từ đó ông Hoàn đề nghị cần có quy định rõ để xác định khu vực mà chủ sử dụng đất được hưởng lợi từ các công trình công cộng và phải trả phí. Thực tế là các khu vực liên quan tương đối dễ xác định như những khu đất trong ngõ trở thành nhà mặt đường lớn sau khi nhà nước đầu tư mở đường giao thông...

Theo đại biểu, số phí phải nộp có thể được tính toán dựa trên tỷ lệ chi phí đầu tư hạ tầng hoặc trên mức tăng giá trị đất thực tế hoặc dựa vào chính bảng giá đất do chính quyền địa phương ban hành, trên cơ sở so sánh với vị trí cũ.

Khoản phí này có thể thanh toán một lần hoặc phải nộp trong một khoảng thời gian nhất định để có thể được chuyển nhượng hoặc cấp phép xây dựng các tòa nhà. Số tiền thu được có thể dùng để tăng chi hỗ trợ cho những người có đất bị thu hồi và để tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng mới.

Bà Nguyễn Phương Hằng ra tòa ngày 21/9

Theo quyết định xét xử, TAND TP.HCM sẽ mở phiên tòa từ ngày 21/9 và dự kiến kết thúc vào ngày 22/9.

Bà Nguyễn Phương Hằng (tổng giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam), ông Đặng Anh Quân (tiến sĩ luật, giảng viên đại học), ông Huỳnh Công Tân (trưởng phòng truyền thông Công ty cổ phần Đại Nam), bà Nguyễn Thị Mai Nhi (trợ lý của bà Nguyễn Phương Hằng), Lê Thị Thu Hà (nhân viên Công ty cổ phần Đại Nam) bị Viện Kiểm sát nhân dân TP.HCM truy tố về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo khoản 2 điều 331 Bộ luật Hình sự 2015.

Xem thêm: Tòa triệu tập Đàm Vĩnh Hưng, Thủy Tiên tới phiên xét xử Nguyễn Phương Hằng

phuong-hang-jpeg-6314-1693369634.jpg

Xem thêm: Công an TP.HCM tiếp tục điều tra các tài khoản câu 'like' vụ Nguyễn Phương Hằng

Tòa án cũng triệu tập các ông bà: Võ Nguyễn Hoài Linh (nghệ sĩ Hoài Linh), bà Nguyễn Thị Mỹ Oanh (ca sĩ Vy Oanh), bà Ðặng Thị Hàn Ni (cựu nhà báo - luật sư, thạc sĩ luật Hàn Ni), ông Huỳnh Minh Hưng (ca sĩ Ðàm Vĩnh Hưng), bà Trần Thị Thủy Tiên (ca sĩ Thủy Tiên) cùng chồng là Lê Công Vinh, ông Nguyễn Đức Hiển (phó tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM), bà Ðinh Thị Lan, bà Lê Thị Giàu, bà Trương Việt Hà, ông Huỳnh Uy Dũng (chủ tịch hội đồng quản trị Công ty CP Đại Nam), ông Nguyễn Đình Kim đến tham dự phiên tòa với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.

Xem thêm: Không phải bị hại, con trai bà Hằng có được tố cáo ông Dũng 'Lò Vôi'?

Theo nội dung vụ án, bà Hằng đã thực hiện nhiều buổi livestream trên mạng, phát ngôn có nội dung bịa đặt, biết rõ thông tin không đúng sự thật hoặc thông tin chưa được kiểm chứng, xúc phạm nghiêm trọng uy tín, danh dự cá nhân, đưa lên mạng những thông tin thuộc bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư của 10 người.

Xem thêm: Sao Việt bị 'réo tên' vì từ thiện sau ồn ào Nguyễn Phương Hằng giờ ra sao?

Ông Đặng Anh Quân, bà Nguyễn Thị Mai Nhi, bà Lê Thị Thu Hà và ông Huỳnh Công Tân đồng phạm với vai trò giúp sức cho bà Hằng.

EVN được phép tính thêm khoản lỗ hoạt động sản xuất kinh doanh vào giá bán lẻ điện?

Bộ Công Thương vừa gửi Bộ Tư pháp hồ sơ xây dựng quyết định mới thay thế Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg về cơ chế điều chỉnh giá bán điện bình quân.

Một điểm đáng chú ý của dự thảo lần này là việc sửa đổi phương pháp lập giá bán điện bình quân, công thức tính giá bán lẻ điện bình quân gắn với thực tế sản xuất kinh doanh điện.

Xem thêm: EVN đã kiểm điểm trách nhiệm lãnh đạo để thiếu điện ra sao?

evn-tang-gia-dien-them-3-ke-tu-hom-nay-4-5-0.jpg

Xem thêm: EVN phải minh bạch mọi thông tin nếu được phép tự tăng, giảm giá điện

Theo đó, công thức tính giá bán lẻ điện cho phép thu hồi khoản lỗ hoạt động sản xuất kinh doanh điện, bao gồm chênh lệch tỷ giá trong thực hiện hợp đồng mua bán điện, lỗ hoạt động sản xuất kinh doanh điện và các chi phí khác chưa được tính vào giá bán lẻ điện nhưng được xác định trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán.

Xem thêm: 'EVN nhiều lần tăng giá điện nhưng vẫn báo lỗ hàng chục nghìn tỷ

Dẫn trường hợp Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thua lỗ 26.000 tỷ năm 2022, Bộ Công Thương phân tích: Với việc kết quả sản xuất kinh doanh năm 2022 bị lỗ và chi phí năm 2023 tiếp tục bị dồn tích do mức điều chỉnh giá điện chưa đủ thu hồi chi phí đầu vào hình thành giá, trong khi Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg chưa quy định cụ thể về việc xem xét giá thành thực tế sản xuất kinh doanh điện trong tính toán giá điện kế hoạch.

Xem thêm: Ai bù lỗ cho điện?

"Căn cứ quy định hiện hành tại Luật Giá, giá điện cần đảm bảo bù đắp đủ chi phí thực tế và có lợi nhuận hợp lý. Do đó, cần hiệu chỉnh công thức tính giá bán điện bình quân để làm rõ hơn yếu tố gắn với giá thành sản xuất kinh doanh điện", Bộ Công Thương lập luận.

Xem thêm: Những câu chuyện nối dài về điện

EVN vẫn còn khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá từ các năm trước chưa được hạch toán hết. Mức lỗ 26.000 tỷ của EVN năm 2022 còn chưa tính các khoản chênh lệch tỷ giá.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Thời sự 24 giờ: Đề xuất thu phí nhà trong ngõ bỗng hóa mặt tiền nhờ mở đường?; Huế cấm mua bán chim phóng sinh trong khuôn viên chùa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO